Cháy rừng Amazon: Thảm họa của cả thế giới
(Sóng trẻ) – Amazon đang dần bước vào mùa cháy rừng được đánh giá là khởi đầu nghiêm trọng nhất của một thập niên với hơn 10.136 đám cháy chỉ trong vòng 10 ngày đầu tiên của tháng 8.
Tổ chức phi chính phủ Greenpeace đã công bố số liệu phân tích của chính phủ Brazil về tình hình cháy rừng ở Amazon. Theo đó chính phủ nước này đã phát hiện hơn 10.136 đám cháy chỉ trong vòng 10 ngày đầu tiên của tháng 8, tăng 17% so với năm 2019 và tăng 81% so với cùng kỳ năm nái. Con số này đang đặt chính phủ Brazil cũng như toàn thế giới trước lo ngại về một mùa cháy rừng nghiêm trọng nhất trong một thập niên vừa qua.
Tình trạng cháy rừng tại Brazil
Rừng Amazon có tới 60% diện tích thuộc lãnh thổ Brazil. Đây cũng là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Nó là vùng đa dạng sinh học nổi bật bậc nhất thế giới, với rất nhiều loại động, thực vật sinh sống. Khu rừng này hấp thụ một lượng lớn khí carbon dioxide trên thế giới, một loại khí nhà kính được cho là nhân tố lớn nhất gây ra tình trạng biến đổi khí hậu. Do đó các nhà khoa học cho rằng việc bảo tồn rừng Amazon là điều kiện sống còn để đối phó với tình trạng quả đất đang nóng lên.
Những hình ảnh cháy rừng được ghi lại cho thấy tình hình đang hết sức nghiêm trọng
Các nhà khoa học sợ rằng nếu tình trạng mất rừng tại Amazon vẫn cứ tiếp diễn, có thể đẩy tới mức cực đoan, hay còn gọi là "điểm bùng phát", mà sau đó toàn bộ khu vực này sẽ bước vào giai đoạn biến đổi từ rừng nhiệt đới thành rừng xavan (chỉ gồm cỏ, cây bụi và rất ít cây lớn). Và khi kịch bản tồi tệ nhất này xảy ra, khoảng 20 tỉ tấn carbon dioxide sẽ bị thải vào không khí thì toàn nhân loại khó có cách nào duy trì được mức nhiệt tăng lên toàn cầu trong giới hạn từ 1,5 - 2 độ C, một giới hạn để tránh những ảnh hưởng tồi tệ của biến đối khí hậu.
Các nhà khoa học lo ngại về việc diện tích rừng Amazon bị sụt giảm do cháy rừng
Romulo Batista, một chuyên gia cấp cao tại Brazil cho biết: “Đây là kết quả trực tiếp của việc chính phủ nước này thiếu chính sách về môi trường. Đã có nhiều vụ cháy rừng hơn năm nái". Các đám cháy ở Amazon chủ yếu bắt nguồn từ việc đốt phát quang đất rừng. Sau khi khai thác gỗ, các nhà đầu tư sẽ đốt bỏ các cây cỏ còn lại với hi vọng có thể bán cho nông dân và những người chăn nuôi. Khu vực có rừng Amazon cũng đã bước vào mùa khô được nhiều tháng. Đây là thời điểm các đám cháy rất dễ bùng phát vượt tầm kiểm soát. Tuy nhiên những người chủ đất ở đây cho rằng họ đã thấy Tổng thống Brazil, ông Bolsonaro, kêu gọi phát triển thêm ở khu vực Amazon nên việc đốt rừng dọn đất còn được tăng thêm thời gian qua. Do đó nghĩ rằng việc đốt rừng của mình sẽ không bị phạt.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chỉ trích chính phủ Brazil đã không nỗ lực nhiều hơn trong việc bảo vệ khu rừng là lá phổi của nhân loại. Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng bày tỏ quan điểm rất lo ngại về tình trạng rừng Amazon bị phá hủy. Tuy nhiên, tổng thống nước này không nhận bất kỳ hỗ trợ nào do lo ngại về vấn đề chủ quyền đất nước.
Vào tháng 7, chính phủ Brazil đã cấm đốt lửa trong 120 ngày ở các vùng rừng Amazon và Pantanal, nơi các đám cháy cũng đang hoành hành. Đồng thời nước này đã triển khai chiến dịch với sự tham gia của quân đội. Đây là Chiến dịch Green Brazil 2 và do Phó tổng thống Hamilton Mourão đứng đầu, chiến dịch này có sự tham gia của hàng nghìn binh sĩ. Theo Bộ Quốc phòng Brazil, cho đến nay chiến dịch đã thu giữ 28.100 m3 khối gỗ và thu được số tiền phạt hơn 753.000 USD.
Phạm Ngọc Hà
Ảnh: Tổng hợp
Cùng chuyên mục
Bình luận