Chung kết BnW 2015: "Tiến hóa" nhờ "sức đề kháng văn hóa"
(Sóng trẻ) - Cuộc thi tranh luận - hùng biện BnW tiếp tục bước sang năm thứ 3 tổ chức vào chiều nay 19/4. Với chủ đề "Tiến hóa và thoái hóa" cùng đề bài ở vòng Đỉnh cao là "Sức đề kháng văn hóa của giới trẻ Việt Nam", Phạm Đức Anh, sinh viên năm thứ 3 Đại học Nại thương đã dành chiến thắng.
Phạm Đức Anh cùng thí sinh đoạt giải nhì - bạn Trần Hoài Thu
Cuộc thi năm nay được tổ chức tại Nhà văn hóa Hoc sinh sinh viên Hà Nội (hồ Thiền Quang). Dàn giám khảo của cuộc thi năm nay bao gồm nhà sử học Dương Trung Quốc, Nhà giáo Nhân dân - GS.TS. Nguyễn Lân Dũng, biên tập viên Nguyễn Mỹ Linh và nhà văn Trang Hạ.
Hình thức mới tạo thêm phần sôi nổi
Vòng 1 của cuộc thi BnW 2015 năm nay không phải là vòng thi hùng biện như cuộc thi năm nái mà là vòng thi tranh luận. Hình thức tranh luận của vòng thi này là hình thức được nhà triết học Karl Popper sáng tạo. Trong vòng thi này, sáu thí sinh được chia làm hai đội, mỗi đội gồm 3 thành viên. Các thành viên được đánh số theo thứ tự nhất định, có nhiệm vụ bảo vệ và phản biện một chủ đề được cho sẵn. Mỗi thành viên có 6 phút để trình bày ý tưởng của mình, tiếp đó thành viên của đội bên kia sẽ có 3 phút để đặt câu hỏi phản bác. Trong cuộc tranh luận, các đội Cuộc tranh luận kết thúc bằng việc thành viên số 3 của hai đội đứng ra tổng kết lại luận điểm của đội mình.
Cuộc tranh luận buổi chiều nay có chủ đề là "Liệu có nên trả lương cho người nội trợ?". Với nhiệm vụ bảo vệ, đội gồm các bạn Trần Thị Hoài Thu, Hoàng Tuyết Mai và Nguyễn Trọng Hiếu đã đưa ra những luận điểm cơ bản cho đội của mình. Theo các thành viên trong đội, việc trả lương cho người nội trợ sẽ làm giảm tỉ lệ thất nghiệp khi mà những người làm nội trợ đa phần là những người không có đủ khả năng tham gia lao động bên nài. Đồng thời, việc trả lương cho người nội trợ sẽ góp phần giảm tình trạng bạo hành gia đình, giúp gia đình bền vững hơn. Với việc lấy dẫn chứng từ đất nước Nhật Bản - một quốc gia đã áp dụng việc trả tiền cho những người làm nội trợ.
Bạn Trần Hoài Thu bên đội bảo vệ
Bên phía đội phản đối, các bạn Phạm Đức Anh, Nguyễn Quỳnh Anh và Đỗ Thiên Hoàng Anh đã đưa ra những luận điểm có sức thuyết phục khá cao, đồng thời phản biện lại những quan điểm của đội ủng hộ. Theo đội phản đối, việc trả lương cho người nội trợ có thể tạo ra xu hướng "làm ở nhà", dẫn tới việc thiếu hụt nguồn lực, làm nền kinh tế khó phát triển. Đồng thời, việc trả lương cho người nội trợ cũng là công việc phức tạp, khó có thể xác định các tiêu chí trả lương. Họ phản bác lại quan điểm "gia đình bền vững" của đội bảo vệ bằng việc lý giải rằng, trả lương cho người nội trợ sẽ đồng hóa người nội trợ với người giúp việc chính thức.
Bạn Đỗ Thiên Hoàng Anh bên đội phản đối
Cuộc tranh luận diễn ra vô cùng sôi nổi và quyết liệt. Với kỹ năng tranh luận đã được tôi luyện qua các vòng trước, các bạn thí sinh đã khiến không khí trong hội trường vô cùng sôi nổi và nhận được lời khen từ phía ban giám khảo.
Người chiến thắng là người quản lý được thời gian
Sau hai vòng thi tranh luận và hùng biện, hai thí sinh xuất sắc giành quyền vào vòng 3 - Đỉnh cao được xác định là bạn Trần Thị Hoài Thu (khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội) và bạn Phạm Đức Anh (Đại học Nại thương Hà Nội).
Đề bài của vòng thi Đỉnh cao được lấy cảm hứng từ bài báo của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh trên báo "Thế giới & Việt Nam", số ra ngày 28/04/2014. Trong bài báo, Thứ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã trăn trở về vấn đề thế hiện sức mạnh quốc gia bằng văn hóa, sức đề kháng văn hóa và chủ động hội nhập quốc tế bằng văn hóa của Việt Nam. Các thí sinh được yêu cầu nêu nhận định về "sức đề kháng văn hóa" của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Với phần trả lời gọn gàng, kết thúc trước thời gian quy định là 3 phút, bạn Phạm Đức Anh đã khẳng định được rằng, giới trẻ Việt Nam có được sức đề kháng văn hóa cần thiết trong thời kỳ hội nhập. Góc nhìn cởi mở của bạn đối chọi với góc nhìn của Trần Hoài Thu, người cho rằng giới trẻ Việt Nam đang cần thêm "sức đề kháng" khi để cho các làn sóng văn hóa du nhập, được biểu hiện ở nhiều mặt.
Và việc quản lý được thời gian hùng biện đã giúp cho Đức Anh giành được giải nhất của cuộc thi. Người giành giải ba của BnW 2015 là Hoàng Tuyết Mai, sinh viên năm thứ hai Đại học Lao động và Xã hội.
Trả lời phỏng vấn nhanh sau cuộc thi, bạn Đức Anh cho biết mình đang rất vui vì đã giành giải nhất. Đức Anh chia sẻ rằng, cuộc thi BnW 2015 đã mang đến cho Đức Anh một cách hiểu mới về tranh luận và hùng biện ngay từ những ngày đầu tiên.
Phạm Đức Anh là sinh viên khoa Kinh tế đối nại, Đại học Nại thương Hà Nội. Bạn cũng là phóng viên mảng Lifestyle của trang CafeBiz.
Dưới đây là một số hình ảnh từ cuộc thi:
Hữu Đức
Báo Mạng điện tử K32
Cùng chuyên mục
Bình luận