Cố họa sĩ Lưu Công Nhân – “Tượng đài” của chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật Việt Nam

(Sóng trẻ) - Nằm trong khuôn khổ triển lãm “Nét” nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất danh họa Lưu Công Nhân, ngày 29/8 vừa qua, những người yêu nghệ thuật đã được nhìn lại cuộc đời theo đuổi đam mê vẽ tranh của cố họa sĩ qua lời kể của giám tuyển triển Thiết Cương  - người tuyển chọn hơn 50 bức tranh trong triển lãm lần này.

Vẽ tranh trong đơn độc

Sinh ra ở Lâu Thượng, Hạc Trì, Phú Thọ, cội rễ làng đi theo suốt cuộc đời ông, nuôi sống và làm nên vẻ đẹp mộc mạc, chân thực trong những bức vẽ của ông. Ông đi vẽ ở rất nhiều nơi. Mỗi bức tranh của ông đều là dấu ấn về một địa danh trên đất nước Việt Nam.

Ông Lưu Quốc Bình, con trai thứ của cố họa sĩ kể về cuộc đời nghệ thuật của cha mình: “Ai cũng có một người thầy và bị ảnh hưởng ít nhiều từ thầy của mình. Cha tôi  là người thoát ra từ những người thầy, và ông thành công vì ông thoát ra rất nhanh nơi mà ông theo học tại trường Mỹ thuật Việt Nam. Ông tìm con đường riêng của mình. Ông sống rất đơn độc, cô đơn. Ông đã lên  sống một mình ở Tam Đảo 5 năm, Hội An 2 năm và mở xưởng vẽ, vẽ một mình. Nài ra ông còn lên Đà Lạt sáng tác, đi nhiều nơi và cuối cùng lại quay trở lại Đà Lạt sống những ngày cuối đời tại đó".

Ông Bình cũng cho biết thêm cố họa sĩ là người có sức làm việc "kinh khủng". Ông làm việc rất khoa học, đối với ông “người khoa học mới là người nghệ sĩ”.

c14ea2efb_anh_1.jpg

Dấu ấn hiện thực đậm nét qua bức tranh “Đi cấy”, tranh sơn dầu trên toan

Đạt đỉnh cao trong bút pháp vẽ

Trong hội họa mỗi người có một thế mạnh riêng, người mạnh về màu, người lại mạnh về hình…Thế mạnh, đặc trưng dễ nhận ra nhất trong nghệ thuật của Lưu Công Nhân đó là bút pháp, là nét.

Họa sĩ, giám tuyển Lê Thiết Cương nhận xét: “Nét trong tranh của Lưu Công Nhân lộ ra rất rõ, lúc đậm lúc nhạt, lúc đứt lúc liền, lúc ào ạt khi thì tĩnh lặng… và có cả lúc có lúc không. Những cặp đôi của nét vẽ trong tranh ấy chính là cuộc sống, cõi người, là được mất, là buồn vui và là cho nhận nhận cho”. Vẻ đẹp trong tranh của Lưu Công Nhân gợi nhớ đến thư pháp, thảo thư Á Đông – đó là kiểu nét chỉ một làn duy nhất, không tô đi, dặm lại. Dường như trong đầu ông luôn có một bản vẽ đã được định hình sẵn.

“Có thể nói Lưu Công Nhân là “người phiên dịch” thành công nhất Trường phái Paris ra “ngôn ngữ Việt”” -  họa sĩ Thiết Cương nhận định. Paris là trường phái phát triển rực rỡ nhất những năm đầu thế kỷ 20 đã được chiếu rọi vào trường mỹ thuật Đông Dương qua lăng kính của những người thầy Pháp. Lưu Công Nhân là một trong những sinh viên Việt Nam tiếp nhận và tiếp nối trường phái này.

c14ea2efb_anh_2.jpg

Giám tuyển Lê Thiết Cương (bên trái) chia sẻ về con đường gắn với hội họa của cố họa sĩ Lưu Công Nhân

c14ea2efb_anh_3.jpg

“Mình là thế nào thì vẽ thế, vẽ là vẽ mình, nét là nét mình. Nét là người. Nét người” – Cố Họa sĩ Lưu Công Nhân luôn quan niệm 

Lối vẽ kiểu trực họa và ký họa giúp khai mở hết khả năng trực cảm, duy cảm, duy mỹ của Lưu Công Nhân. Không lệ thuộc vào phải trái, đúng sai, vào đối tượng, ông chỉ vẽ bằng xúc cảm của chính mình. Đây là chất, là nếp người của Lưu Công Nhân.                                                                 
Hà Hiền


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN