Công nhân nhà in – những chú ong đêm

(Sóng Trẻ) - Đến Nhà in Báo Hà Nam vào lúc 23h tối, đón tiếp chúng tôi là tiếng máy in chạy đều đều và  những người công nhân đang miệt mài thao tác thành thạo bên những cỗ máy cùng những chồng giấy còn thơm mùi...

Nhà in Báo Hà Nam trực thuộc toà soạn Báo Hà Nam tại địa chỉ thôn Đình Tràng – Lam Hạ – thành phố Phủ Lý – tỉnh Hà Nam. Nhà in được thành lập ngày 22/10/2002, đã đi vào hoạt động được 11 năm, với nhiệm vụ chính là in tờ báo của đảng bộ tỉnh ( Hà Nam).

Báo Hà Nam hiện nay ra 6 kỳ/tuần, riêng thứ 6 sẽ phát hành cả báo thứ 6 và thứ 7, vì vậy công việc in báo và gấp báo được thực hiện vào tất cả các ngày thường trong tuần để đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận thông tin của bạn đọc. 

Tuy hiện nay nhà in đã có máy móc và thiết bị tương đối hiện đại trong việc in báo nhưng người chịu trách nhiệm vận hành vẫn chính là những công nhân ở đây. Hàng ngày công việc in báo bắt đầu từ 22h cho đến khi xong việc và công việc gấp báo, ́i báo bắt đầu từ 3h sáng đến 4h30 để kịp giao báo ra bưu điện.

b9cf2e48f_1.jpg

Yêu cầu giao báo mỗi ngày 

Anh Phạm Văn Thanh, Trưởng phòng Kỹ thuật - Sản xuất , cho biết: “Hàng ngày sau khi Ban biên tập báo đã hoàn thành công tác biên tập và trình bầy, bộ phận chế bản sẽ cho in một bản can như bản phim và chuyền xuống nhà in. Phòng kỹ thuật sản xuất sẽ kiểm tra lại một lượt nếu bảo đảm yêu cầu sẽ chuyển cho thợ chế bản. Thợ chế bản có nhiệm vụ bình bản gồm định vị các phần tử in của bản giấy can và tách màu sau đó chụp lên bản kẽm rồi giao cho máy lắp bản để in”.

Mỗi ca in báo có 2 thợ in và có cán bộ kỹ thuật giám sát. Trong đó có một thợ in nhận giấy và làm các công đoạn như tơi giấy để kiểm tra chất lượng và kiểm soát đầu ra. Còn một thợ in lắp bản kẽm lên ống in rồi vận hành máy.. Máy in offset mà xưởng in Hà Nam đang cho vào hoạt động có tốc độ in 3000 đến 8000 tờ/giờ.

Trong quá trình máy in, những người thợ in không được nghỉ tay mà phải liên tục giám sát để phát hiện kịp thời những lỗi sai. Anh Phạm Văn Tuyên thợ in phụ trách kiểm tra chất lượng ấn phẩm, chia sẻ: “Công việc tưởng chừng đơn giản chỉ đợi máy in hết ra giống như photo nài hàng nhưng lại không phải như thế. Rất có thể nhiều sai sót sẽ xảy ra như: lõm cao su bị mất chữ, giấy bị gấp mép, bị nhăn, váng bản làm cho tờ báo bị bản... Và khi in hết một mặt giấy thì lại lật mặt sau và tiếp tục các thao tác để in mặt sau vì nhà in chỉ có máy in tờ rời một mặt. Mỗi ngày in khoảng gần 6000 bản cho một số báo nên việc tiêu chuẩn của ấn phẩm được đặt lên hàng đầu. Nếu sai hay lỗi lại phải thao tác tất cả lại từ đầu rất vất vả và tốn kém. Trong trường hợp lỗi do thợ in thì ngươi thợ phải bồi hoàn tiền vật tư để in lại”.

b9cf2e48f_2.jpg

b9cf2e48f_3.jpg

Thợ in đang vận hành máy móc và theo dõi máy in 

Cũng giống như những xưởng in báo khác, việc bố trí lao động nữ làm đêm là vấn đề khó khăn của nhà in. Hàng ngày sau khi báo được in xong, một bộ phận các công nhân nữ vẫn tập trung để gấp báo cho kịp thời gian giao báo. Tuy hiện nay nhà in đã lắp thêm máy gấp từ khổ in 60x84cm về khổ 30x42cm nhưng do số cuối tuần là 12 trang nên họ còn phải bắt lồng. Và những nữ công nhân này vẫn phải bó gói và kiểm đếm để giao cho bưu điện được chính xác.

b9cf2e48f_4.jpg

Công nhân nữ tập trung gấp báo

Chị Đặng Thị Chinh công nhân gấp báo, chia sẻ: “Nghề nào thì cũng là nghề, tuy vất vả nhưng có thu nhập ổn định, chỗ làm tốt là vui rồi. Hàng ngày 3h sáng các chị em lại tập trung tại nhà in để nhanh chóng gấp báo, đóng ́i và hoàn thiện cho kịp chuyển báo ra bưu điện”.

Để mỗi buổi sớm có những tờ báo còn thơm mùi mực và ấm hơi giấy là cả một đêm làm việc chăm chỉ của những người thợ. Họ làm việc như những con ong cần mẫn để m mật cho đời trong đêm giá rét hay mùa hè oi bức. Tờ báo trên tay là kết quả của cả một tập thể với những công việc vô cùng khó khăn, vất vả. Không chỉ là kết quả của những phóng viên say nghề nhiệt huyết, của đội ngũ ban biên tập giàu kinh nghiệm… mà nó còn là sức lao động của hàng chục đôi bàn tay đã chai sần tại xưởng in.

Nhìn chiếc xe ô tô bán tải của xưởng in Hà Nam đang chở những tập báo còn thơm mùi mực in ra khỏi cổng, lòng tôi lại hào hứng, vì báo in Hà Nam nói riêng và báo in Việt Nam sẽ không thể bị đào thải khi vẫn còn những cây viết nhiệt huyết và những người lao động chăm chỉ tại nhà in, để tờ báo luôn là tiếng nói của Đảng, Chính quyền và diễn đàn của nhân dân. Và báo in nói riêng cùng các loại hình báo chí nói chung sẽ luôn giữ vai trò quan trọng, làm ổn định chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới về mọi phương diện, nhất là phát triển kinh tế và dân chủ hoá về mặt đời sống xã hội.

Bùi Linh






Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN