Đa sắc màu triển lãm “tranh kính Indonesia”

(Sóng Trẻ) - Ngày 25/8, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức trưng bày triển lãm “Tranh Kính Indonesia” tại tòa Trống Đồng với gần 50 hiện vật đa dạng.

Nằm vỏn vẹn trên tầng hai của bảo tàng, diện tích khu triển lãm khá nhỏ nhắn song vẫn cung cấp một cái nhìn tổng quan nhất về nghệ thuật tranh kính Indonesia nói riêng và nền văn hoá phong phú, đa dạng của Đông Nam Á nói chung. 

Nghệ thuật tranh kính bắt nguồn từ châu Âu, du nhập vào Indonesia đầu thế kỷ 20 cùng với người Hà Lan, rồi phát triển cực thịnh trong những năm 30. Indonesia có những trung tâm sản xuất tranh kính nổi tiếng là Yogyakarta, Surakarta và Cirebon. Người ta còn sơn vẽ ở mặt sau tấm kính ngược với quy trình vẽ thông thường. Nét vẽ cuối cùng của tranh thông thường là nét đầu tiên trên tranh kính.

Các bức tranh kính lấy cảm hứng từ một số chủ đề chính như cuộc sống hàng ngày, nghệ thuật dân gian, nghi lễ và lễ hội, Hồi giáo và lịch sử Indonesia; 2 sử thi Mahabharata, Ramayana và huyền thoại, với hình thức nhân vật gắn với sân khấu rối (wayang) và những anh hề (punakawan).

Tranh kính chủ yếu được dùng để trang trí, đôi khi như vật mang lại may mắn cho gia đình.

Những trưng bày ở đây thuộc bộ sưu tập 68 tranh kính Indonesia do bà Rosalia Sciortino và ông O’ong Maryono tặng Bảo tàng năm 2006.

Triển lãm là một phần của khu trưng bày "Một thoáng Đông Nam Á", được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá cho việc trưng bày đầy đủ hình ảnh các dân tộc Đông Nam Á tại tòa nhà Cánh diều sẽ ra mắt công chúng trong tương lai.

Một số hình ảnh trong triển lãm:
 
8dfce5d76_p1120800_2.jpg
Không gian triển lãm “Tranh kính Indonesia” với những gam màu bắt mắt.
 
 8dfce5d76_p1120802_2.jpg
Bức tranh “Cô gái đến từ Champa”. Cô gái được vẽ với các trang phục và tư thế khác nhau thể hiện quan hệ giữa Indonesia với lục địa ở thời các vương quốc Majapahit và Demak.

 8dfce5d76_p1120806_2.jpg
Các tác phẩm tranh kính với chủ đề “Hồi giáo”

 8dfce5d76_p1120807_2.jpg
Các bức tranh kính lấy cảm hứng từ chủ đề cuộc sống hàng ngày.

 8dfce5d76_p1120811_2.jpg
Các hoạt động khác nhau trong đời sống vật chất và tinh thần của người Indo đều được tái hiện sinh động qua những nét vẽ trên tranh kính.

 30216df64_p1120815_2.jpg
BMột bé gái đang chăm chú vẽ lại bức tranh kính mà mình thích nhất.

30216df64_p1120813_2.jpg 
Tranh về các anh hề punakawan.

Khánh Linh
Lớp Báo mạng điện tử K.31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN