Đề thi HSGQG môn Ngữ Văn 2023: Không thách đố nhưng đủ độ thách thức

(Sóng trẻ) - Ngày 24/2, kỳ thi chọn Học sinh giỏi Quốc gia năm 2023 chính thức diễn ra trên cả nước. Trong đó, đề thi môn Ngữ Văn hiện đang nhận được sự quan tâm của đông đảo học sinh và thầy cô.

Kỳ thi chọn Học sinh giỏi Quốc gia năm nay diễn ra trong 2 ngày 24/2 - 25/2 đối với các môn thi Toán học, Vật lý, Sinh học, Hóa học, Tin học, Ngoại ngữ và 1 ngày thi (24/2) đối với các môn Ngữ Văn, Địa lý, Lịch sử. 

Đây là kỳ thi dành cho học sinh bậc trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, nhằm phát hiện người học có năng khiếu về các môn học, tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho địa phương, đất nước. 

Sau khi ngày thi đầu tiên kết thúc, đề thi môn Ngữ Văn nhanh chóng nhận được nhiều sự quan tâm của các thầy cô giáo và các bạn học sinh trên cả nước. Nhiều tài khoản Facebook cá nhân đã nhanh chóng cập nhật đề thi sau khi các thí sinh ra khỏi phòng thi. 

Tương tự như các năm trước, đề năm nay vẫn giữ nguyên cấu trúc 2 phần gồm: 1 câu Nghị luận xã hội (8,0 điểm) và 1 câu Nghị luận văn học (12,0 điểm). Các thí sinh tham gia làm bài thi trong vòng 180 phút.

331942903_760455978917214_4719743401704452589_n.jpg
Đề thi chọn Học sinh giỏi Quốc gia THPT năm 2023 môn Ngữ Văn (Ảnh: Hà Trang)

Nhận xét về đề thi Ngữ Văn năm nay, nhà nghiên cứu, phê bình văn học Nguyễn Thị Tịnh Thy - tiến sĩ, giảng viên Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Huế chia sẻ: “Đề thi học sinh giỏi quốc gia năm nay không có nhiều điểm mới, cả về nghị luận xã hội lẫn nghị luận văn học. Câu nghị luận văn học trích dẫn một ý kiến không mấy sắc sảo, không gợi được trăn trở, suy tư, lựa chọn. Yêu cầu là trình bày ý kiến của thí sinh nhưng trên thực tế thí sinh phải chứng minh một nhận định cho sẵn. Vì vậy tính phản biện không có, dẫn đến hạn chế năng lực nhận định riêng biệt của thí sinh”. 


Tuy nhiên, không vì thế mà đánh đồng việc các thí sinh không tạo được “điểm sáng” trong bài làm của mình. Đối với đề thi lần này, tiến sĩ Nguyễn Thị Tịnh Thy cho rằng thí sinh muốn tạo sự khác biệt, tạo độ sâu trong bài thi cần có những dẫn chứng hay, lạ về tác giả, tác phẩm. Đồng thời, cần biết cảm thụ, phân tích và kiến giải tốt, độc lập ; biết liên hệ giữa văn chương và cuộc sống, tác động của văn chương đến cuộc sống,…

Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Nguyễn Thị Tịnh Thy (Ảnh: NVCC) 
Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Nguyễn Thị Tịnh Thy (Ảnh: NVCC) 

“Các vấn đề như sự tương giao, tương thông giữa tâm thức cá nhân và tâm thức cộng đồng, vô thức cá nhân và vô thức tập thể; dân tộc và nhân loại, khoảnh khắc và vĩnh hằng; sức mạnh và sự bất tử của nghệ thuật … nếu được chứng minh tốt thì sẽ gây được ấn tượng”, tiến sĩ Nguyễn Thị Tịnh Thy chia sẻ thêm.   

Bạn Đặng Văn Quang - thí sinh đạt giải Nhì kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2019 - 2020 bày tỏ quan điểm: “Đề thi có thể sẽ không khiến các bạn học sinh thấy ngợp vì cái lạ, mà có thể cho các bạn cảm giác được đàm thoại lại những vấn đề quen thuộc, nhằm tìm ra cái mới đằng sau đó”. 

311715650_848965263144040_1911616903400243592_n.jpg
Đặng Văn Quang - thí sinh đạt giải Nhì kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2019 - 2020 (Ảnh: NVCC) 

Là một người từng ôn thi và trải qua nhiều kỳ thi Ngữ Văn các cấp, Quang chia sẻ: “Viết văn tốt không chỉ cứ đọc sách vở là được. Các bạn cần kết hợp với cả những trải nghiệm, dù là trải nghiệm xã hội hay trải nghiệm văn học của cá nhân. Trong văn, cần cho người ta thấy con người của mình”.

Năm nay, có tổng cộng 4.589 thí sinh tham gia dự thi. Theo kế hoạch, dự kiến, giữa tháng 3 năm 2023, Bộ GD&ĐT sẽ công bố kết quả thi.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN