Độc đáo “con đường gốm sứ đặc biệt” được tạo ra từ phế liệu

(Sóng trẻ) - Mảnh vỡ phế liệu từ chai lọ, bát đĩa hay là rác thải bỏ đi bằng gốm sứ… đó là các nguyên liệu chính để những người dân ở phường Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm) dùng để làm nên các bức tường nghệ thuật khiến bất cứ ai khi qua nơi đây cũng phải thích thú.

1.jpg
Dọc con đường từ cổng làng dẫn vào, những bức tường được phủ kín bởi các hình ảnh gắn liền với cuộc sống thường ngày của người dân xóm Hoa Hồng, phường Liên Mạc. Từ con trâu, cành cây, vườn sen, nhà cửa,... tất cả hòa quyện tạo nên nét đẹp độc đáo cho “con đường nghệ thuật đặc biệt”, tái hiện cuộc sống sinh hoạt của người dân nông thôn Việt. (Ảnh: Nguyễn Thúy)
2.jpg
Những bức tranh làm bằng phế liệu mang thông điệp bảo vệ môi trường.(Ảnh: Nguyễn Thúy)
3.jpg
Chia sẻ với phóng viên về ý nghĩa của con đường này, chị Nguyễn Thị Hiên (phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) - một trong 3 người thực hiện dự án này cho biết: “Lúc mới bắt đầu làm, nhiều người vẫn không tin tưởng dự án sẽ thành công. Thế nhưng, với tất cả tâm huyết, tôi cùng hai người bạn vẫn bắt tay vào làm những bức tranh đầu tiên.

Tất cả các bức tranh ở đây đều được làm từ chất liệu phế thải xây dựng, gạch lát nền, hay là vỏ chai bia, chậu hoa sứt… Tôi muốn khơi gợi ý thức bảo vệ môi trường của người dân bằng cách tái chế rác thải”. (Ảnh: Nguyễn Thúy)
5.jpg
Theo chia sẻ của những người dân sống trong làng, từ khi trên tường đường làng xuất hiện những bức tranh sặc sỡ sắc màu, còn được làm từ phế thải bỏ đi, mọi người rất vui và tự hào. (Ảnh: Nguyễn Thúy)
4.jpg
Hình ảnh con trâu quen thuộc hiện lên qua các tác phẩm làm từ các mảnh vỏ chai, gạch ngói vỡ. (Ảnh: Nguyễn Thúy)
6.jpg
Những đoạn chưa làm đến, người dân thay bằng những bức phù điêu. (Ảnh: Nguyễn Thúy)
7.jpg
Chai lọ, bát vỡ, mảnh sành và gạch ốp lát… đều trở thành chất liệu để làm nên những bức tranh này. 
8.jpg
Tất cả đều do người dân quyên góp và chung ta "vẽ" lên những bức tranh nghệ thuật. (Ảnh: Nguyễn Thúy)
10.jpg
Theo chia sẻ của những người dân sống trong làng, từ khi trên tường đường làng xuất hiện những bức tranh sặc sỡ sắc màu, còn được làm từ phế thải bỏ đi, mọi người rất vui và tự hào. (Ảnh: Nguyễn Thúy)
9.jpg
Con ngõ dài khoảng hơn 200 mét được trang trí bằng những bức tranh với chất liệu là phế thải. Mỗi bức tranh được tạo nên từ các chất liệu phế phẩm khác nhau, mang ý nghĩa, thông điệp riêng, không chỉ góp phần làm đẹp con đường làng, mà còn kêu gọi, tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải. (Ảnh: Nguyễn Thúy)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN