Đối thoại Thanh niên và Báo chí: “Hành động vì Môi trường Xanh”

(Sóng trẻ) - Sáng 28/11, Dự án “Thanh niên vì Môi trường – Youth For Environment” của Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) đã tổ chức buổi Đối thoại “Thanh niên và báo chí – Hành động vì môi trường xanh” với sự tham dự của hơn 70 nhà báo và sinh viên tại TH School.

Trong những năm gần đây, công tác truyền thông, tuyên truyền về bảo vệ môi trường hay phát triển bền vững đã ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn. Các sự kiện môi trường, các vụ việc gây ô nhiễm hay câu chuyện xung quanh khu tập kết rác thải luôn là điểm nóng thu hút được đông đảo sự quan tâm. Môi trường trở thành mảng đề tài được nhiều nhà báo, phóng viên quan tâm, khai thác. Bên cạnh đó, việc truyền thông bảo vệ môi trường giữ một vai trò quan trọng. Đây là mắt xích không thể thiếu để tuyên truyền và thúc đẩy các hành động bảo vệ môi trường hiệu quả thông qua nhiều hình thức đa dạng.

nha-bao-tran-le-thuy-giam-doc-mdi-4.JPG
Nhà báo Trần Lệ Thuỳ - Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Truyền thông và Phát triển MDI phát biểu.

Là một trong 13 sáng kiến được chọn của Mạng lưới Báo chí Toàn cầu (Earth Journalism Network) năm 2019, dự án “Thanh niên vì Môi trường - Youth For Environment” hướng đến tăng cường sự tham gia của thanh niên trong các hoạt động vì môi trường. Ngoài việc tạo kênh truyền thông hướng đến giới trẻ do nhóm Mắt Xanh - nhóm thanh niên nòng cốt của dự án thực hiện, dự án còn tổ chức các tọa đàm giữa thanh niên và 3 nhóm đối tượng: doanh nghiệp, báo chí và tổ chức xã hội để thúc đẩy cơ hội kết nối, cơ hội triển khai các sáng kiến của thanh niên trong lĩnh vực này. Đồng thời, dự án góp phần thúc đẩy thay đổi chính sách của chính phủ và doanh nghiệp với các vấn đề môi trường vì sự phát triển bền vững.

nha-bao-do-doan-hoang_bao-dan-viet-2.JPG
Toàn cảnh buổi đối thoại thu hút được sự quan tâm của nhiều thanh niên, sinh viên

Nối tiếp thành công của Đối thoại với doanh nghiệp ngày 17/10, dự án tiếp tục mang đến cơ hội cho hơn 40 thanh niên được gặp gỡ và tham gia đối thoại với hơn 30 nhà báo trong ngày 28/11. Bên cạnh mục đích tăng cường kết nối hành động của nhà báo và thanh niên trong việc ứng phó với các vấn đề môi trường, thúc đẩy truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, chương trình còn là diễn đàn để thanh niên lên tiếng, cùng với các nhà báo chia sẻ, đề xuất các ý tưởng nhằm tháo gỡ, giải quyết các khó khăn trong truyền thông về môi trường.

ban-vo-thi-cam-tu-nhom-y4pd-1.JPG
Bạn Võ Thị Cẩm Tú Đại diện các nhóm thanh niên chia sẻ về thuận lợi và khó khăn khi phản ánh về vấn đề môi trường.

Tại buổi đối thoại, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng – Báo Dân Việt bày tỏ quan điểm: “Tác phẩm báo chí làm thế nào để tử tế với rừng với tử tế với thiên nhiên là một câu chuyện mới. Rừng của chúng ta bây giờ rất là quý với tư cách là tấm áo giáp bảo vệ thiên nhiên nhưng nó còn quý hơn đối với lâm tặc khi giá thị trường chợ đen ngày càng tăng cao với những cây gỗ quý. Vấn nạn phá rừng hiện nay đòi hỏi nhà báo không chỉ phân tích sự thật mà còn phải điều tra tố cáo, giám sát xử lí, bóc tách từng lớp, truy vấn đề cùng nếu chúng ta thực sự muốn bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường”.

nha-bao-do-doan-hoang_bao-dan-viet-1.JPG
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng – báo Dân Việt đã nêu quan điểm và có những chia sẻ kinh nghiệm thực tế

Buổi đối thoại tiếp tục với sự giao lưu giữa các nhà báo, thanh niên đối với các khách mời của chương trình. Rất nhiều ý tưởng được đưa, rất nhiều câu hỏi được trả lời. Các nhà báo đã chia sẻ về các kỷ niệm, kinh nghiệm và những chuyến đi thực địa nguy hiểm để điều tra, tiếp cận hiện trường, thu thập được nhiều tư liệu, hình ảnh và thước phim rõ nét nhất về động vật hoang dã cũng như ảnh hưởng của rác thải nhựa tới môi trường.

chuyen-gia-va-nha-bao-chia-se-tai-doi-thoai-2.jpg
chuyen-gia-va-nha-bao-chia-se-tai-doi-thoai-3.jpg
Các chuyên gia và nhà báo đã đưa ra các câu hỏi cũng như chia sẻ những thông tin hữu ích

Kết thúc buổi đối thoại, bạn Phạm Thi Thu Hà – sinh viên khoa Kỹ thuật Môi trường, Đại học Bách Khoa Hà Nội chia sẻ: “Sau buổi đối thoại ngày hôm nay mình cảm thấy rất vui và hào hứng. Đặc biệt sao khi được nghe nhà báo Trần Lệ Thùy chia sẻ về những khó khăn về sự trao đổi giữa các nhà báo và các chuyên gia về môi trường, với tư cách là người đang theo học ngành này, mình rút ra được được một số bài học kinh nghiệm cho chính bản thân mình và mong muốn có thể đưa kiến thức đã học góp phần vào vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên”.

thanh-nien-hoi-dap-tai-doi-thoai-3.JPG
Phạm Thi Thu Hà – sinh viên khoa Kỹ thuật Môi trường, Đại học Bách Khoa Hà Nội

Buổi đối thoại kỳ vọng sự kết hợp hiệu quả giữa báo chí - thanh niên sẽ góp phần nâng cao kết quả của các hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt với giới trẻ và tạo thành sức mạnh tập thể, tạo nên những thay đổi, từng bước giải quyết những thách thức về môi trường và phát triển bền vững tại Việt Nam.

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN