“Đời thừa” của sinh viê

(Sóng Trẻ) – Hiện nay, trên cả nước có 448 trường đại học – cao đẳng với khoảng 1.700.000 sinh viên. Tuy nhiên, có không ít sinh viên trong số đó đang sống “đời thừa” đích thực.

Nếu đã đọc qua tác phẩm “Đời thừa” của Nam Cao thì không ai còn xa lạ với nhân vật Hộ - một nhà văn chân chính nhưng vì miếng cơm manh áo, vì bất lực trước hoàn cảnh mà anh đã biến cuộc sống của mình trở thành “thừa thãi”. Và “đời thừa” ấy ta lại bắt gặp ở ngay cuộc sống hiện đại ngày nay, ở lớp trẻ - những con người đang nắm trong tay vận mệnh của đất nước.

“Thừa” vì tự do


Môi trường Trung học phổ thông (THPT) và môi trường Đại học về cơ bản là khác nhau, khi học phổ thông hầu hết học sinh đều được quản lý chặt chẽ dưới sự kết hợp của nhà trường, gia đình và xã hội. Lên Đại học, môi trường học tập thoải mái hơn. Nhiều bạn sống xa nhà, không có gia đình ở bên kèm cặp và quản lý.

Về học tập, sinh viên chủ yếu tự học là chính, chỉ phải lên lớp nửa buổi, nên khoảng thời gian rảnh rỗi là rất nhiều. Thêm vào đó sẽ không có áp lực nặng nề như khi học THPT, không có kiểm tra miệng, 15 phút, một tiết… mà thay vào đó chỉ là những bài kiểm tra trình (điều kiện để thi cuối kỳ) và bài kiểm tra cuối kỳ để quyết định điểm số.
1601322e9_7121943529_eec271d357.jpg
Sinh viên tiêu tốn quá nhiều thời gian cho mua sắm và tụ tập bạn bè.

Cũng chính vì điều này mà nhiều người đang học kiểu “nước đến chân mới nhảy”, rong chơi dài suốt kỳ học sau đó đến lúc thi cuối kỳ mới bắt tay vào học lại từ đầu. Khoảng thời gian để tự học vô hình được biến thành thời gian để đi mua sắm, tụ tập, vui chơi với bạn bè…

“Thừa” vì máy tính


Vào Đại học, hầu như bạn nào cũng được gia đình sắm cho máy tính xách tay hoặc máy tính bàn có kết nối Internet để có điều kiện học tập tốt nhất. Nhưng nhiều bạn đang sử dụng máy tính theo cách mà không ai trong gia đình mong muốn.
1601fadd9_7121943555_621d780921.jpg
Lãng phí thời gian vào Internet

Theo khảo sát mới đây do lớp Báo mạng K.30 (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) thực hiện, trong số 100 sinh viên tham gia khảo sát thì có hơn 80 bạn dành từ 5 đến 6 tiếng mỗi ngày để lên mạng. Con số này lớn hơn gấp nhiều lần so với thời gian dành cho việc học tập. Các bạn dành hàng tiếng đồng hồ trước màn hình máy tính chỉ để xem phim, chơi game, tán gẫu; chỉ một số ít dành thời gian để cập nhật tin tức.

Nguy hiểm hơn, nhiều bạn còn “nghiện” online đến mức ngồi cả ngày trước màn hình máy tính hay thức khuya để chơi game, rồi sáng hôm sau bỏ học hoặc vào lớp muộn.

Kết


“Thừa” tức là vô ích, không có lợi và đáng bị bỏ đi. Thiết nghĩ sinh viên ngày nay, nếu không muốn sống một cuộc đời phí hoài thì nên ý thức được thế nào là sống có ích, cụ thể là nên tận dụng thời gian để tự trau dồi bản thân, không nên để thời gian trôi qua vô ích, nên tận dụng từng phút từng giây của cuộc đời.

Nguyễn Thị Hồng Thúy
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN