Đồng tính- tình yêu, hôn nhâ


(Sóng trẻ) Việt Nam hiện có khoảng 3 triệu người đồng tính. Đây không phải là một hiện tượng mới, nhưng dường như xã hội chưa “tiếp nhận” nó một cách thực sự có thiện ý trong khi môi trường xã hội lại được gọi là “bình đẳng”, “dân chủ”, “nhân quyền”. Đấy là căn nguyên để vấn đề hôn nhân đồng tính được đặt lên cán cân dư luận. Cùng lắng nghe những chia sẻ sâu sắc dưới góc độ văn hóa của thầy Trần Phương - Giảng viên Học viện Báo chí tuyên truyền về vấn đề này.

PV: Thầy có cái nhìn như thế nào đối với người đồng giới, thưa thầy?

Thầy Trần Phương: Không kì thị nhưng tôi cho rằng cái sự tồn tại của con người phải tuân theo hai quy luật chung. Đó là quy luật xã hội và quy luật tự nhiên. Có thể hiện nay thì một bộ phận xã hội đang tìm cách thừa nhận nó, tuy nhiên, điều đó là trái với quy luật tự nhiên. Lê Nin đã từng nói: “Tất cả những ý đồ của con người nhằm chống lại quy luật vĩ đại của tự nhiên đều là điều bất hạnh”.

 PV: Có ý kiến cho rằng Hôn nhân đồng giới không phù hợp với đạo đức xã hội, thuần phong mĩ tục, cũng như truyền thống gia đình Việt Nam và cũng không đảm bảo được đầy đủ chức năng của gia đình. Vậy thì thầy quan niệm như thế nào về điều này? 

Thầy Trần Phương: Bản thân tôi cũng hoàn toàn đồng tình với khía cạnh này. Với một nước văn hoá truyền thống phương Đông  đó là một điều khó có thể chấp nhận được! Đúng đó là điều trái với luân lí, đạo đức xã hội, và nền văn hoá của dân tộc Việt Nam. Nhưng trên thực tế, tuyệt nhiên chúng ta chưa có một chương trình, nội dung tuyên truyền, hay nghiên cứu nghiêm túc về nó để hạn chế sự phát triển của “đồng tính”, để những người trẻ tuổi nhất là thanh thiếu niên không sa vào đó.

PV: Hiện nay ,ở châu Á chưa có một quốc gia nào chính thức hoàn toàn công nhận hôn nhân đồng giới. Vậy thầy có suy nghĩ gì nếu như Việt Nam là quốc gia châu Á đầu tiên công nhận điều này? 

Thầy Trần Phương: Nếu nói về ảnh hưởng đối với văn hoá thực ra rất rộng, chúng ta cũng không nhìn thấy một cách rõ ràng, và đến khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì người ta mới nhìn thấy nó. Mà cũng phải đặt trong sự tương quan với thế giới, khu vực, với các nước có nền văn hoá tương đồng với chúng ta. Chưa một nước châu Á nào hoàn toàn công nhận, vậy thì tại sao chúng ta cứ phải đưa ra quyết định như vậy, và nếu quyết định như vậy không phải đó là cái mới – mà là cái khác biệt – sẽ trở thành cái không bình thường.

PV: Những người đồng tính cũng là những con người, khác biệt ở chỗ về tâm sinh lí nhưng họ cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc. Vậy tại sao thầy lại cho rằng đó là “cái khác biệt - cái không bình thường”? Liệu chúng ta có nên có cái nhìn “cởi mở” hơn so với các nước khác không?

Thầy Trần Phương: Như tôi đã nói dù là họ có quyền mưu cầu hạnh phúc, nhưng nếu như các nước không công nhận về hôn nhân đồng giới mà nước ta công nhận thì trong mắt họ nước mình đã là không bình thường. Còn nếu nói về cái nhìn “cởi mở” hơn so với các nước khác thì cần phải suy xét rất nhiều góc cạnh và hệ lụy của nó.  
Bởi người đồng tíhh có rất nhiều loại: Thứ nhất là bản thân họ sinh ra đã chịu thiệt thòi về sinh lí, họ không có giới tính bình thường. Nhưng bên cạnh đó, đồng tính cũng có một số nguyên nhân bắt nguồn từ nỗi ám ảnh tâm lí, không đồng tính nhưng cũng bị ám ảnh và cho rằng mình là người đồng tính. Thứ ba, có một số bộ phận thanh thiếu niên có lối sống đua đòi, mốt… nên có hiện tượng chung sống đồng tính. Vậy nếu nước ta công nhận điều đó, thì cần phải được suy xét thật kĩ lưỡng và những hệ quả có thể xảy ra xung quanh sự thừa nhân này. 

PV: Trong ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về vấn đề này thì có nhiều ý kiến trái chiều nhau, có ý kiến vẫn cho rằng nên giữ lại điều luật cũ, nhưng có ý kiến lại đồng tình rằng nên cho họ được sống với nhau. Vậy thầy nghĩ sao về điều này? 

Thầy Trần Phương: Tôi cho rằng việc cho phép họ được công nhận hôn nhân thì đó chỉ là giải pháp tình thế mà thôi, bởi vì nếu như họ đã đồng tính, đã yêu, thích sống với nhau thì dù cho phép hay không thì họ vẫn sẽ ở với nhau, vì vậy đây chỉ là một giải pháp nhằm đối phó trước một sự việc, hiện tượng biến động trong xã hội mà thôi. Vậy thì thà rằng mở cho họ một “Hành lang pháp lí” để  tiện cho quản lí. Còn nếu nhìn về góc độ văn hoá thì thầy không ủng hộ, không kỳ thị - nhưng mà không ủng hộ! 

PV: Vậy nếu chưa thể “thừa nhận” về hôn nhân đồng giới thì thầy có thể đưa ra một vài ý kiến về cách thức để giảm bớt sự ảnh hưởng đó không?

Thầy Trần Phương: Tôi nghĩ rằng cần đề ra chiến lược để giúp đỡ họ, chứ không phải buông tay hay làm những việc chỉ để thoả mãn họ. Khi mà chúng ta có trong tay cả hệ thống chính trị, cần thuyết phục họ cho phù hợp với phong tục, pháp luật. Cái mà chúng ta chưa bao giờ tổ chức hành động để đưa họ trở lại cuộc sống bình thường. 

Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp mà chúng ta không thể giải quyết về mặt hành chính, luật pháp cứng nhắc được mà cần đưa ra giải pháp mang tính con người (tâm lý, sinh lí, tri thức), ví dụ như là can thiệp y tế, thậm chí là miễn phí… thậm chí là phải nhờ đến “lệ” – lệ làng. 

PV: Theo ý kiến của Chính phủ đề nghị bãi bỏ điều cấm kết hôn đồng tính nhưng lại đưa ra quy định là “không thừa nhận”. Vậy thầy có suy nghĩ như thế nào về việc”không thừa nhận” đó?

Thầy Trần Phương: Nếu như Quốc hội có biểu quyết công nhận chính thức như vậy vào thời điểm bây giờ thì tôi cho rằng đó là chưa phù hợp. Vì còn nhiều vấn đề mà trước mắt đáng quan tâm hơn như  phát triển kinh tế, giáo dục, xây dựng nền văn hoá mới,… hay xây dựng một hành lang pháp lí lành mạnh thay vì phải vội vàng bàn về câu chuyện này trên bàn nghị sự khiến các nhà quản lí phải đau đầu!

PV: Tức là trên phương diện quản lí, luật pháp - thầy đồng tình mở ra cho họ một “Hành lang pháp lí” ? 

Thầy Trần Phương: Đúng là trên phương diện pháp lí thì nên làm như vậy. Có 3 nguyên nhân, trước hết là sẽ thuận tiện hơn cho nhà quản lí, mà đó cũng là một “hành lang pháp lí” cho họ, và thứ 3 là không thể ngăn cấm được điều này, dù ngăn cấm hay không thì nó vẫn xảy ra! 

Xin cảm ơn những chia sẻ chân thành của thầy, chúc thầy sức khỏe  và công tác tốt

Thùy Linh
Báo mạng điện từ K.31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN