Giám đốc điều hành Trung tâm Anh ngữ BBC: "Cần cù bù thông minh, liên hệ thực tế và thể hiện hết mình"
(Sóng trẻ) - Nguyễn Thị Trà My, từng thủ khoa Đại học Hà Nội, sau đó du học ở Hoa Kỳ và hiện nay đang là Giám đốc điều hành Trung tâm Anh ngữ BBC. Trong cuộc trò chuyện với PV Sóng trẻ, người phụ nữ tài năng đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm cho những bạn trẻ có dự định du học và "bật mí" phương pháp tốt nhất để học Anh ngữ.
PV: Xin được mở đầu bằng một câu hỏi có chút riêng tư dành cho chị. Ở thời điểm hiện tại, chị đã hài lòng với những thành công trong công việc và cuộc sống của mình chứ?
Hiện giờ công việc của tôi khá bận rộn nào là những kế hoạch, dự định với những mục tiêu sắp tới, đặc biệt là những chương trình hội thảo và chiến dịch quảng bá trung tâm vào dịp hè này. Tuy nhiên tôi khá hài lòng với công việc hiện tại của mình vì dù sao đây cũng là đam mê và là “đứa con tinh thần” của tôi và toàn thể các thành viên trong hội đồng. Suy cho cùng không có gì sung sướng và hạnh phúc nào bằng khi được sống với đam mê và cống hiến hết sức mình, góp một chút sức lực nhỏ bé của mình trong công tác phát triển giáo dục nói chung.
Đặc biệt tôi thấy vô cùng may mắn khi nhận được sự trợ giúp, hậu thuẫn đắc lực từ những người đồng nghiệp cùng chí hướng và đội ngũ cộng tác viên giàu nhiệt huyết và sáng tạo. Đồng thời tôi còn nhận được sự hưởng ứng, cổ vũ nhiệt tình và lớn lao từ phía những cô cậu học trò đã và đang theo học tại trung tâm bởi lẽ khi được nhìn thấy những gương mặt tươi tắn và hào hứng của các em cứ mỗi giờ lên lớp, tôi lại cảm thấy ấm lòng, những mệt mỏi, căng thẳng dường như tan biến. Đây chính là những nguồn động lực lớn không kể xiết giúp tôi mạnh mẽ hơn, can đảm hơn khi đương đầu với những thách ở phía trước.
PV: Là một người phụ nữ xinh đẹp và thành đạt, chị có bao giờ đặt cho mình những tiêu chuẩn trong công việc và cuộc sống?
Trong cuộc sống cũng như công việc, tôi luôn đặt cho mình những tiêu chuẩn nhất định và không chỉ riêng tôi mà bất cứ ai bước vào lĩnh vực này đều phải làm được. Đối với tôi để trở thành một người lãnh đạo giỏi hay muốn thành công ở bất cứ lĩnh vực nào, mỗi cá nhân đều phải thỏa mãn sự kết hợp của hai yêú tố căn bản: bộ óc và trái tim (lí trí và tình cảm). Một người lãnh đạo giỏi đều phải có một tinh thần “thép”, luôn vững vàng trước mọi biến cố hay thay đổi, kiên trì theo đuổi mục tiêu đến cùng, nhạy bén và linh hoạt trong việc xử lí những vấn đề liên quan tới vận mệnh của tổ chức.. Tuy nhiên, sự mềm dẻo hay những tác động tâm lí lại góp phần đáng kể trong việc đoàn kết nội bộ hoặc cổ vũ tinh thần làm việc của các cá nhân trong tổ chức.
PV: Tôi được biết hiện tại, chị đang là giám đốc điều hành Trung tâm Anh ngữ BBC, một Trung tâm khá nhiều các bạn trẻ học Tiếng Anh quan tâm? Thời sinh viên có bao giờ chị nghĩ là sau này mình sẽ làm công việc và chức vụ đó?
Thực ra tôi cũng chưa bao giờ nghĩ tới việc mình có thể trở thành một giám đốc điều hành trung tâm nại ngữ, nắm giữ một trọng trách mà mỗi quyết định đưa ra đều rất quan trọng, ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển lâu dài của tổ chức. Ban đầu tôi cũng rất e ngại và khó xử và luôn đặt câu hỏi liệu mình có thể làm được hay không khi không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này và tôi rất sợ phải đương đầu với những thất bại. Tuy nhiên, bằng sự quyết tâm, niềm tin vào một tương lai đầy hứa hẹn cũng như sự ủng hộ nhiệt tình của các dồng nghiệp, tôi quyết định đón nhận cơ hội to lớn kèm theo những thách thức không hề nhỏ này.
Giám đốc điều hành Trung tâm Anh ngữ BBC - Nguyễn Thị Trà My
Trước đây tôi chỉ có ước mơ duy nhất là được đứng trên bục giảng để truyền lửa, chia sẻ kiến thức hay kinh nghiệm sống thực tế cho các em sinh viên khi nhận thức được thực tế nền giáo dục Việt Namđang chỉ dừng lại ở những lí thuyết sáo rỗng hay mang tính ứng dụng thấp. Chính vì vậy tôi quyết định gắn bó với chuyên ngành du lịch- một ngành mà sẽ giúp tôi thỏa sức khám phá những điều kì diệu của văn hóa, con người trong đó kiến thức chuyên ngành kết hợp với trải nghiệm thực tế và sự hỗ trợ đắc lực của một vốn tiếng Anh tốt sẽ là những cầu nối giúp tôi hoàn thành được ước nguyện của riêng mình.
PV: Chị yêu Tiếng Anh chứ, và cả ngôn ngữ và văn hóa Anh. Chị có thể chia sẻ đôi chút về văn hóa Mỹ, nơi chị đã được trải nghiệm trong quá trình du học?
Như tôi đã đề cập ở trên, tiếng Anh đối với tôi không chỉ dừng lại ở mức độ “yêu” mà là cả sự “đam mê”. Không chỉ riêng tiếng Anh mà còn các nại ngữ khác nữa, việc sử dụng thành thạo và linh hoạt một nại ngữ sẽ giúp mỗi cá nhân tiếp cận với nền văn hóa đa dạng dễ dàng hơn, con đường vươn tới tri thức nhân loại sẽ ngắn hơn rất nhiều. Bạn cứ hình dung xem nếu một ngày nào đó bạn được đặt chân tới đất nước Anh hay nước Mỹ xinh đẹp với khả năng sử dung ngôn ngữ điêu luyện, bạn sẽ thấy thế nào?
Còn về góc độ văn hóa, riêng cá nhân tôi, tôi thực sự ấn tượng với văn hóa Mỹ. Trong suốt quá trình học tập và trải nghiệm thực tế cuộc sống bên đó, tôi nhận ra những điều người ta nói về người Mỹ trước đây đều không đúng, nào là ba hoa, kiêu căng, hợm hĩnh, thô lỗ, keo kiệt hay luôn cho mình là trên hết thảy. Qua tiếp xúc, trải nghiệm và trao đổi kinh nghiệm sống, tôi mới thấy người Mỹ “đáng yêu” và “dễ mến” làm sao mặc dù đôi khi họ tỏ ra thẳng thắn và bộc trực thái quá. Họ luôn nhìn cuộc sống bằng đôi mắt lạc quan, luôn vô tư và tin rằng điều kì diệu sẽ đến với họ dù hiện tại đầy dẫy những trớ trêu, nghịch lí. Tôi đặc biệt ấn tượng và yêu mến những người Mỹ da màu và nể phục phong cách sống của họ. Thỉnh thoảng trên đường tới trường, tôi lại tình cờ bắt gặp dáng dấp của những cô cậu thanh niên hay những cô bác đứng tuổi giản dị, luôn nở nụ cười tươi rói trên môi, cất cao tiếng hát yêu đời hoặc thể hiện những điệu nhảy bắt mắt và vui nhộn.
Trong học tập và những hoạt động trên giảng đường, học sinh được tạo điều kiện bộc lộ hết sự hiểu biết cuả mình, được tranh luận và góp ý xây dựng bài học và tính liên hệ thực tế trong bài giảng rất cao. Do đó khi sang du học Mỹ, bạn nên tập cho mình thói quen bộc lộ bản thân bởi vì đây không phải là hình thức khoe khoang mà suy cho cùng đó là một sự tự khẳng định và để cho người khác thấy được giá trị và chỗ đứng của bản thân. Và bạn cũng nên chú ý một điều rằng trong giao tiếp, chúng ta không nên nói vòng vo hay dùng nhiều ẩn dụ mà thay vào đó hãy đi thẳng vào vấn đề, cố gắng diễn đạt ý kiến hay ý tưởng một cách đơn giản, súc tích, dễ hiểu
PV: Chị đã từng là Thủ khoa của Đại học Hà Nội, sau đó đi du học? Chị có thể chia sẻ chút kinh nghiệm học tập với sinh viên?
Tôi không nặng về bằng cấp hay thành tích tuy nhiên nó phần nào phản ánh kết quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt quá trình “tu luyện”. Tôi rất lấy làm tâm đắc vì mình đã chọn trường và ngành đúng nơi mà tôi cảm nhận được sự thay đổi từng ngày của bản thân qua phong cách giảng dạy chuyên nghiệp và những kĩ năng cần thiết mà các thầy cô không ngừng chia sẻ. Bí quyết của tôi vô cùng giản đơn: cần cù bù thông minh, liên hệ thực tế và thể hiện hết mình khi có cơ hội.
PV: Chị có thể chia sẻ một vài câu chuyện thú vị trong quá trình du học? Khi sang nước nài, chị có thấy bỡ ngỡ vốn Anh ngữ mà mình học được ở Đại học không?
Trong suốt hai năm sống và học tập nơi xứ người, tôi có vô vàn những câu chuyện thú vị, buồn có, vui có nhưng phần nhiều là vui mà có lẽ nếu kể hết chắc phải mất vài ba tuần. Tuy nhiên một câu chuyện để lại ấn tượng mạnh mẽ nhất trong tôi tới tận bây giờ có lẽ là bài thuyết trình nhóm đầu tiên tôi làm việc cùng với các bạn nại quốc. Tôi vẫn còn nhớ trong nhóm thuyết trình của tôi gồm có 5 thành viên đến từ các quốc gia khác nhau gồm có Serbia, Bulgaria, Thái Lan, Mexico và Vietnam. Ban đầu chúng tôi gặp khá nhiều rắc rối trong làm việc nhóm do rào cản ngôn ngữ. Hai người bạn Mexico và Serbia của tôi gặp vấn đề trong việc truyền tải ý tưởng do từ vựng có hạn phát âm còn nhiều thiếu sót gây cản trở hoạt động trao đổi thông tin đồng thời hai người bạn đó còn tỏ ra khá rụt rè và ngại tiếp xúc. Tuy nhiên các thành viên đã lập ra một kế hoạch mà nhờ đó trở về sau chúng tôi trở thành những người bạn rất đỗi thân thiết, có nhiều kỉ niệm đẹp nơi xứ người. Cứ mỗi tuần chúng tôi lại tổ chức một buổi dã nại, nài mục đích thư giãn, thắt chặt tình đoàn kết giữa các thành viên, chúng tôi còn dạy tiếng cho nhau, chia sẻ những đặc thù văn hóa của mỗi dân tộc, kể cho nhau nghe những câu chuyện đời thường bằng TIẾNG ANH. Chúng tối cứ thể kể, chia sẻ mọi thứ trong sự hào hứng và phấn khởi vô cùng đến nỗi mỗi khi trời mưa không ra nài trời được, chúng tôi lại tìm cho mình một góc học tập yên tĩnh trong trường hay một quán café gần kề để luyện nói. Không bao lâu sau sự hiểu biết văn hóa trong mỗi chúng tôi lớn dần lên đồng thời giao tiếp cơ bản bằng nhiều thứ tiếng khác cũng là điều thú vị không kém. Qua sự trải nghiệm này, tôi càng thấm thía một điều rằng, muốn nói giỏi, nói hay, mỗi cá nhân nên tự tạo cho mình cơ hội, sẵn sàng “ném” mình vào một môi trường nơi mà mình có điều kiện bộc lộ tiềm năng của bản thân, tiếp thu những chia sẻ từ nhiều nguồn thay vì cặm cụi đọc sách, mày mò thụ động thiếu đi tính tương tác.
Khi đề cập tới vấn đề học tiếng Anh, qua việc quan sát và tìm hiểu tôi thấy phần đông những du học sinh đều gặp phải những khó khăn nhất định trong quá trình thích nghi. Hầu hết các bạn sinh viên khi diễn đạt đều không thể hiện được cảm xúc của mình trong lời nói và cách thể hiện body language (ngôn ngữ hình thể) còn rất hạn chế. Mỗi cá nhân đều rất ít chú ý tới việc trau dồi phát âm và luyện ngữ điệu. Vì vậy mỗi khi giao tiếp hay phát biểu một vấn đề nào đó, sức ảnh hưởng từ lời nói của các bạn tới thính giả đều không nhiều và không gây được sự chú ý cho lắm. Mà nguyên nhân là do khi còn ở Việt Nam, các bạn chỉ luyện ngữ pháp, làm bài tập chứ không thường xuyên luyện nghe hay luyện nói đồng thời kiến thức của người truyền đạt cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ. Qua nhận định này, tôi chân thành khuyên các bạn một điều rằng, khi học bất cứ ngôn ngữ nào, các bạn đều phải kì công rèn luyện cho được phát âm, ít nhất cũng phải tới 70%, hãy đặt cảm xúc, tâm trạng của bản thân vào lời nói, biết lúc nào nên ngắt nghỉ, lên giọng, xuống giọng sao cho hợp lí.
PV: Chị có dự định gì cho tương lai, cũng như những kế hoạch lớn để mở rộng và phát triển Trung tâm?
Tôi đã đặt ra cho mình nhiều kế hoạch, dự định cần phải thực hiện trong năm nay. Tuy nhiên, có hai dự định lớn mà tôi muốn chia sẻ với bạn đọc ở đây. Trước hết là việc mở chi nhánh mới ở một số địa bàn trọng điểm tại Hà Nội nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa về đi lại cho các bạn sinh viên có nhu cầu học tập và trao đổi kiến thức. Dự định thứ hai mà tôi muốn triển khai ngay trong hè này đảm bảo sẽ vô cùng hiệu quả và đầy triển vọng, đó là chương trình học tiếng Anh trải nghiệm thực tế nhằm giúp các bạn sinh viên không chỉ trau dồi tiếng Anh, nói tiếng Anh một cách tự nhiên nhất mà còn nâng cao vốn kiến thức xã hội cũng như kĩ năng giao tiếp cần thiết để phục vụ cho công việc sau này.
Cảm ơn chị về những chia sẻ bổ ích dành cho các bạn trẻ!
Quang Đức - Loan Trần
Báo mạng điện tử K32 - K33
Cùng chuyên mục
Bình luận