“Giải Báo chí Sóng trẻ là cơ hội để vượt qua giới hạn của bản thân”

(Sóng trẻ) - Hồng Thảo - sinh viên lớp Truyền hình k38 là một trong những gương mặt tiêu biểu của giải Báo chí Sóng trẻ lần thứ 5 khi chiến thắng liên tiếp hai giải thưởng ở hai hạng mục Báo Truyền hình và Báo Mạng điện tử.

Hãy cùng Sóng trẻ lắng nghe những chia sẻ của Hồng Thảo để hiểu hơn về quá trình thực hiện những tác phẩm này cũng như bí quyết để cân bằng giữa việc học và thực hành khi còn ngồi trên giảng đường.

Chào Hồng Thảo, cảm ơn bạn đã nhận lời tham gia phỏng vấn cùng Sóng trẻ. Một lần nữa xin chúc mừng Thảo đã xuất sắc đoạt giải nhất loại hình Báo Truyền hình với tác phẩm "Thạch Hãn - huyền thoại một dòng sông" và giải nhì với tác phẩm "Nhiếp ảnh gia Lê Bích - tôi đi tìm tôi" ở loại hình Báo Mạng điện tử trong giải Báo chí Sóng trẻ lần thứ năm.

PV: Thảo hãy chia sẻ cảm xúc của mình sau khi nhận hai giải thưởng lớn?

Hồng Thảo: Mình cảm thấy vui và tự hào vì một phần công sức của bản thân và cả nhóm được công nhận ở một giải thưởng uy tín của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nhưng bên cạnh đó, mình cũng có một phần áp lực bởi sau một sản phẩm tốt bản thân mình càng mong muốn và đặt ra những tiêu chí để những sản phẩm sau của mình có chất lượng và ấn tượng hơn.

123497208_681834266040933_2873300961044882780_n.jpg
Hồng Thảo và nhóm tác giả tác phẩm "Thạch Hãn - huyền thoại một dòng sông"

PV: Được biết giới trẻ ngày nay quan tâm nhiều tới các vấn đề hot hoặc nổi bật trên mạng xã hội, tại sao bạn lại lựa chọn một đề tài mang tính lịch sử cho tác phẩm Truyền hình?

Hồng Thảo: Lựa chọn một đề tài Lịch sử đối với mình và các bạn đồng hành là một sự tình cờ. Mình ấp ủ có thể thực hiện đề tài về lịch sử từ dịp 30/4 -1/5 nhưng do ảnh hưởng của COVID-19 nên tác phẩm chưa thể hiện thực hoá được. Vì vậy, trong dịp 27/7, chúng mình mong muốn có thể đến Quảng Trị và làm một tác phẩm gắn với vùng đất lửa này.

Một lý do khác thôi thúc chúng mình thực hiện đề tài lịch sử xuất phát từ mong muốn đưa lịch sử trở nên gần gũi, hấp dẫn hơn với khán giả. Nếu không làm đề tài này, bản thân những người thực hiện như chúng mình cũng không thể biết về một dòng sông huyền thoại như Thạch Hãn. Đó cũng là may mắn của mình và các bạn đồng hành khi dám chọn và dám thực hiện một đề tài lịch sử như vậy.

PV: Kỷ niệm nào khó quên nhất khi bạn thực hiện tác phẩm này?

Hồng Thảo: Với tác phẩm này thì mình có rất nhiều kỷ niệm. Tác phẩm ghi dấu nhiều lần đầu tiên của mình, lần đầu được tổ chức sản xuất một tác phẩm truyền hình, lần đầu đi sản xuất xa như vậy… Vì không có kinh nghiệm và khoảng cách địa lý khó khăn nên trước chuyến đi bọn mình đã rất áp lực, có những lúc tưởng như sẽ không thể thực hiện được tác phẩm. Chúng mình cảm thấy may mắn vì nhận được nhiều sự giúp đỡ của người miền Trung thân thiện, mến khách. Chúng mình cũng cảm thấy hạnh phúc vì vượt qua được những giới hạn của bản thân. Sau tất cả, sự liều lĩnh, dám đi, dám thử nghiệm của cả nhóm đã được đền đáp bằng một tác phẩm tốt nhất trong khả năng của chúng mình. 

123532908_1656249097883009_5170050107392551673_n.jpg
"Sự liều lĩnh, dám đi, dám thử nghiệm" là châm ngôn của Hồng Thảo khi đi thực hiện các tác phẩm

PV: Là một sinh viên chuyên ngành Truyền hình, tại sao Hồng Thảo lại lựa chọn dự thi cả loại hình Báo Mạng điện tử?

Hồng Thảo: Đến với Báo Mạng điện tử với mình là cơ duyên. Ở trường Đại học, mình theo học chuyên ngành Truyền hình nhưng lại tham gia 2 CLB liên quan đến báo Mạng và Phát thanh. Và những kinh nghiệm thực tế đầu tiên của mình cũng gắn với loại hình Báo Mạng điện tử. Và để thử thách bản thân, để trải nghiệm và có kinh nghiệm thì việc sản xuất các tác phẩm ở nhiều loại hình khác nhau giúp mình hiểu rõ thế mạnh của mình hơn và khiến cuộc sống Đại học của mình trở nên nhiều màu sắc. 

PV: Bắt tay vào thực hành những tác phẩm khi còn là một sinh viên, bạn có bí quyết gì để cân bằng giữa việc học và việc thực hành?

Hồng Thảo: Báo chí là ngành học có tính đặc thù nên với mình việc gắn lý thuyết với thực hành là vô cùng cần thiết. Qua quá trình thực hành, chúng mình kiểm chứng được những lý thuyết trên giảng đường, những kiến thức cũng từ đó không còn quá khô khan. Bên cạnh đó, mình cũng có thể tích lũy được những kinh nghiệm “thực chiến” qua quá trình thực hành và sáng tạo tác phẩm. 

Mình không cảm thấy quá tải khi vừa học vừa tham gia các CLB và sản xuất các sản phẩm. Với mình, đó là những trải nghiệm quý giá trong quãng thời gian học Đại học. 

123268786_3543364085720616_1972687344385329029_n.jpg
Hồng Thảo luôn cố gắng cân bằng giữa việc học và việc thực hành

PV: Với tư cách là một người chị đi trước, hoạt động năng nổ trong các CLB của trường và đạt nhiều thành tích tốt trong học tập, Hồng Thảo có lời gì muốn nhắn nhủ với các em khóa dưới?

Hồng Thảo: Mình cũng biết là thời điểm hiện tại các CLB đang tuyển thành viên và mình hy vọng rằng các bạn tân sinh viên có thể lựa chọn đúng “ngôi nhà" để mình tỏa sáng và gắn bó suốt những năm tháng Đại học. 

Và hẹn gặp những bạn có tình yêu và định hướng theo đuổi loại hình Báo Mạng điện tử tại Trang tin điện tử Sóng trẻ News.

PV: Cảm ơn những chia sẻ của Hồng Thảo, chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công ở những tác phẩm tiếp theo!

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN