Giảng viên trẻ khoa Phát thanh - Truyền hình đạt thành tích cao trong Hội thi giảng viên giỏi cấp Bộ lần thứ III

(Sóng trẻ) - Hưởng ứng kế hoạch hoạt động của Ban Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh về “Hội thi Giảng viên dạy giỏi lần thứ III – năm 2018”, Th.S Nguyễn Thị Thu – giảng viên khoa Phát thanh - Truyền hình (PT-TH), Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tham gia và đạt được thành tích cao sau hội thi.

PV: Trước hết, xin cảm ơn cô đã nhận lời mời phỏng vấn của trang tin điện tử Sóng Trẻ! Chúc mừng cô đã hoàn thành xuất sắc giờ giảng trong Hội thi Giảng viên giỏi, đạt danh hiệu “Giảng viên giỏi” cấp Bộ trong số 39 thí sinh dự thi, mang về vinh dự cho khoa PTTH.

Th.S Nguyễn Thu: Cảm ơn Trang tin điện tử Sóng trẻ. Với tôi, đây chỉ là một thành tích nho nhỏ, như một niềm động viên với bản thân trong chặng đường làm việc tại Khoa Phát thanh –Truyền hình.

7d655c81e_45410545_353738018695894_888736322473164800_n.jpg

Cô Nguyễn Thị Thu đã gắn bó với Khoa PT-TH 10 năm, từ khi còn là sinh viên trong trường

PV: Được biết, hội thi năm nay có nhiều điểm mới so với 2 lần trước, mức độ khó cũng tăng lên. Hơn nữa đây là hội thi với quy mô cấp Bộ, vậy cô có phải chịu nhiều áp lực trong suốt quá trình tham gia không?

Th.S Nguyễn Thu: Khi được Ban chủ nhiệm Khoa tin tưởng, cử đi thi cấp cơ sở, bản thân tôi cảm thấy khá lo lắng. Tôi cũng chịu nhiều áp lực. Thứ nhất, vì cuộc thi năm nay có rất nhiều điểm mới, quy định chặt chẽ hơn. Giảng viên không được tự lựa chọn bài giảng dự thi mà sẽ bốc thăm. Ví dụ như ở vòng thi cấp Bộ, đến ngày thi chúng tôi mới bốc thăm tiết giảng và chỉ có vài tiếng để chuẩn bị giáo cụ trước khi lên giảng.

Hay đối tượng người học ở vòng thi cấp Bộ là những học viên một lớp lý luận ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, không phải sinh viên chuyên ngành báo chí. Đối tượng này cũng rất mới với chúng tôi, chúng tôi chưa từng được tiếp xúc, nên cũng không thật hiểu rõ về người học, vì vậy cũng khá khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy để tiếp cận được họ tốt hơn.

Nài ra, số lượng giải năm nay cũng ít hơn nên BTC xét giải cũng khá chặt. Bên cạnh đó, cũng có một chút áp lực về việc ở 2 mùa trước, các giảng viên Khoa PT-TH như cô Đinh Thị Thu Hằng, chị Nguyễn Nga Huyền, chị Ngô Bích Ngọc đi thi đều đã gặt hái được giải lớn. Cho nên tôi cũng khá lo nếu năm nay mình không mang được giải gì về, thì đã phụ sự kỳ vọng và tin tưởng của mọi người, đặc biệt của BCN Khoa.

7d655c81e_anh_11.jpg

Giờ giảng nghiệp vụ cấp cơ sở tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền của giảng viên Nguyễn Thị Thu

PV: Vậy đâu là động lực để cô vượt qua những khó khăn ấy?

Th.S Nguyễn Thu: Trong suốt quá trình thi ở cả cấp cơ sở và cấp Bộ, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các đồng nghiệp, đặc biệt từ BCN Khoa PT-TH: cô Giang, thầy Sơn, cô Hằng. Các Thầy Cô không chỉ tận tình góp ý bài giảng cho tôi từng câu, từng chữ, mà còn động viên tôi rất lớn về mặt tinh thần. Thầy Sơn luôn giúp tôi thoát ra những áp lực nặng nề của cuộc thi, cô Hằng có mặt từ rất sớm ở cả 2 vòng thi để cổ vũ,và tôi vẫn nhớ mãi câu nói của cô Giang ngay sau khi tôi hoàn thành bài thi cấp cơ sở “Chúc mừng em. Đạt giải hay không đạt giải cũng không sao. Kết quả thế nào cũng tốt cả”, khiến tôi rất xúc động.

Tất cả những điều đó giúp tôi thoát ra khỏi áp lực của cuộc thi và cố gắng làm tốt, cố gắng mang tinh thần “trẻ trung - đột phá” của Khoa PT-TH vào trong bài giảng của mình. Giảng dạy báo chí cũng có những lợi thế riêng vì các bài giảng về kỹ năng thường có phần thực hành nên dễ áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực và giờ học dễ sôi nổi hơn. Rất may mắn, ở vòng thi cấp Cơ sở, tôi đã đạt Giải Nhì và được cử đi thi cấp Bộ.

PV: Cô nhận xét gì về những người đồng nghiệp của mình trong hội thi năm nay?

Th.S Nguyễn Thu: Ở vòng thi cấp Bộ, tôi là một trong những thí sinh trẻ tuổi nhất hội thi, xung quanh có rất nhiều các thầy cô, anh chị từ các trường khác nhau trên cả nước. Họ đều là những người rất giàu kinh nghiệm. Tôi cũng cảm thấy mình khá bé nhỏ và cũng khá choáng ngợp. Nhưng có vẻ như niềm đam mê với báo chí, với giảng dạy của tôi rất lớn nên tôi đã tự trấn an phần nào. Khi bước lên bục giảng, tôi gần như quên hết rằng mình đang dự thi, chỉ còn nghĩ đến bài giảng và người học, làm sao để truyền đạt cho họ được kiến thức này một cách trọn vẹn nhất. Và cũng rất may mắn, tiết giảng của tôi được hội đồng đánh giá tốt, và đã trao tặng danh hiệu “Giảng viên giỏi”.

PV: Qua hội thi, cô đã thu về được những gì? Và mục tiêu sắp tới trong giảng dạy của cô là gì, cô có thể chia sẻ cho độc giả của Sóng trẻ biết được không?
 
Th.S Nguyễn Thu: Đây không phải một thành tích lớn lao lắm nhưng đã tiếp cho tôi rất nhiều động lực trên con đường mà tôi đã lựa chọn. Bản thân tôi luôn cảm thấy thật may mắn khi được làm việc ở Khoa PT-TH, được tin tưởng, được trao cơ hội, được giúp đỡ tận tình. Và hơn hết, tôi biết mình cần phải nỗ lực rất nhiều nữa để hoàn thiện bản thân cả về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ lẫn phương pháp giảng dạy để xứng đáng với truyền thống của Khoa, đồng thời có thể mang tới nhiều bài giảng hấp dẫn cho sinh viên của tôi. Tôi quan niệm sự ghi nhận của sinh viên mới là giải thưởng quý giá nhất!

PV: Cảm ơn cô về những chia sẻ trên. Chúc cô luôn giữ mãi ngọn lửa nhiệt huyết và đạt được nhiều thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người”.

Nội Hội thi Giảng viên dạy giỏi cấp Bộ lần thứ III - năm 2018 diễn ra trong hai ngày 10 và 11/10, với sự tham dự của 39 thí sinh được tuyển chọn chặt chẽ qua các hội thi cấp cơ sở tại các Viện chuyên ngành và các Học viện trực thuộc của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Hội thi nhằm phát hiện những giảng viên tiêu biểu về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong, kỹ năng sư phạm nhằm tuyên truyền, nhân rộng điển hình, là cơ hội cho các giảng viên  trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua và nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.

Từ đó, nhà trường có cơ sở đề ra chủ trương, biện pháp bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên trong những năm tiếp theo.

 Thùy Trang

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN