Hà Nội cấm xe máy nại tỉnh “nói thì dễ làm mới khó”
(Sóng trẻ) – Xe máy là phương tiện di chuyển cá nhân được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Do vậy, khi thông tin Sở GTVT Hà Nội đang nghiên cứu xây dựng đề án “Cấm xe máy nại tỉnh để giảm ùn tắc giao thông” được đưa ra bàn luận, BBT Sóng trẻ đã nhận được rất nhiều các phản hồi trái chiều xung quanh vấn đề này.
Một đề án bất khả thi
Phần lớn các độc giả đều phản đối và cho đây là việc không dễ thực hiện. Không những vậy, đây còn là đề xuất được “lôi ra cất vào” rất nhiều nhưng đến nay vẫn chưa thể đưa vào triển khai thực tế càng thể hiện rõ sự bất cập của chính đề án cũng như lối mòn trong suy nghĩ và sự bế tắc trong cách giải quyết vấn đề giao thông của chính quyền thành phố Hà Nội.
Độc giả có địa chỉ email [email protected] chia sẻ: “Tôi là người không thích đi xe máy bởi tắc đường, khói bụi...( kinh khủng). Nhưng đặt vào bối cảnh Việt Nam hiện nay thì việc cấm xe máy là chưa thể thực hiện.”
Cùng chung quan điểm, độc giả ở địa chỉ email [email protected] bày tỏ suy nghĩ: “Điều này không thể nào giải quyết hết được tận gốc vấn đề ách tắc giao thông ở Hà Nội. Một biện pháp tạm thời nhưng có lẽ người ta chưa nhận định được hậu quả của nó nếu nó xảy ra.”
Cấm xe máy: Liệu có hết tắc
Nhiều bạn đọc còn phân tích những điểm bất hợp lý của đề án nếu nó được áp dụng vào hệ thống giao thông của nước ta.
Độc giả ở địa chỉ email [email protected] đưa ra ý kiến: “Mình nghĩ nhiều khi những đề xuất này còn hơi cảm tính, bởi khách quan mà nói phương tiện thông dụng ở Việt Nam là xe máy. Trong khi cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém thì nó là phương tiện hữu hiệu nhất rồi. Nếu cấm thì người dân rất khó khăn trong việc di chuyển.”
Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] cho rằng: “Theo tôi nghĩ đề xuất này có phần hơi cảm tính, không thể nào cấm xe như vậy. Cấm rồi bà con lấy cái gì để đi, trong khi các phương tiện công cộng thì không đáp ứng được yêu cầu. Các nước lớn trên thế giới còn không giải quyết được nạn tắc đường thì nước mình cũng như vậy, chúng ta chỉ có thể sống chung và tìm cách khắc phục. Thay bằng đi làm đúng giờ tắc đường, chúng ta nên đi sớm hơn khoảng thời gian đó,, tránh quá nhiều người đi làm cùng 1 lúc. Các nhà chính sách ngồi điều hòa thì không đưa ra được các giải pháp thiết thực đâu.”
Đâu là cách giải quyết hiệu quả?
Cấm xe máy được coi là một hạ sách ở thời điểm hiện tại khi mà còn rất nhiều phương án khác có thể áp dụng vẫn mang lại hiệu quả mà không làm ảnh hưởng nhiều đến người dân như mở đường, phân làn…Việc cấm xe máy nại tỉnh lưu thông trên địa bàn Hà Nội không những không thể giải quyết được vấn đề tắc đường, vốn đã là một vấn đề khó giải quyết khi mỗi năm lại có thêm hàng trăm ngìn người từ các tỉnh khác nhau lên Hà Nội để học tập và làm việc, nó còn gây trở ngại đến các hoạt động kinh doanh, buôn bán của phần lớn người dân đang sinh sống trên địa bàn thành phố.
Đường sắt trên cao với hi vọng giảm ùn tắc giao thông trong tương lai (Ảnh Zing.vn)
Độc giả ở địa chỉ email [email protected] đề xuất: “Mình nghĩ thay vì cấm dân đi xe máy ra đường thì nên mở đường nhanh hơn và rộng rãi hơn. Phương tiện công cộng như xe buýt vào những giờ cao điểm rất đông, rất bất tiện, không thể sử dụng thay thế xe máy được. Mình nghĩ các công ty hiện nay, nếu công việc không đòi hỏi phải đến tận công ty làm thì có thể giao cho nhân viên làm ở nhà, như vậy có thể giảm được khối lượng lớn người ra đường giờ cao điểm, tránh ùn tắc rất nhiều và cũng tiết kiệm được kha khá chi phí đi lại.”
Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] góp ý: “Cấm xe máy là việc bất khả thi khi phương tiện công cộng chưa đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu người dân và đường xá, cơ sở hạ tầng tại Việt Nam vẫn còn kém. Cách duy nhất để giải quyết ùn tắc vẫn là cải thiện hệ thống giao thông đường bộ (mở thêm phố, thêm làn...) và nâng cấp hệ thống giao thông công cộng để tạo thêm lựa chọn trong di chuyển cho người dân.”
Có rất nhiều độc giả cũng cho rằng còn nhiều lời giải khác cho bài toán tắc đường.
Bạn [email protected] viết: “Xét về kinh tế cũng như tình trạng giao thông ở Việt Nam hiện nay, việc cấm xe máy là điều không dễ thực hiện. Cái chính sách này theo tôi thấy đưa ra vào thời điểm này vẫn chưa khả thi. Thay vì cấm xe máy cần đẩy mạnh chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông hơn.”
Độc giả ở địa chỉ email [email protected] đưa ra quan điểm: “Đây là cách làm thể hiện sự lúng túng của Hà Nội trước vấn đề. Nếu như giao thông công cộng tiếp tục trì hoãn, quy hoạch đô thị kiểu vạ đâu xây đấy, hạ tầng giao thông không đầu tư thêm thì có giải quyết được tận gốc vấn đề không?”
Quy định vẫn là quy định
Bên cạnh những ý kiến không đồng tình thì cũng có một số ít bạn đọc có cái nhìn đồng cảm hơn với dự thảo này.
Độc giả có địa chỉ email [email protected] viết: “Mình thấy vấn đề này chẳng có gì để tranh cãi cả. Các bạn ở đâu phải tuân thủ quy định ở đấy. Quy định chỉ là muốn tốt cho người dân thôi. Mà nếu không tốt họ sẽ lại áp dụng các quy định mới. Thế là dân được hưởng nhiều quy định mới. Thế thôi.”
Đứng trên lập trường của người xây dựng đề án, bạn ở địa chỉ email [email protected] bày tỏ quan điểm: “Quy định vẫn là quy định thôi các bạn là dân thì phải thực hiện mà nếu không muốn thực hiện thì các bạn học giỏi vào lên làm người cầm quyền ban ra các quy định khác là được.”
Câu chuyện tắc đường sẽ là câu chuyện không có hồi kết bởi nó còn bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác như dân số tăng, chất lượng cầu đường xuống cấp…Do vậy, chúng ta chỉ có thể tập sống chung với nó và tìm cách khắc phục từ từ. Cấm xe máy có lẽ chỉ là một phương án tạm thời và sẽ vấp phải sự phản đối gay gắt của người dân – những người trực tiếp bị ảnh hưởng.
BBT Sóng trẻ
Cùng chuyên mục
Bình luận