Học viện Báo chí Tuyên truyền thành đại học trọng điểm
(Sóng trẻ) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý bổ sung Học viện Báo chí và Tuyên truyền vào danh sách trường trọng điểm của mạng lưới cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) thành lập ngày 16/1/1962, trên cơ sở hợp nhất 3 trường Nguyễn Ái Quốc II, trường Tuyên huấn và trường Đại học Nhân dân.
Đây là cơ sở đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, cán bộ làm công tác tư tưởng - văn hóa, cán bộ báo chí, biên tập viên xuất bản, cán bộ một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.
Học viện Báo chí Tuyên truyền cũng là nơi nghiên cứu khoa học về lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, lĩnh vực báo chí - truyền thông.
Đây là địa điểm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tuyên giáo, báo chí - truyền thông, xuất bản...
Hiện, Học viện đào tạo 29 chuyên ngành bậc đại học, 13 chuyên ngành bậc cao học, 2 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Hàng năm Học viện tuyển sinh gần 1.800 sinh viên chính quy tập trung và gần 2.000 sinh viên chính quy không tập trung.
Đại học trọng điểm là những đại học, học viện hàng đầu của quốc gia, được Chính phủ ưu tiên giao quyền tự chủ như: được tự in và cấp bằng tiến sĩ; được toàn quyền cử cán bộ đi học nước nài, trừ trường hợp du học bằng ngân sách nhà nước; được chủ động mời và tiếp nhận giảng viên, sinh viên nước nài đến học và giảng dạy; được đề xuất mở những ngành đào tạo chưa có trong danh mục đào tạo. Hiệu trưởng sẽ quyết ngân sách đầu tư thiết bị và xây dựng cơ bản mà không phải thông qua Bộ Giáo dục.
Theo Vnexpress
(NVC)
Cùng chuyên mục
Bình luận