Hướng tới xây dựng tòa soạn đa phương tiệ
(Sóng Trẻ) - Mô hình “Đa phương tiện” đang được xem như một xu thế phát triển mới của báo chí Việt Nam hiện nay và báo “Đời sống & Pháp luật” (ĐS&PL)nói riêng. Ông Nguyễn Huy Hoàng, Tổng thư ký tòa soạn báo “ĐS&PL” đã khẳng định: “Sẽ hướng tới xây dựng một tòa soạn đa phương tiện”.
“Ra mắt” loại hình báo chí mới: Báo mạng điện tử
Báo “ĐS&PL” được biết đến hiện nay với rất nhiều ấn phẩm như: báo ngày ra thứ 3,5,7 và cuối tuần; có 2 chuyên đề là “Pháp luật & Cuộc sống” và “Mua & Bán”, một ấn phẩm cuối tháng và một trang website.
Sự xuất hiện của nhiều loại hình báo chí khác nhau với các ưu điểm của nó đã tăng thêm tính “cạnh tranh” đối với các tòa soạn và việc cơ cấu lại, xây dựng thêm loại hình báo chí là điều cần thiết. Mỗi loại hình báo chí đều tương thích với đối tượng độc giả và cách thức tiếp cận thông tin cũng khác nhau.
Hiện nay, báo “ĐS&PL” chỉ mới dừng lại ở: báo giấy và trang website – điều này đã làm hạn chế phần nào lượng độc giả. Chính vì vậy, việc xây dựng và cho ra đời báo mạng điện tử “Đời sống & Pháp luật Online” sẽ là bước khởi đầu mới cho việc tiến tới xây dựng mô hình tòa soạn “đa phương tiện”.
Báo mạng điện tử “Đời sống & Pháp luật Online ” – một kênh thông tin mới dành cho độc giả với khả năng đăng tải nhiều nội dung nóng, mới nhất. Việc phát triển cho ra đời báo mạng điện tử sẽ làm tăng khả năng tương tác giữa các bộ phận nội dung, giữa độc giả và tòa soạn. Đặc biệt, nó sẽ mang lại nhiều cho báo “ĐS&PL” nhiều ưu điểm vượt trội như: thông tin được update thường xuyên và liên tục. sẽ có nhiều ảnh, video clip, bình luận nhanh... Đây sẽ là bước đệm mới cho công tác chuẩn bị tiến tới xây dựng một tòa soạn đa phương tiện
Chuyên môn hóa và tăng “cửa sổ nhanh” cho thông tin
Theo ông Nguyễn Huy Hoàng – Tổng thư ký tòa soạn báo “ĐS&PL” cho biết: “ Hiện nay, tòa soạn đang tiến hành cơ cấu lại bộ máy tổ chức, sẽ chuyên môn hóa hơn mô hình tòa soạn cũ. Các bộ phận sẽ làm việc online, rút ngắn thời gian, phân công nhiệm vụ cụ thể hơn”. Với hướng phát triển là một tòa soạn đa phương tiện, báo sẽ vận hành như một “nhà máy” với tốc độ chuyên môn hóa cao về mọi mặt: Độ tương tác hoạt động, làm việc giữa các bộ phận; Sự hợp tác giữa phóng viên và tòa soạn sẽ cao hơn khi lúc này “cái tôi nhường chỗ cho cái ta”; Khâu biên tập được rút gọn,…
Hiện nay, thông tin tiếp cận chỉ một hoặc hai góc độ - nếu không vấn đề đó sẽ được coi là nhàm chán. Báo “ĐS&PL” sẽ làm tăng “cửa sổ nhanh” cho thông tin với mục đích: cùng một nội dung sẽ có nhiều “đầu” ra. Các bộ phận chuyên môn sẽ gia tăng giá trị vào những thông tin của vấn đề đó. Những “đầu” ra này sẽ không bị trùng lặp với nhau mà thay vào đó sẽ khai thác dưới nhiều khía cạnh khác nhau – mang lại cho bạn đọc nhiều cái nhìn, cách hiểu sâu sắc nhất về cùng một vấn đề đó trên cả báo mạng và báo giấy.
Ví dụ như tin về vụ xử tòa Nguyễn Đức Nghĩa vào ngày 11/11/2010, sẽ khai thác dưới những góc độ:
Một bài tin nhanh về vụ xử tòa theo công thức 5W + H, sẽ đưa tin lên báo hằng ngày hoặc báo mạng, cung cấp cho bạn đọc thông tin sơ lược nhất.
Một bài tường thuật trực tiếp diễn biến của phiên tòa. Đối với bài viết này sẽ đưa lên báo mạng điện tử, chụp ảnh và quay video clip ngay trong thời gian diễn ra xử án để mọi người có thể hình dung phiên tòa – mang tính nóng hổi.
Một bài viết những chi tiết bên nài phòng xử án. Có thể lấy ý kiến chuyên gia, luật sư, công chúng,…để đánh giá vấn đề này.
Một bài phân tích sâu về vụ xử tòa này để cho bạn đọc có những cái nhìn khách quan nhất, đúng đắn nhất. Bài này sẽ được đăng vào số cuối tháng hoặc số chuyên đề với những chi tiết “sắc” nhất.
Và sẽ còn nhiều góc độ phản ánh khác nếu báo “ĐS&PL” khai thác tối ưu những “món ăn nhanh” cho độc giả.
Xây dựng tòa soạn “đa phương tiện” - hướng đi mới của báo “ĐS&PL” sẽ là nền tảng mới cho sự phát triển, đổi mới. Tuy mới là kế hoạch nhưng nếu thực hiện trên thực tiễn sẽ mở ra con đường hoàn toàn mới cho báo “ĐS&PL” trên con đường chinh phục độc giả.
“Ra mắt” loại hình báo chí mới: Báo mạng điện tử
Báo “ĐS&PL” được biết đến hiện nay với rất nhiều ấn phẩm như: báo ngày ra thứ 3,5,7 và cuối tuần; có 2 chuyên đề là “Pháp luật & Cuộc sống” và “Mua & Bán”, một ấn phẩm cuối tháng và một trang website.
Sự xuất hiện của nhiều loại hình báo chí khác nhau với các ưu điểm của nó đã tăng thêm tính “cạnh tranh” đối với các tòa soạn và việc cơ cấu lại, xây dựng thêm loại hình báo chí là điều cần thiết. Mỗi loại hình báo chí đều tương thích với đối tượng độc giả và cách thức tiếp cận thông tin cũng khác nhau.
Hiện nay, báo “ĐS&PL” chỉ mới dừng lại ở: báo giấy và trang website – điều này đã làm hạn chế phần nào lượng độc giả. Chính vì vậy, việc xây dựng và cho ra đời báo mạng điện tử “Đời sống & Pháp luật Online” sẽ là bước khởi đầu mới cho việc tiến tới xây dựng mô hình tòa soạn “đa phương tiện”.
Báo mạng điện tử “Đời sống & Pháp luật Online ” – một kênh thông tin mới dành cho độc giả với khả năng đăng tải nhiều nội dung nóng, mới nhất. Việc phát triển cho ra đời báo mạng điện tử sẽ làm tăng khả năng tương tác giữa các bộ phận nội dung, giữa độc giả và tòa soạn. Đặc biệt, nó sẽ mang lại nhiều cho báo “ĐS&PL” nhiều ưu điểm vượt trội như: thông tin được update thường xuyên và liên tục. sẽ có nhiều ảnh, video clip, bình luận nhanh... Đây sẽ là bước đệm mới cho công tác chuẩn bị tiến tới xây dựng một tòa soạn đa phương tiện
Chuyên môn hóa và tăng “cửa sổ nhanh” cho thông tin
Theo ông Nguyễn Huy Hoàng – Tổng thư ký tòa soạn báo “ĐS&PL” cho biết: “ Hiện nay, tòa soạn đang tiến hành cơ cấu lại bộ máy tổ chức, sẽ chuyên môn hóa hơn mô hình tòa soạn cũ. Các bộ phận sẽ làm việc online, rút ngắn thời gian, phân công nhiệm vụ cụ thể hơn”. Với hướng phát triển là một tòa soạn đa phương tiện, báo sẽ vận hành như một “nhà máy” với tốc độ chuyên môn hóa cao về mọi mặt: Độ tương tác hoạt động, làm việc giữa các bộ phận; Sự hợp tác giữa phóng viên và tòa soạn sẽ cao hơn khi lúc này “cái tôi nhường chỗ cho cái ta”; Khâu biên tập được rút gọn,…
Hiện nay, thông tin tiếp cận chỉ một hoặc hai góc độ - nếu không vấn đề đó sẽ được coi là nhàm chán. Báo “ĐS&PL” sẽ làm tăng “cửa sổ nhanh” cho thông tin với mục đích: cùng một nội dung sẽ có nhiều “đầu” ra. Các bộ phận chuyên môn sẽ gia tăng giá trị vào những thông tin của vấn đề đó. Những “đầu” ra này sẽ không bị trùng lặp với nhau mà thay vào đó sẽ khai thác dưới nhiều khía cạnh khác nhau – mang lại cho bạn đọc nhiều cái nhìn, cách hiểu sâu sắc nhất về cùng một vấn đề đó trên cả báo mạng và báo giấy.
Ví dụ như tin về vụ xử tòa Nguyễn Đức Nghĩa vào ngày 11/11/2010, sẽ khai thác dưới những góc độ:
Một bài tin nhanh về vụ xử tòa theo công thức 5W + H, sẽ đưa tin lên báo hằng ngày hoặc báo mạng, cung cấp cho bạn đọc thông tin sơ lược nhất.
Một bài tường thuật trực tiếp diễn biến của phiên tòa. Đối với bài viết này sẽ đưa lên báo mạng điện tử, chụp ảnh và quay video clip ngay trong thời gian diễn ra xử án để mọi người có thể hình dung phiên tòa – mang tính nóng hổi.
Một bài viết những chi tiết bên nài phòng xử án. Có thể lấy ý kiến chuyên gia, luật sư, công chúng,…để đánh giá vấn đề này.
Một bài phân tích sâu về vụ xử tòa này để cho bạn đọc có những cái nhìn khách quan nhất, đúng đắn nhất. Bài này sẽ được đăng vào số cuối tháng hoặc số chuyên đề với những chi tiết “sắc” nhất.
Và sẽ còn nhiều góc độ phản ánh khác nếu báo “ĐS&PL” khai thác tối ưu những “món ăn nhanh” cho độc giả.
Xây dựng tòa soạn “đa phương tiện” - hướng đi mới của báo “ĐS&PL” sẽ là nền tảng mới cho sự phát triển, đổi mới. Tuy mới là kế hoạch nhưng nếu thực hiện trên thực tiễn sẽ mở ra con đường hoàn toàn mới cho báo “ĐS&PL” trên con đường chinh phục độc giả.
Cao Thị Mai Anh
Lớp: Truyền hình K28A1
Lớp: Truyền hình K28A1
Cùng chuyên mục
Bình luận