Khu điều trị Phong Phú Bình: Những số phận gắn liền khổ đau
(Sóng trẻ) - Tôi được biết về bệnh Phong (hay bệnh Hủi) lần đầu tiên khi học về nhà thơ Hàn Mặc Tử. Tôi luôn tự hỏi đó là căn bệnh quái ác như thế nào mà khiến ông bị người đời xa lánh như vậy. Và sau chuyến đi ấy tôi đã hiểu…
Vào một ngày giữa tháng 11, cùng với tổ chức tình nguyện Vietnam Workcamp , tôi lên đường đến thăm khu điều trị Phong Phú Bình, Thái Nguyên. Con đường dẫn vào khu điều trị vẫn còn là những con đường đất đỏ gồ ghề, nằn nèo và khó đi. Nó, chắc hẳn vì những định kiến và sự kì thị lâu nay, nên nằm cách biệt hẳn với khu dân cư đông đúc phía bên nài.
Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi bước chân xuống xe ô tô là sự niềm nở, hiếu khách của các cụ sống tại đây. Phấn khởi như có con cháu về thăm, các cụ ra tận sân đón, đôi bàn tay chẳng còn lành lặn của các cụ siết lấy chúng tôi.
Sẽ là không tránh khỏi cảm giác lạ lẫm xen chút sợ sệt khi lần đầu tiếp xúc với những người từng mắc bệnh Phong. Tôi đã e dè và thật khiếm nhã khi trong vài phút tôi chỉ nhìn chằm chằm vào đôi bàn tay co rút, cụt ngón, những khuôn mặt biến dạng của các cụ. Ý nghĩ duy nhất xuất hiện trong tôi sau đó là về những nỗi đau, sự tổn thương của các cụ. Số phận thật quá ư khắc nghiệt.
Vào một ngày giữa tháng 11, cùng với tổ chức tình nguyện Vietnam Workcamp , tôi lên đường đến thăm khu điều trị Phong Phú Bình, Thái Nguyên. Con đường dẫn vào khu điều trị vẫn còn là những con đường đất đỏ gồ ghề, nằn nèo và khó đi. Nó, chắc hẳn vì những định kiến và sự kì thị lâu nay, nên nằm cách biệt hẳn với khu dân cư đông đúc phía bên nài.
Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi bước chân xuống xe ô tô là sự niềm nở, hiếu khách của các cụ sống tại đây. Phấn khởi như có con cháu về thăm, các cụ ra tận sân đón, đôi bàn tay chẳng còn lành lặn của các cụ siết lấy chúng tôi.
Sẽ là không tránh khỏi cảm giác lạ lẫm xen chút sợ sệt khi lần đầu tiếp xúc với những người từng mắc bệnh Phong. Tôi đã e dè và thật khiếm nhã khi trong vài phút tôi chỉ nhìn chằm chằm vào đôi bàn tay co rút, cụt ngón, những khuôn mặt biến dạng của các cụ. Ý nghĩ duy nhất xuất hiện trong tôi sau đó là về những nỗi đau, sự tổn thương của các cụ. Số phận thật quá ư khắc nghiệt.
Các cụ với khuôn mặt biến dạng, bàn tay co rút
Khu điều trị Phong Phú Bình hiện nay có 96 cụ sinh sống. Các cụ phần lớn sống một mình, mỗi tháng được nhà nước trợ cấp 450 nghìn đồng. Các cụ chia sẻ “Cuộc sống bây giờ chỉ trông chờ vào tiền trợ cấp, chứ tất cả các cụ ở đây không ai làm gì cả”. Thời buổi này, thử hỏi với từng ấy tiền, làm sao các cụ sống qua ngày với bao nhiêu nhu cầu thuốc men phải trang trải khi đã ở cái tuổi gần đất xa trời? Tuy điều kiện sinh hoạt của các cụ còn khó khăn và thiếu thốn nhưng các cụ lại có vẻ hài lòng lắm “So với ngày trước thì thế này là tốt lắm rồi các cháu ạ”.
Biểu hiện của bệnh Phong trên từng người là khác nhau. Vì không được điều trị kịp thời, ngón tay, ngón chân các cụ co rút, mất cảm giác,… Những viêm ổ loét để lại trên cơ thể các cụ chi chít là sẹo. Vì nó nhiều cụ phải cắt bỏ chân, tay mình khiến sinh hoạt vô cùng khó khăn. Tất cả các cụ đã đều phải chịu đựng vô vàn những đau đớn, kéo dài cho đến tận bây giờ. Đó là những nỗi đau không thể cân đo đong đếm được về thể xác.
Cụ ông đã mất cả 2 chân và phải sử dụng chân giả
Nhưng những con người ấy còn mang trong mình một nỗi thống khổ lớn hơn rất nhiều, chính là nỗi đau về tinh thần. Bà Nguyệt, năm nay đã nài 70, chia sẻ với chúng tôi: “Bà vào trại Phong Quỳnh Lập, Nghệ An từ những năm 60, khi ấy mới 20 tuổi. Khi trại Phong bị giặc Mĩ đánh phá, bà mới chuyển vào đây. Khoảng 40 tuổi thì bà khỏi bệnh”. Bà sống trong cô đơn cả cuộc đời mình, không chồng con, không người thân thích làm chỗ dựa.
Bà Nguyệt cùng các tình nguyện viên
Những năm tháng tuổi đôi mươi đẹp nhất trong đời, khi bất cứ ai cũng mong muốn được sống tốt và được yêu thương, thì phần lớn các cụ ở đây và bà Nguyệt một thân một mình chống chọi với bệnh tật và bị người đời, thậm chí là chính người thân của mình xa lánh.
Bệnh Phong cho đến nay đã có thuốc chữa và được khoa học chứng minh là có tỉ lệ lây nhiễm rất thấp. Nhưng nhiều người vẫn chưa nhận thức hết về bệnh Phong và có tâm lí kì thị. Họ vẫn vì hai chữ “nhỡ như…” mà tránh xa những người mắc bệnh Phong đáng thương.
Đôi bàn tay cụt ngón
Gặp gỡ và trò chuyện cùng các cụ, chúng tôi nhận ra chúng tôi đã may mắn nhiều đến nhường nào khi được sống khỏe mạnh, sống no đủ. Và chúng tôi khựng lại, nghĩ đến các cụ mỗi khi than thở về cuộc sống, để biết rằng mình chẳng khổ là bao nhiêu, để cố gắng sống thật ý nghĩa.
Chỉ hi vọng sẽ ngày càng có nhiều những sự quan tâm của cộng đồng dành cho những người đã từng mắc bệnh Phong, không chỉ ở riêng khu điều trị Phong Phú Bình, mà ở mọi khu điều trị Phong trên cả nước, để dần xóa bỏ mọi rào cản xã hội, đem đến cho họ sự an ủi, những niềm vui bé nhỏ trong cuộc sống này.
Ngọc Nữ
Truyền hình K32 A1
Truyền hình K32 A1
Cùng chuyên mục
Bình luận