Kỳ 2: Rác thải thải sinh hoạt, ô nhiễm một ảnh hưởng mười

Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng và phổ biến dẫn tới suy thoái môi trường đất, nước, không khí. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động quản lý, thu gom và xử lý rác thải vẫn còn tồn đọng nhiều bất cập chưa được xử lý.

Theo báo cáo của tổng cục môi trường năm 2021 cho thấy, mỗi ngày trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng hơn 6500 tấn rác thải sinh hoạt được thải ra môi trường. Trong số đó có đến 89% rác thải được xử lý theo phương pháp chôn lấp. 11% còn lại được xử lý bằng phương pháp đốt và công nghệ vi sinh. Do quá trình thu gom và xử lý rác thải không đúng kỹ thuật, công nghệ vẫn còn lạc hậu, các bãi rác tự phát tăng lên đã gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe người dân.

anh-6.jpg
Rác thải ngổn ngang ngay bên đường

Hệ lụy từ rác thải sinh hoạt

Trong rác thải sinh hoạt, thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và vi sinh vật, rác thải hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí độc hại. 

Theo anh Dương Tùng Ninh chuyên viên môi trường sở tài nguyên môi trường cho biết: “Việc thu gom, xử lý rác thải không đúng cách làm mất mỹ quan và gây ra nhiều tác hại cho môi trường rất lớn. Điển hình các khí độc như khí CH4 và CO2 được thoát ra ở các bãi rác tập trung. Ngoài ra, ở các bãi rác lộ thiên và khu vực chôn lấp là nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính, đồng thời đây cũng là tác nhân gây ô nhiễm không khí.” 

anh-7.jpg
Rác thải được xử lý bằng cách đốt truyền thống

Việc xử lý rác thải bằng phương pháp đốt sẽ làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. Nguy hiểm hơn khi trong thành phần của tro bụi có chứa các hợp chất như kim loại nặng, dioxin, những hợp chất này là tác nhân chính gây ung thư, suy giảm miễn dịch và một số bệnh đường hô hấp ở người. 

“Khí thải sinh ra từ các đống rác sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí, gây mùi hôi. Nước rỉ ra từ rác thải đang phân hủy sẽ chảy xuống ao hồ, làm ô nhiễm nguồn nước, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước, gây nên hiện tượng đổi màu nước, cá chết hàng loạt,.... Hơn nữa, môi trường ô nhiễm sẽ tạo nơi trú ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người và gia súc.” - Anh Ninh chia sẻ thêm.

anh-8.jpg
Rác thải xả trực tiếp ra kênh mương gây ô nhiễm nước

Không những ảnh hưởng đến không khí, nước, rác thải sinh hoạt tích tụ lâu ngày còn gây ô nhiễm môi trường đất. Đặc biệt, thành phần rác thải nhựa khi chôn lấp có thời gian phân hủy rất dài, các túi nilon cần tới 50 - 60 năm mới phân hủy trong đất. Rác thải với mức độ ngày một tăng như hiện nay, thì việc tìm giải pháp để xử lý đang trở thành vấn đề vô cùng cấp thiết. 

Nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách để giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải sinh hoạt, như áp dụng công nghệ nước ngoài, xây dựng thêm các khu xử lý rác thải. Nhưng thực tế cho thấy, các dự án xây mới đều chỉ nằm trên giấy, việc thực thi gặp nhiều bất cập. 

Các phương pháp xử lý rác thải tại nước ngoài áp dụng cho nước ta đều không hiệu quả do đặc thù rác thải chưa được phân loại tại nguồn. Hiện nay, lượng rác ở đô thị được đưa đến bãi chôn lấp tập trung chỉ chiếm 60% - 65% , lượng rác còn lại được vứt ở ao, hồ kênh, rạch, các bãi rác tự phát,... 

Nỗi ám ảnh của người dân thủ đô 

Rác thải là nỗi ám ảnh của chính quyền và người dân thủ đô theo thời gian. Người dân luôn trong tình trạng “thấp thỏm không yên” mỗi khi khu xử lý rác gặp vấn đề. 

Việc xử lý rác thải không hợp vệ sinh chính là nguyên nhân gây nên các bệnh về da liễu, viêm phế quản, các bệnh về đường hô hấp và xương khớp ở người. Chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất của ô nhiễm rác thải chính là những người nhân viên dọn dẹp vệ sinh. 

Chị Nguyễn Thị Hiên (Hoài Đức, Hà Nội) với 20 năm làm nghề lao công chia sẻ: “Làm nghề như chúng tôi rất độc hại và ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều. Mỗi ngày làm việc đều phải tiếp xúc với rác bốc mùi hôi thối, cộng thêm khói bụi xe cộ, đường phố, khiến tôi cảm thấy tức ngực, khó thở. Sau nhiều năm làm nghề, sức khỏe tôi bị ảnh hưởng rất nhiều, sức yếu đi, toàn thân nhức mỏi, mỗi lần trái gió trở trời là bị đau nhức xương khớp.”

anh-9.jpg
Phỏng vấn chị Nguyễn Thị Hiên sống tại Hoài Đức, Hà Nội

Không chỉ những người công nhân dọn dẹp vệ sinh, những hộ gia đình sống gần các bãi rác thải cũng chịu nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.

Sinh sống tại gần bãi tập kết rác ở Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, chị Hương  kể lại: “Cứ đến chiều tối xe chở rác lại tập kết ở đây, mỗi lần đi qua tôi đều phải bịt mũi lại do mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ bãi rác.”

“Mùi này nồng đến mức ở trong nhà cũng ngửi thấy, tôi phải đóng kín cửa suốt. Tôi không thể cho con ra ngoài chơi vì lo lắng, sợ mùi hôi thối ảnh hưởng đến sức khỏe của con và các thành viên trong gia đình.” -  chị Hương chia sẻ thêm. 

Tình trạng này diễn ra không chỉ mỗi gia đình chị Hương mà rất nhiều hộ dân sống gần các bãi chôn lấp, bãi tập kết rác đều gặp phải. 

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tường Vân chuyên khoa 1 nội khoa - bệnh viện đa khoa Phương Đông: “Rác thải gây ô nhiễm môi trường đất, nước,... dễ phát sinh virus truyền nhiễm gây hại. Những người tiếp xúc thường xuyên với rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, các bệnh ngoài da, phụ khoa. Số lượng người bị nhiễm bệnh do ô nhiễm rác thải sinh hoạt tăng lên theo mỗi năm, đặc biệt  trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất.” 

“Người dân cần hạn chế tiếp xúc với rác thải, nhất là rác thải đã và đang phân hủy. Phải sát trùng thường xuyên và đeo khẩu trang. Những ai có dấu hiệu mắc bệnh về đường hô hấp hay nghiêm trọng hơn thì phải tới bệnh viện để khám xét kịp thời. - Bác sĩ Vân chia sẻ thêm.

anh-10.jpg
Bác sĩ Nguyễn Thị Tường Vân, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 1 nội khoa

Rác thải gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, rác thải sẽ chỉ thực sự nguy hiểm khi con người không quan tâm đến công tác quản lý, thu gom và xử lý đúng cách. 

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, cộng đồng cũng như làm cho môi trường sống không bị ô nhiễm bởi rác thải, mỗi người dân hãy nêu cao ý thức bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ hằng ngày.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN