Lùi dự thảo Luật đăc khu - quyết định hợp lý
(Sóng trẻ) - Một vấn đề nóng thu hút sự chú ý của dư luận những ngày này, đó là việc dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Luật đặc khu) được đưa ra trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (khóa XIV). Rất nhiều những ý kiến trái chiều của các Đại biểu Quốc hội, chuyên gia và người dân đã làm nóng nghị trường cũng như trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Trước sức ép của những vấn đề còn gây nhiều tranh cãi trong dự thảo lần này, rạng sáng ngày 9/6, Văn phòng Chính phủ đã đi tới quyết định xin lùi thông qua Luật đặc khu trong ngày 15/6 tới đây.
“Đặc khu kinh tế” không phải là một cụm từ quá xa lạ trên thế giới. Thực tế,đã có rất nhiều quốc gia thực hiện mô hình này và đạt được nhiều thành tựu như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Ngay cả với Việt Nam, mô hình đặc khu kinh tế cũng không còn là một mô hình xa lạ. Dù được gọi dưới những cái tên khác nhau song các khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai hay Bình Dương thực chất đều có mô hình hoạt động tương tự như một đặc khu kinh tế và có những đóng góp rất lớn cho GDP cả nước.
3 địa điểm dự kiến hình thành các đặc khu kinh tế (Ảnh: Vnexpress)
Một trong những vấn đề chính thu hút sự quan tâm của dư luận đó là việc ở điều 32 của dự thảo luật này khi cho thời hạn sử dụng đất lên tới 99 năm. Có ý kiến cho rằng, đây là một con số quá lớn, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính ổn định chính trị, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia.
Bên phía ủng hộ việc lập đặc khu, lập luận rằng đặc khu kinh tế bản chất là một khu thương mại tự do. Thuế và kinh doanh được nới lỏng, đặc biệt có nhiều ưu đãi nhằm thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước nài. Mục đích mà đặc khu kinh tế vươn tới là sự phát triển vượt bậc nhờ vào nguồn đầu tư vốn nước nài. Cần phải nhắc lại, đặc khu kinh tế tương tự với việc cho thuê đất chứ hoàn toàn không phải là bán đất. Vì vậy mọi hoạt động trong khu vực đặc khu (nài hoạt động kinh tế đã được nới lỏng) đều được chính quyền và nhà nước quản lý. Nên nếu như cho rằng các nhà đầu tư sau khi thuê địa bàn có thể muốn làm gì thì làm trên khu vực đó là hoàn toàn không đủ căn cứ.
Mặt khác, nhiều người còn lo lắng về việc thời gian cho thuê 99 năm là quá dài. Xong nếu xem xét kỹ lưỡng thì với một doanh nghiệp lớn, khi bắt đầu một dự án, điều họ nghĩ đến đầu tiên sẽ là thời gian duy trì của dự án đó. Nếu dự án không chắc chắn sẽ duy trì đủ đâu để mang lại lợi ích cho nhà đầu tư thì ắt hẳn sẽ không mấy doanh nghiệp dám liều lĩnh để mang một số tiền lớn ra thử thách. Vậy việc kéo dài thời hạn cho thuê đất cũng chính là hình thức để thu hút và giữ chân các doanh nghiệp nước nài.
Nói một cách dễ hiểu thì các nhà đầu tư sẽ chỉ đầu tư khi thời gian sở hữu đất đủ lâu để họ phát triển doanh nghiệp của mình, cũng như tạo được sức ảnh hưởng từ doanh nghiệp đến khu vực đầu tư. Thời gian 99 năm để một doanh nghiệp thực sự lớn mạnh ở một khu vực có lẽ không phải quá dài. Khoảng thời gian cho thuê 50 năm như ta đang thực hiện, vốn chỉ phù hợp cho khu công nghiệp nhỏ và không thể phù hợp khi ta muốn mở rộng mô hình. Có thể nói 99 năm là một khoảng thời gian đủ để mang lại cảm giác an toàn cho mỗi nhà đầu tư. Vì vậy, việc phản đối thời gian cho thuê đất 99 năm, không hẳn là một lựa chọn đúng đắn.
Tuy vậy, những lí giải này vẫn không thể làm yên lòng nhiều người, đặc biệt là giới chuyên gia, nhà quan sát. Theo phân tích của TS Vũ Thành Tự Anh ( thành viên Tổ tư vấn cho Thủ tướng) thì có 5 vấn đề trong dự thảo này cần phải làm rõ thêm: Thứ nhất, chính sách nằm sau dự thảo luật này thiếu cơ sở thực tiễn bởi cả Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc với tiềm năng hiện có đều khó có thể trở thành một cực tăng trưởng của đất nước trong 10-20 năm tới. Thứ hai, những ưu đãi kịch khung sẽ gây nên "cuộc đua xuống đáy" với hiệu ứng ngược khi không đi kèm tiến bộ về mặt thể chế chính sách. Thứ ba, chúng ta sẽ ngày càng phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước nài và như vậy kinh tế trong nước tiếp tục bị lấn át trên sân nhà. Thứ tư, việc triển khai mô hình đặc khu trên thực tế sẽ còn nhiều khó khăn khi thiếu nguồn lực, năng lực và thẩm quyền. Thứ năm, với vị trí xung yếu thì 3 đặc khu này có nên là nơi thử nghiệm chính sách trong bối cảnh hiện nay không?
Đó là phân tích của một nhà chuyên gia, còn phản ứng từ phía người dân, thì ngay chính Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc đã nhận đinh, đó là một "làn sóng khủng khiếp". Người dân phản ứng vì sao?
Vì cả ba khu vực Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đều nằm ở những vị trí nhạy cảm về vấn đề an ninh, quốc phòng toàn dân. Nhìn lại thời gian gần đây, khi Trung Quốc công khai vẽ hình lưỡi bò trên khắp vùng biển Đông thì việc chọn ba khu vực trên để xây dựng đặc khu kinh tế ắt sẽ có nhiều bất cập. Trong khi đó cả ba khu vực Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) đều là những khu vực có nhiều hải cảng quan trọng của cả nước. Trước tình hình an ninh khu vực như hiện nay thì việc lựa chọn địa điểm xây dựng đặc khu kinh tế như dự kiến có lẽ sẽ còn gặp nhiều ý kiến phản đối từ nhân dân.
Bên cạnh đó, nhìn về thời gian phát triển mô hình này trên thế giới thì không khó để nhận ra rằng đặc khu kinh tế đã có phần lỗi thời. Các nước đi đầu về mô hình xây dựng đặc khu kinh tế là Singapore và Trung Quốc, họ đã thực hiện mô hình này từ những năm 1985. Đây là khoảng thời gian mới bắt đầu thực hiện nền kinh tế mở cửa. Hay nói cách khác thì đây là mô hính thí nghiệm của họ
Nhìn lại Việt Nam, chúng ta đã bước sang thời kì đổi mới cách đây gần 30 năm. Các chính sách về tự do thương mại, thúc đẩy kinh tế đã được thực thi rất nhiều. Việt Nam đã có những bước hội nhập sâu rộng với hàng loạt hiệp định thương mại quốc tế được ký kết. Chưa dừng lại ở đó, nhận thức dân trí cũng ngày một được nâng cao, điều đó đồng nghĩa với việc nhân lực quản trị không hề kém cạnh các quốc gia khác trên thế giới. Vậy với số tiền hàng trăm tỉ mà ngân sách nhà nước sẽ bỏ ra, điều gì thực sự khác biệt ở những đặc khu kinh tế mà ta đang hướng tới so với những khu công nghiệp mà ta đang thực hiện? Phải chăng nó chỉ là việc hợp pháp hóa các khu vực Casino hay mại dâm như người dân vẫn truyền tai nhau? Nếu thực sự như vậy thì số tiền mà ngân sách nhà nước phải gánh thực sự có xứng đáng? Hơn nữa, nhiều nhà phân tích cho rằng, dự thảo luật thiếu tầm nhìn về cách mạng 4.0, không có nhiều điểm nói về các thử nghiệm chưa từng có ở tầm vĩ mô, mặt khác, ưu đãi vượt trội với 3 đặc khu vô tình đẩy phần còn lại của đất nước vào thế hoàn toàn bất lợi trong thu hút đầu tư, về khả năng thua thiệt của ngân sách khi đã được đầu tư lớn mà còn có những ưu đãi vượt trần thì chúng ta sẽ thu lại được gì và Việt Nam sẽ trở thành nơi né thuế cho các tập đoàn đa quốc gia, Đặc biệt là những nguy cơ về quản lý đất đai, tài nguyên, về việc trao quá nhiều quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Chính từ những ý kiến trái chiều của cả bên ủng hộ lẫn bên phản đối, đã cho thấy dự thảo luật đặc khu vẫn còn quá nhiều những thiếu sót và cần phải làm rõ. 3h sáng ngày 9/6, Chính phủ phát đi quyết định xin lùi thông qua dự thảo này. Đó không chỉ là một sự cẩn trọng trong việc đưa ra một dự luật sẽ ảnh hưởng lâu dài đến lợi ích quốc gia, mà còn thể hiện trách nhiệm của cơ quan hành pháp trước nhân dân. Một quyết định mà người viết đánh giá là hợp lý, trong thời điểm tất cả chúng ta đều cần phải bình tĩnh và sáng suốt.
Mai Linh
Cùng chuyên mục
Bình luận