Mặt trái của mạng xã hội trong cuộc sống hiện nay

(Sóng trẻ) - Sự hữu ích của mạng xã hội vào cuộc sống là điều không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của nó đến chúng ta cũng là không hề nhỏ.

2d6d47295_anh_1.jpg

Thông tin xấu tràn lan trên mạng xã hội

Sự ra đời và phát triển của mạng xã hội được coi là một bước tiến lớn trong đời sống giao tiếp của loài người, mang lại nhiều tiện ích cho xã hội. Ban đầu nó chỉ là địa điểm để mọi người giao lưu, kết bạn với nhau. Nhưng dần dần, mạng xã hội càng ngày càng chiếm một vai trò lớn hơn trong cuộc sống của những người sử dụng nó. 

Facebook – mạng xã hội có đông người sử dụng nhất trên thế giới hiện là nơi để mọi người bàn bạc công việc làm ăn, quảng cáo thương hiệu, điều tra xã hội học… Sự hữu ích của Facebook đối với cuộc sống là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, hàng trăm nghìn lượt thông tin được cập nhật mỗi ngày trên mạng xã hội này đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho những nhà quản lý nó, khi mà nhiều thông tin thiếu chính xác, thậm chí là được bịa đặt hiện đang tràn lan.

Nhiều thành phần có ý đồ xấu, các thế lực phản động tung thông tin bịa đặt gây hoang mang dư luận; xuyên tạc, chống phá nhà nước. Nhiều fanpage chỉ vì mục đích câu like, câu view mà sẵn sàng đưa lên những bức ảnh tang thương, lợi dụng tấm lòng thương cảm của người dùng. Rồi hiện tượng lừa đảo qua mạng, lan truyền link có mã độc cũng gây ra không ít thiệt hại vượt nài phạm vi của thế giới ảo. Những thông tin xấu được xử lý rất tinh vi thông qua những bức ảnh, bài viết. Người dùng mạng xã hội nếu không tỉnh táo sẽ rất dễ bị lợi dụng, vô tình tiếp tay cho đối tượng xấu để lan truyền những thông tin bịa đặt này.

Phải thật tỉnh táo

Chúng ta sử dụng mạng xã hội để cập nhật thông tin. Nhưng, trước sự mất an toàn từ nhiều phía, người dùng hiện nay phải biết cập nhật có chọn lọc cũng như phân biệt những thông tin tốt, xấu. Một số bước có thể giúp chúng ta phần nào kiểm chứng được thông tin trên mạng xã hội như xem kĩ phần giới thiệu để biết danh tính người công bố thông tin, kiểm tra phần mục tiêu của trang mạng. Bằng cảm nhận cá nhân hãy xem nội dung trang mạng đăng tải có đúng mục tiêu trang đặt ra hay không, tìm kiếm thông tin nhiều nơi để đối chiếu, so sánh; hay xem lại khoảng thời gian tin đăng tải…

Nếu kĩ năng phân biệt còn hạn chế thì các bạn nên vào các trang báo mạng có uy tín để cập nhật thông tin. Bạn cũng nên hạn chế thói quen chia sẻ link bài viết nếu chưa xác thực được thông tin, tránh trường hợp tiếp tay cho kẻ xấu lan truyền những thông tin bịa đặt gây hoang mang dư luận.

Biết được tính chất của mạng xã hội với tốc độ lan truyền nhanh, nên hơn ai hết, chúng ta - những người hằng ngày sử dụng mạng xã hội nên có trách nhiệm hơn với từng bức ảnh, dòng trạng thái của chính mình, tỉnh táo hơn trong thời đại thông tin thông tin bùng bổ ngày nay.

Nguyễn Thanh Tú
Truyền hình K32A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN