Nan giải trong việc xử lý vấn đề ô nhiễm và bị lấn chiếm tại sông Nhuệ

(Sóng trẻ) – Nhiều năm qua, dòng sông Nhuệ chảy qua địa bàn thành phố Hà Nội chịu cảnh ô nhiễm nặng nề cùng với việc bị lấn chiếm đất trái phép khiến người dân xung quanh “kêu trời”.

Tràn ngập rác thải dưới lòng sông, mùi hôi thối xộc thẳng vào nhà

Sông Nhuệ là nhánh nhỏ của sông Hồng, dài gần 80 km, đi qua các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông và các huyện Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa.

Nếu trước đây sông Nhuệ từng là một dòng sông xanh mát, sạch đẹp thì hiện tại dòng sông này ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng bởi phải gánh chịu vô số loại rác thải do người dân vứt xuống và nhiều nguồn nước thải chưa qua xử lý từ các khu dân cư, nhà máy chảy thẳng vào sông. 

Toàn cảnh dòng sông Nhuệ từ trên cao nhìn xuống. (Ảnh: Linh Chi)
Toàn cảnh dòng sông Nhuệ từ trên cao nhìn xuống. (Ảnh: Linh Chi)

Bà Kim Anh (60 tuổi, Hà Đông) cho biết: “Hồi xưa, tôi đi học về hay cùng bạn bè ra dòng sông Nhuệ để chơi, chúng tôi tắm sông, mò cua, bắt ốc đủ cả nhưng đấy là chuyện của mấy chục năm về trước. Dòng sông Nhuệ bây giờ nước sông đen kịt, sủi cả bong bóng khiến tôm cá không thể sống nổi". 

Bà Kim Anh phản ánh về tình trạng ô nhiễm của dòng sông Nhuệ. (Ảnh: Linh Chi)
Bà Kim Anh phản ánh về tình trạng ô nhiễm của dòng sông Nhuệ. (Ảnh: Linh Chi)
Ống nước xả thải chưa qua xử lý được đổ thẳng vào sông. (Ảnh: Linh Chi)
Ống nước xả thải chưa qua xử lý được đổ thẳng vào sông. (Ảnh: Linh Chi)
Bề mặt sông có hiện tượng nổi váng, gây mất mỹ quan đô thị. (Ảnh: Linh Chi)
Bề mặt sông có hiện tượng nổi váng, gây mất mỹ quan đô thị. (Ảnh: Linh Chi)

Là người dân sinh sống gần khu vực sông Nhuệ, chị Thu Trang (20 tuổi, Hà Đông) cũng cho biết, mùi hôi thối trở nên khó chịu nhất vào mùa hanh khô, gia đình chị phải đóng chặt các cửa sổ trong nhà để tránh mùi sông bốc vào. 

Chị Trang chia sẻ: “Có lần tổ dân phố đã vận động các hộ gia đình ven sông cùng nhau trục, vớt rác dưới lòng sông nhưng kết quả không như mong đợi, tình trạng ô nhiễm vẫn tiếp diễn khiến chúng tôi cảm thấy rất thất vọng và lo lắng cho môi trường sống xung quanh mình". 

Rác thải ứ đọng thời gian dài trên hai bên bờ sông Nhuệ. (Ảnh: Linh Chi)
Rác thải ứ đọng thời gian dài trên hai bên bờ sông Nhuệ. (Ảnh: Linh Chi)

Tràn lan công trình trái phép, gây khó khăn cho cơ quan chức năng

Nhiều năm trở lại, nhiều hộ gia đình đã sử dụng đất lấn chiếm hai bên bờ sông Nhuệ để xây dựng nhà ở, lều lán tạm, nhà trọ cho thuê, xưởng sản xuất… khiến dòng sông này ngày càng bị thu hẹp, đất ven sông bị sụt lún. 

Hành vi chiếm dụng hành lang thoát lũ, hành lang bảo vệ đê, xây dựng các công trình ven sông không theo khuôn mẫu thiết kế, không chỉ ảnh hưởng đến việc điều tiết thuỷ lợi, môi trường sống an toàn của người dân trước các vấn đề thiên tai mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy hoạch xây dựng của địa phương.

Dọc phố Thanh Bình, quận Hà Đông, hầu hết nhà dân nằm sát ven sông Nhuệ đều có hiện tượng lấn chiếm, nhiều hộ còn xây nhà kiên cố sát mép sông. (Ảnh: Linh Chi)
Dọc phố Thanh Bình, quận Hà Đông, hầu hết nhà dân nằm sát ven sông Nhuệ đều có hiện tượng lấn chiếm, nhiều hộ còn xây nhà kiên cố sát mép sông. (Ảnh: Linh Chi)

Được biết, tuyến phố Thanh Bình, dọc theo ven sông Nhuệ là tuyến phố có lượng dân cư đông đúc và nhộn nhịp. Vấn nạn la liệt công trình xây dựng trái phép khiến tuyến phố thường gặp phải tình trạng tắc đường và các vấn đề an sinh xã hội chưa được đảm bảo. 

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, do quy hoạch tổng thể lưu vực sông Nhuệ chưa hoàn thành, nguồn lực còn hạn chế nên việc triển khai đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông vẫn chưa kịp tiến độ. Ngoài ra, hầu hết cơ sở trong các khu, cụm công nghiệp dọc theo sông Nhuệ đều không xây dựng trạm xử lý nước thải nên sông tiếp tục bị ô nhiễm.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương tiếp tục triển khai, thực hiện kiểm soát nguồn thải vào lưu vực sông, triển khai các dự án khắc phục ô nhiễm môi trường. Đồng thời xây dựng các hệ thống thu gom, tách nước mưa và nước thải sinh hoạt để xử lý, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN