Nạn nhân thực sự của định kiến giới: Đàn ông có cần “đòi” bình đẳng?

(Sóng trẻ) - Bình đẳng giới chưa bao giờ được giải quyết triệt để, một phần bởi không ít người cho rằng đó chỉ là câu chuyện của phụ nữ. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm khi đàn ông cũng có khát vọng bình đẳng.

Định kiến giới chỉ ràng buộc người phụ nữ?

Lâu nay, câu chuyện khát vọng về bình đẳng giới hầu như chỉ đề cập dưới góc độ nữ quyền. Tình trạng này xuất phát từ tư tưởng phụ nữ là phái yếu, là nạn nhân của bất bình đẳng nên mới phải đấu tranh để “đòi” quyền bình đẳng. Trên thực tế, cần xem xét bình đẳng giới từ quan điểm của cả hai giới chứ không phải biến nó thành độc quyền của phụ nữ. Nỗ lực bình đẳng giới sẽ “khập khiễng” nếu chỉ quan tâm đến phái nữ mà bỏ qua phái nam.

Ở một góc độ nào đó, phụ nữ bị gắn liền với suy nghĩ phải hy sinh quyền lợi và hạnh phúc cá nhân của mình cho gia đình, cho chồng, cho con. Những người phụ nữ muốn rời xa căn bếp gia đình và ra ngoài làm việc, phấn đấu vì sự nghiệp, hạnh phúc riêng thường bị gắn mác không “an phận thủ thường” theo quan niệm phong kiến lạc hậu. Còn vô số các quy định về cách ăn mặc, đi đứng, nói chuyện,... ràng buộc người phụ nữ suốt mấy thế kỷ qua.

1-1.jpg
Phần lớn phụ nữ sau khi kết hôn sẽ phải đối mặt với trách nhiệm “giữ lửa gia đình” (Ảnh: Internet)

 

Song, phụ nữ không phải nạn nhân duy nhất của định kiến giới. Những tiêu chí truyền thống về người đàn ông chuẩn mực cũng khiến phái nam chịu phải không ít ràng buộc, áp lực, thậm chí chấp nhận bất bình đẳng giới như một lẽ “đương nhiên”: Đàn ông phải mạnh mẽ, tài giỏi, giàu có, trở thành trụ cột kinh tế gia đình; không được phép yếu đuối, thua kém phụ nữ;...

2-1.jpg
Trở thành trụ cột gia đình là tảng đá đè nặng lên vai đàn ông trưởng thành (Ảnh: Internet)

 

Trong thời kỳ phong kiến, người phụ nữ trở thành nạn nhân của định kiến giới, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” diễn ra quá lâu, ăn sâu vào tiềm thức khiến nhiều người nghĩ đến việc giành lại quyền lợi cho phái nữ. Tuy nhiên, nếu nói rằng bản chất của xã hội Việt Nam là “trọng nam khinh nữ” cũng không hoàn toàn đúng. Không phải ngẫu nhiên mà vùng nông nghiệp tiêu biểu – khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam được nhiều học giả phương Tây gọi là “xứ sở Mẫu hệ”.

Từ thuở xa xưa, ông cha ta với đặc trưng văn hóa nông nghiệp, thiên về tính âm dẫn đến lối sống thiên về tình cảm, trọng phụ nữ. Điều này được biểu hiện rõ trong lĩnh vực tín ngưỡng khi chúng ta thờ nhiều nữ thần. Các nữ thần của dân tộc Việt Nam là các bà mẹ, các Mẫu vì cái đích mà người Việt hướng tới là sự phồn thực.

Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vốn không phải truyền thống của dân tộc Việt Nam, mà chỉ xuất hiện khi văn hóa Việt Nam giao thoa với văn hóa khu vực, đặc biệt là Trung Hoa. Cho đến tận bây giờ, ở các dân tộc ít chịu hoặc hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như Chăm và nhiều dân tộc ở Tây Nguyên, vai trò phụ nữ vẫn rất lớn, phụ nữ chủ động trong hôn nhân, chồng về ở nhà bên vợ, các con đặt tên theo họ mẹ,...

Chính vì thế, nếu xét trên phương diện văn hóa, truyền thống, chúng ta cũng phải đấu tranh bình đẳng giới cho cả nam lẫn nữ. Những cơ sở văn hóa lâu đời vẫn được gìn giữ, bảo tồn như đặc trưng, nét đẹp truyền thống nhưng tư tưởng trọng nữ cũng là một định kiến giới cần thay đổi. Cách chúng ta bài trừ định kiến giới bằng việc đấu tranh cho nữ quyền, hạ thấp nam quyền là hoàn toàn sai lầm, khập khiễng, thậm chí còn vô tình tạo nên thế bất bình đẳng.

Bình đẳng giới không chỉ dành riêng cho phụ nữ

Hiện nay, số lượng các nghiên cứu về đàn ông xung quanh vấn đề bình đẳng giới vẫn còn ít. Một vài công tác tuyên truyền, vận động xoá bỏ khoảng cách trong xã hội vẫn mang nặng thông điệp “phụ nữ là nạn nhân của bất bình đẳng nên phải đấu tranh “đòi” lại công bằng cho họ”. Điều này bắt nguồn từ việc các phong trào tìm kiếm bình đẳng giới trước đây có phần thiên về phái nữ, qua thời gian vô tình "bỏ rơi" phái nam, hoặc cho nam giới là đối tượng đáng bị lên án, chỉ trích.

Theo nhận xét của TS.Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) tại sự kiện ra mắt diễn đàn kết nối nam giới vì bình đẳng giới và phát triển bền vững ở Việt Nam năm 2021, nhiều hội thảo, diễn đàn về bình đẳng giới chủ yếu là phụ nữ tham dự. 

"Nếu có anh em nam giới tham gia thì cũng chỉ phát biểu vài câu hoa mĩ rồi ra về, để lại chị em với nhau. Ngày 8/3, 20/10 hàng năm cũng vậy, đa số chỉ có chị em tíu tít chuẩn bị, chúc mừng lẫn nhau", bà Hồng khái quát. TS.Khuất Thu Hồng cũng nhận định, hiện nay quyền bình đẳng nam - nữ đã có nhiều cải thiện, vậy nên đã đến lúc phải dành sự quan tâm tới nam giới để thu hút họ vào mục tiêu chung là bình đẳng giới.

3-1.jpg
Phụ nữ tích cực trong các phong trào đòi quyền bình đẳng (Ảnh: Internet)

Hiện nay, bình đẳng giới cần được thực hiện trong mọi khía cạnh của đời sống xã hội để cả phụ nữ và đàn ông đều giải quyết được vấn đề của mình. Đặc biệt, khi mỗi giới đều có năng lực riêng, việc tạo điều kiện để phái nam và phái nữ cùng thể hiện năng lực ở mọi lĩnh vực là điều thiết yếu.

Bên cạnh việc tôn vinh người phụ nữ, những ngày lễ riêng của đàn ông đang dần thu hút sự quan tâm của công chúng. Truyền thông cũng góp phần cổ vũ phái mạnh bằng cách thực hiện nhiều chương trình đề cao vai trò của nam giới trong gia đình như Mẹ vắng nhà, ba là siêu nhân; Quý ông hoàn mỹ; Đàn ông phải thế…

4-1.jpg
Những chương trình đề cao vai trò của nam giới trong gia đình đang dần được ưa chuộng (Ảnh: Internet)

Trên con đường đấu tranh vì bình đẳng giới, phụ nữ và đàn ông không phải hai đối tượng riêng rẽ cần xem nhau như kẻ thù. Vấn đề chỉ được giải quyết khi họ cùng thấu hiểu và tiến tới một mục đích chung. Không ai có thể “vỗ tay khi chỉ có một bàn tay”, dù là phái yếu hay phái mạnh cũng cần nhìn xa hơn vì mục đích chung bởi nếu mỗi giới chỉ đòi bình đẳng trong cuộc sống của chính mình mà không có sự thấu hiểu cho bên còn lại thì việc đạt được kết quả cuối cùng sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Quá trình giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ định kiến giới đòi hỏi sự liên tục, đồng bộ và sáng tạo. Chính vì vậy công tác này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của phụ nữ hay các tổ chức chính trị, xã hội mà quan trọng hơn là cần vận động đàn ông tham gia trực tiếp để phái nam và phái nữ có thể cùng hướng tới một mục tiêu chung.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN