“Nâng cao hơn nhận thức bảo vệ động vật hoang dã trong giới trẻ”

Sóng trẻ- Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên EVN là một trong số ít các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận ở Việt Nam với mục đích bảo vệ các loài động vật hoang dã. Cùng trò chuyện với chị Ninh Phương Thảo, phụ trách Truyền thông của EVN để hiểu hơn về thực trạng bảo vệ động vật hoang dã ở nước ta hiện nay cũng như các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho người dân.

PV: Được biết Trung tâm giáo dục thiên nhiên ENV là một trong những tổ chức môi trường đầu tiên tại Việt Nam chuyên sâu về lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Vậy chị có thể giới thiệu rõ hơn về tổ chức ENV?

Được thành lập năm 2000, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên ENV là một trong những tổ chức môi trường đầu tiên tại Việt Nam chuyên sâu về lĩnh vực bảo vệ các loài động vật hoang dã. Các hoạt động chính của ENV bao gồm: giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã thông qua các chương trình nâng cao nhận thức cho người dân; tăng cường thực thi pháp luật thông qua việc hỗ trợ trực tiếp các cơ quan chức năng và khuyến khích sự tham gia tích cực của công chúng cùng chung tay ngăn chặn nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép. Nài ra, ENV cũng phối hợp chặt chẽ với các nhà hoạch định chính sách để tăng cường thể chế, khắc phục các lỗ hổng luật pháp, phát triển cách chính sách hiệu quả và thúc đẩy quá trình ra quyết định có liên quan tới vấn đề bảo vệ động vật hoang dã.   

PV: Với tư cách là một người hoạt động lâu năm, chị có thể chia sẻ về một số hoạt động lớn mà Trung tâm đã thực hiện nhằm mục đích nâng cao nhận thức cho người dân Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ về sự cần thiết bảo vệ các loài động vật hoang dã?

Từ năm 2005, ENV thiết lập đường dây nóng miễn phí 1800-1522 để khuyến khích người dân ở Việt Nam thông báo những vi phạm về động vật hoang dã. Từ khi thành lập đến nay, ENV đã có rất nhiều những hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức hướng tới nhiều đối tượng khác nhau, giảm thiểu nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã ở khắp ba miền đất nước, thông qua các hoạt động như tổ chức các chương trình triển lãm bảo vệ động vật hoang dã nói chung, bảo vệ gấu và tê giác ở các trung tâm mua sắm; tổ chức nói chuyện chuyên đề tại các trường đại học; đặt những bảng thông tin tuyên truyền tại các bộ sở; tổ chức các chiến dịch truyền thông online với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng,... 

33a31a92d_anh1.jpg

Chị Ninh Phương Thảo – Phụ trách Truyền thông EVN.

PV: Chị có thể chia sẻ một vài thông tin về thực trạng động vật hoang dã ở nước ta hiện nay?

Theo thống kê của Cục Kiểm lâm năm 2013, có 25 tấn động vật hoang dã bị tịch thu tương đương với khoảng 13.400 cá thể. Chỉ tính đến hết tháng 3/2014, có khoảng 5,5 tấn động vật hoang dã bị tịch thu. Các loài này thường là động vật quý hiểm như tê tê, hổ, ngà voi,… Đây chỉ là con số về số lượng bị tịch thu, nếu tính được số lượng động vật quý hiếm bị buôn bán thì con số chắc chắn còn lớn hơn thế. Đơn cử, hiện nay số lượng gấu bị nuôi nhốt trong trang trại theo con số thống kê không chính thức thì có khoảng 2000 cá thể, trong khi đó chỉ còn khoảng 100 cá thể gấu nài tự nhiên, hổ chỉ còn khoảng 10- 20 cá thể… Chính vì thế rất cần những hoạt động bảo vệ động vật hoang dã hiện nay.

33a31a92d_anh2.jpg
Hai chú khỉ ở Lào Cai được giải cứu thành công thông qua đường dây nóng 1800-1522.

PV: Ngày 29/7 được công nhận là ngày Quốc tế về bảo tồn hổ. Vừa qua, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên ENV đã có những hoạt động gì để tuyên truyền nhận thức cho người dân để bảo vệ loài động vật này?

Trong các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức của ENV, hổ là một loài được nhắc đến rất nhiều trong các câu chuyện bảo tồn. Thực tế, đối với ENV thì ngày nào cũng là ngày 29/7- ngày Quốc tế về bảo tồn hổ. Những ngày này Trung tâm thường tổ chức các chương trình tuyên truyền online trên mạng xã hội, phát hành sách báo, tuyên truyền ở các nơi công cộng,.. với mong muốn mọi người cùng hành động chung tay bảo vệ loài động vật này.

PV: Ngày càng có nhiều bạn sinh viên quan tâm đến việc trở thành tình nguyện viên trong các tổ chức về môi trường, về động vật hoang dã. Vậy khi trở thành tình nguyện viên trong tổ chức rồi, các bạn ấy sẽ được tập huấn những kĩ năng gì và được đào tạo như thế nào?

Phương Thảo: Hiện nay, mạng lưới tình nguyện viên của ENV đang có hơn 4000 thành viên, và có 11 câu lạc bộ nòng cốt thường xuyên tổ chức khảo sát các vi phạm về động vật hoang dã. Khi trở thành tình nguyện viên bảo vệ động vật hoang dã của ENV, các bạn sẽ được thường xuyên được cập nhật các thông tin về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã; được tham dự các chương trình triển lãm; tham gia các buổi tập huấn kỹ năng định dạng loài; học các chuyên đề về động vật hoang dã. Bên cạnh đó, các tình nguyện viên sẽ được trực tiếp tham gia các dự án bảo vệ động vật hoang dã dành cho các câu lạc bộ thành viên của mạng lưới, giúp các bạn tăng cường các kỹ năng cần có cho công tác của mình.

33a31a92d_anh3.jpg
Tình nguyện viên của EVN tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức bảo vệ động vật hoang dã tới người dân.

PV: Bên cạnh việc các bạn trẻ có ý thức bảo vệ động vật hoang dã thì một số bạn còn tỏ ra khá thờ ơ. Năm nái, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh chú voọc bị giết lan truyền nhanh chóng, mang tính mua vui, giải trí hay việc mua cá thể cu li về nuôi nhốt. Chị nghĩ sao về những hành động này?  

Theo ý kiến cá nhân tôi nghĩ, nhiều bạn hiện nay còn tò mò và thiếu hiểu biết về việc bảo vệ động vật hoang dã. Nhiều người mua các loài thú quý hiếm về làm cảnh nhưng các bạn ấy không biết việc tách động vật hoang dã ra khỏi môi trường của chúng là hoàn toàn không nên và đôi khi đó lại là hành vi vi phạm pháp luật. Nhiều bạn trẻ còn mua cả cu ly về nuôi, may quần áo cho nó. Cách đây hơn 2 tuần, có một nhà hàng nuôi cá thể cu ly đã bị phạt 30 triệu đồng. Điều này cho thấy tình trạng động vật hoang dã bị buôn bán rất nhiều và đang ở mức đáng báo động.

PV: Cuối cùng, chị có lời nhắn nhủ gì tới các bạn sinh viên để các bạn nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ động vật hoang dã?

Các bạn học sinh, sinh viên nếu được tuyên truyền đầy đủ thì chắc chắn sẽ có ý thức về bảo vệ động vật hoang dã. Bản thân các bạn có thể nói không với việc tiêu thụ động vật hoang dã và giúp mọi người xung quanh hiểu và hành động như bạn. Hãy có đam mê và trách nhiệm cho công việc của mình bởi chính sự đồng tâm, chung tay hành động của các bạn sẽ tạo ra những điểm khác biệt, giúp bảo vệ các loài động vật hoang dã của Việt Nam.

PV: Vâng, cảm ơn chị Phương Thảo đã nhận lời mời tham gia phỏng vấn. Chúc chị sức khỏe và thành công trong các hoạt động của mình. 
Phạm Tuyết Nhung
Lớp Phát thanh K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN