Nét đẹp trang phục dân gian qua triển lãm: “Cổ Mặc: Dư vị quá khứ - Thẩm mỹ vị lai”

(Sóng trẻ) - Ngày 25/12, triển lãm “Cổ Mặc: Dư vị quá khứ - Thẩm mỹ vị lai” diễn ra nhằm tôn vinh, gìn giữ những giá trị xưa cũ, đưa trang phục truyền thống đến tiếp cận với gần hơn với giới trẻ.

Sự kiện do các sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức với mong muốn tôn vinh, gìn giữ những giá trị xưa cũ, đưa Việt phục tiếp cận với nhiều bạn trẻ hơn, sự kiện Cổ Mặc đã mang đến không gian trải nghiệm cho những người hứng thú với những giá trị văn hóa Việt xưa. Chị Hồng Trang, ban tổ chức sự kiện chia sẻ: “Vì có tình yêu, niềm đam mê với cổ phục, nét đẹp truyền thống Việt Nam nên nhân cơ hội thực hành môn học Tổ chức sự kiện, chúng mình muốn tổ chức một sự kiện để tôn vinh nét đẹp cổ xưa của Việt Nam”.

Hồng Trang, ban tổ chức sự kiện Cổ Mặc. (Ảnh: Phương Anh)
Hồng Trang, ban tổ chức sự kiện Cổ Mặc. (Ảnh: Phương Anh)

Sự kiện diễn ra bao gồm 4 hoạt động chính: Cầm, Kỳ, Thi, Họa

Kỳ: Talkshow “Khứ hồi” mở đầu cho triển lãm là những chia sẻ xung quanh cổ phục Việt Nam của bộ ba diễn giả: Huy Khôi, Đức Hùng và tiktoker Thu Trà với hai chủ đề: “Nét xưa” và “Tân thời”.

Bộ ba diễn giả: Huy Khôi( Founder Đa La Xước Phục), Đức Hùng( Chuyên gia nghiên cứu cổ phục Việt) và tiktoker Việt phục Thu Trà( Tiểu Y Y) (Ảnh: Ngọc Quyên) 
Bộ ba diễn giả: Huy Khôi( Founder Đa La Xước Phục), Đức Hùng( Chuyên gia nghiên cứu cổ phục Việt) và tiktoker Việt phục Thu Trà( Tiểu Y Y) (Ảnh: Ngọc Quyên) 

Theo anh Hùng, dòng chảy cổ phục Việt Nam qua các thời kỳ đều có những dấu ấn, đặc trưng riêng, thế nhưng điểm chung của trang phục người Việt là chuộng cầu kỳ, nền nã: “Trong chiếu của nhà Tống có ghi rằng vua Lê Hoàn rất thích mặc trang phục hoa văn cầu kỳ, đặc biệt là chuộng màu đỏ - loại màu tương đối sáng. Trên mũ của vua quan nhà Nguyễn thường điểm những viên trân châu, đá quý, châu báu và được lưu truyền đến hết thời Nguyễn. Đối với trang phục phụ nữ thời xưa được may bằng nhiều lớp với nhiều gam màu tươi sáng tạo nên vẻ đẹp thu hút, rực rỡ”.

Đối với việc phối cổ phục hiện nay, Thu Trà chia sẻ: “Mình thường phối đồ theo hướng truyền thống và cách tân. Chúng ta có thể tìm hiểu cách phối truyền thống qua các tư liệu, sách. Cách phối hiện đại sẽ tùy thuộc vào sở thích mỗi cá nhân và hoàn cảnh để đem lại sự tươi mới, năng động. Thế nhưng, có một quy tắc phải tuân theo chính là: Không phối cổ phục với những trang sức, trang phục mang đặc trưng nền văn hoá, quốc gia khác”. 

Phong trào cổ phục đang được giới trẻ ngày càng quan tâm và hưởng ứng. Họ tìm hiểu sâu hơn về phong tục tập quán, văn hoá “xưa”, đặc biệt qua các trang phục truyền thống từng thời kỳ. Nói về xu hướng cách tân anh Khôi cho rằng: “Đây là hướng đi mang cổ phục đến gần hơn các bạn trẻ, khi cách tân sẽ tạo nên sự mới mẻ, phù hợp với hiện đại. Thế nhưng, điều đáng quan ngại nó chỉ mang tính thương mại. Nếu không hiểu rõ sẽ làm mai một giá trị truyền thông văn hoá khi xưa của ông cha ta”.

Đến với Cầm: Khu vực biểu diễn nhạc cụ dân tộc, sự xuất hiện của câu lạc bộ Cầm Ca  tại sự kiện đã mang đến một làn gió mới, năng động, đưa nhạc cụ dân tộc  gần hơn với các bạn trẻ. Tại buổi triển lãm lần này, câu lạc bộ Cầm Ca đã trình diễn các tiết mục: “Bèo dạt mây trôi, Gieo quẻ,...” thu hút đông đảo khán giả.   

Tiết mục biểu diễn nhạc bằng các nhạc cụ dân tộc ấn tượng của CLB Cầm Ca ( Ảnh: Ngọc Quyên)
Tiết mục biểu diễn nhạc bằng các nhạc cụ dân tộc ấn tượng của CLB Cầm Ca ( Ảnh: Ngọc Quyên)
CLB Cầm Ca đã giới thiệu lớp học miễn phí “Bình dân học nhạc” cho những bạn hứng thú với âm nhạc dân gian. (Ảnh: Ngọc Quyên)
CLB Cầm Ca đã giới thiệu lớp học miễn phí “Bình dân học nhạc” cho những bạn hứng thú với âm nhạc dân gian. (Ảnh: Ngọc Quyên)
Chương trình thu hút đông đảo thính giả đến tham gia (Ảnh: Ngọc Quyên)
Chương trình thu hút đông đảo thính giả đến tham gia (Ảnh: Ngọc Quyên)

Hoạt động ở khu Thi và khu Họa diễn ra xuyên suốt sự kiện. Ở khu Thi, ban tổ chức đã dành một không gian riêng trưng bày Việt phục qua các thời kỳ nhằm đem đến cho người xem cái nhìn chân thực, gần gũi hơn. Không gian trưng bày các trang phục cổ như: áo nhật bình, áo ngũ thân,... Mỗi trang phục chứa đựng những câu chuyện thú vị trong từng cúc áo, từng hoa văn khiến người xem thích thú khi tìm hiểu. 

anh-6.jpeg
Triển lãm thu hút mọi độ tuổi đến tìm hiểu về Cổ phục xưa (Ảnh: Phương Anh)
Các phụ kiện, trang sức như guốc mộc, mấn, vòng tay cũng được trưng bày. (Ảnh: Phương Anh)
Các phụ kiện, trang sức như guốc mộc, mấn, vòng tay cũng được trưng bày. (Ảnh: Phương Anh)
Gian hàng quà lưu niệm giành được nhiều sự chú ý của người tham gia sự kiện. (Ảnh:Ngọc Quyên)
Gian hàng quà lưu niệm giành được nhiều sự chú ý của người tham gia sự kiện. (Ảnh:Ngọc Quyên)

“Mình thấy đây là sự kiện rất ý nghĩa. Sự kiện được tổ chức bởi các bạn trẻ và các bạn đã làm rất tốt. Những khách mời đều hôm nay đều rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong phục dựng Việt phục”. Bạn Quỳnh Trang, sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ.

Tại khu Họa, người tham gia sẽ được mặc thử và chụp ảnh cùng cổ phục. Ngoài ra, còn có thể tham gia minigame và nhận quà tặng.

Các bạn trẻ tham gia chơi minigame nhận quà tặng từ chương trình (Ảnh: Phương Anh)
Các bạn trẻ tham gia chơi minigame nhận quà tặng từ chương trình (Ảnh: Phương Anh)
Phương Anh hào hứng mặc thử và chụp ảnh cùng cổ phục. (Ảnh: Ngọc Quyên)
Các bạn trẻ hào hứng mặc thử và chụp ảnh cùng cổ phục. (Ảnh: Ngọc Quyên)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN