Nét riêng tạo nên giá trị của lụa Vạn Phúc

(Sóng trẻ) - Nói đến lụa Vạn Phúc chắc không ai là không biết đến ngôi làng nằm bên bờ con sông Nhuệ với lịch sử hình thành cách đây 600 năm. Lụa Vạn Phúc đã tự dệt nên cho mình tiếng thơm vang vọng mang những giá trị truyền thống riêng biệt hiển hiện trên từng thớ vải, từng hàng vân lụa.

Cầu kì từ sợi tơ...

Đều, trắng, bóng, dai là bốn yếu tố quan trọng khi người thợ chọn sợi tơ. Và rồi để làm ra những sản phẩm tơ lụa tuyệt hảo, những người thợ thủ công ở làng Vạn Phúc phải dốc hết sức mình với lòng kiên trì, say mê, chịu khó. Trải qua các quy trình kỹ thuật vô cùng phức tạp nhưng cũng đòi hỏi sự khéo léo của người thợ.

Đặc tính của sợi tơ tằm là sợi tơ đơn và rất mảnh nên khi cho quấn vào những con suốt rất dễ bị đứt, người ta phải cực kì tỉ mẩn và nhẹ nhàng trong khâu quấn tơ vào suốt. Khâu kéo sợi tưởng như đơn giản nhưng vất vả vô cùng hai tay ngâm trong nước suốt ngày đến độ bị nước ăn tay phồng rộp.

Kéo sợi dọc phải tinh mắt liền tay thì sợi tơ mới nuột. Phải là thợ lành nghề mới kéo được sợi dọc, để làm ra được thành phẩm người thợ chẳng những phải có kỹ năng mà còn phải có tâm hồn của nghệ thuật.

00dd4ffa3_hinh_1.jpg
Nghệ nhân đang kéo sợi tơ (nguồn: Internet)

...đến mảnh lụa, mảnh gấm

Kỹ thuật dệt đòi hỏi người thợ phải chân giật đòn tay giật sợi thật mạnh, đều mới không lo lỏng sợi hay bị sần sùi. Để tăng thêm sức bền của sợi khi dệt phải làm gồ rồi nhuộm màu đánh thước. Dệt gấm là khâu khó nhất, công phu hơn tất cả các loại lụa. Xưa nay chỉ có ít nghệ nhân biết dệt gấm và duy nhất chỉ có làng Vạn Phúc là nơi biết dệt gấm để dâng tiến vua và cung phi.

Sau khi đã dệt xong, tấm lụa được đem đi nhuộm màu theo phương pháp thủ công, lụa mộc sẽ được ngâm trong nước trà, nước trầu không, nhựa cây rồi xả. Nhuộm màu, phơi khô rồi nhuộm lại lần thứ hai để ra đúng màu sắc như ý muốn. Màu nhuộm được pha chế với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên như hạt dành dành, lá bàng, than, gạch. Ngày này với việc ứng dụng kỹ thuật hiện đại đã mang đến cho lụa những màu sắc vô cùng phong phú, đa dạng và rực rỡ hơn. Nhưng dù sao trong sâu thẳm tâm hồn người Việt thì những màu sắc đơn giản, mộc mạc vẫn được ưu ái và tìm lại.

Công nghệ hiện đại được đưa vào dệt lụa đã giúp các nghệ nhân dễ dàng hơn trong khâu thiết kế bằng phần mềm đồ họa, kẻ ô, vẽ họa tiết, tổ chức nền. Nếu trước kia hoa văn trang trí trên vải lụa là các mẫu Song Hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý... trang trí đối xứng, đường nét không rườm rà, phức tạp mà phóng khoáng, dứt khoát. Thì nay công nghệ mới không chỉ giúp tạo hoa văn nhanh chóng mà còn giúp người thợ thỏa sức sáng tạo, thực hiện ý tưởng của mình.

Lụa hàng vân - sự tinh tế đầy bản sắc

Một nét riêng của lụa Vạn Phúc mà không nơi đâu có được đó là loại lụa hàng vân. Sau khi nghiên cứu và phục hồi lại được một số loại vân cổ của ông cha, một nghệ nhân làng lụa là Triệu Văn Mão đã dựa trên tinh thần xưa, sáng tạo và phát huy thêm nhiều loại vân cổ cho phù hợp. Tính đến nay ông đã sáng tạo ra 30 loại vân cổ. 

Để dệt những tấm lụa thường người thợ chỉ cần học dệt khoảng độ nửa tháng, còn lụa vân phải dệt với hai loại vo dây và vo võng rất khó. Người dệt lụa vân phải đạt đến trình độ tinh xảo. Vì thế mà ở trong làng không phải nhà nào cũng có thể dệt được lụa vân cổ; nét đặc thù của lụa vân cổ ở chỗ trông tấm lụa mỏng manh nhưng lại không hề bị rạn, bị nhăn, khi mặc người ta cảm thấy mát dịu và mềm mại. Cách chêm lụa cũng rất đặc biệt, nhìn mặt bề nài nhưng người ta vẫn biết được màu lụa ở mặt trong. Đấy là nét đặc sắc riêng của làng lụa Vạn Phúc mà không bất cứ nơi đâu có thể làm nhái được loại lụa vân cổ này. Lụa vân cổ mang những đặc trưng chung của làng lụa Việt Nam nhưng cũng mang hồn riêng của làng lụa Vạn Phúc.

00dd4ffa3_hinh_2.jpg

Tấm lụa vân được đem đi phơi (nguồn: Internet)

Lụa Vạn Phúc ỏng ả, mượt tay nhiều màu, bền và đẹp. Đó còn là thứ lụa vân nhìn vào ngỡ như áng mây trắng mượt mà cuồn cuộn vờn bay, kỹ thuật dệt tinh tế mà không đâu dệt được. Thời tiết thiên nhiên cũng làm nên nét đặc trưng riêng cho lụa Vạn Phúc, khi mùa nắng sợi lụa vàng óng, đậm nắng mùa mưa màu lụa dịu nhẹ do đó màu lụa có lúc trong lúc trầm, lúc thanh lúc đậm. Mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp, mùa thu lại thanh nhẹ, duyên dáng.

Nét đẹp và nét riêng của lụa Vạn Phúc đã được khẳng định bền vững qua hàng trăm năm. Để đến ngày nay, Vạn Phúc là điểm đến của những người Việt Nam yêu vẻ đẹp truyền thống và những du khách nước nài khám phá nền văn hóa trang phục Việt Nam, đúng như câu thơ:

“Em về Vạn Phúc cùng anh
Áo lụa em mặc cho thanh vẻ người"

Lê Thị Linh
Lớp Báo mạng Điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN