Nếu động vật không còn tồn tại?

(Sóng trẻ) - Nếu một ngày trên thế giới không còn động vật, con người cũng sẽ biến mất? Bạn có bao giờ nghĩ đến hay tin vào việc đó không?

Lợi ích của con người cũng biến mất

Mỗi loài động vật đều có tác động tới mọi mặt của đời sống, dù là trực tiếp hay gián tiếp. Tất cả các cá thể sống trên Trái Đất đều là một phần quan trọng của mạng lưới hết sức phức tạp nhưng lại cân bằng một cách tinh vi được gọi là sinh quyển. Trong khi đó, sinh quyển của Trái Đất lại được tạo nên bởi vô số các hệ sinh thái, bao gồm các loài động thực vật và môi trường sống tự nhiên của chúng. Sự biến mất của bất kỳ loài nào đều sẽ gây nên hiệu ứng dây chuyền, gây ảnh hưởng tới rất nhiều loài khác. Mỗi loài vật đều mang trong mình những giá trị đặc biệt, việc làm biến mất một loài sinh vật được ví như xé những trang giấy ra khỏi một cuốn sách chưa kịp đọc.

hbhbhbj.png
Cuộc sống của con người có thể bị đe doạ khi động vật không còn nữa

Cuộc sống của con người cũng có thể bị đe dọa khi động vật không còn nữa

Liệu bạn có biết, ngoài bị con người coi là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, những đồ trang sức đắt tiền hay bộ trang phục độc đáo, các loài động vật còn rất nhiều giá trị khác mà không cần phải giết hại chúng hay không? Chẳng hạn có thể kể đến nhiều sinh vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá chất lượng môi trường. Sự sụt giảm nhanh chóng về số lượng đại bàng đầu bạc và chim ưng vào giữa thế kỷ 20 chính là một ví dụ về lời cảnh báo mạnh mẽ về mức độ nguy hiểm của DDT - một loại thuốc trừ sâu mạnh từng được sử dụng rộng rãi nay tích tụ lại trong mô của cơ thể động vật, làm suy yếu khả năng sinh sản và cản trở quá trình ấp trứng thành công của các loài động vật này. Ngoài ra, những loài sinh vật có khả năng chỉ thị môi trường sẽ còn cảnh báo con người về tác động của biến đổi khí hậu và các chất gây ô nhiễm tới môi trường.

nkn.png
Nếu linh trưởng, khỉ, tinh tinh... biến mất thì hậu quả là vô cùng khó lường

Hay một số lợi ích từ các loài động thực vật là có thể đong đếm được bằng giá trị kinh tế, dịch vụ và du lịch. Hoạt động quan sát chim đang trở thành hoạt động giải trí ngoài trời phát triển nhanh nhất tại bang Texas, Hoa Kỳ. Ước tính mỗi năm chúng đóng góp khoảng 400 triệu đô la vào ngân sách của bang. Nghiên cứu của Cục Bảo vệ Động vật hoang dã và Thủy sản Hoa Kỳ cũng cho biết, hoạt động quan sát môi trường tự nhiên đã thu về 85 tỉ đô la cho Hoa Kỳ trong năm 2001.

Bên cạnh đó, nhiều loài động vật hoang dã đã tự tìm ra nhiều cách để kháng vi khuẩn và các tế bào gây ung thư, điều mà con người đang tìm lời giải đáp hàng trăm năm nay. Chúng có thể tạo ra các phân tử mới lạ mà các nhà hóa học chưa từng biết tới. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về đặc tính này của các loài có thể giúp các nhà khoa học tìm ra những phương pháp chữa bệnh mới và hiệu quả. Trong cơ thể của nhiều loài động thực vật còn chứa các chất hóa học hữu ích, phục vụ cho việc sản xuất dược phẩm. Nhiều loại thuốc kháng sinh, chất chống ung thư, thuốc giảm đau và thuốc chữa bệnh máu khó đông hiện nay cũng có nguồn nguyên liệu từ động vật hoang dã. Như vậy, một khi các loài động vật tuyệt chủng thì các giá trị về dinh dưỡng, kinh tế, dịch vụ, môi trường hay y tế của chúng mang đến cho con người cũng sẽ biến mất theo từng ngày.

kmkk.png
Khi động vật hoang dã bị tuyệt chủng, các lợi ích y học của chúng cũng biến mất theo

Động vật biến mất - Viễn cảnh khó tin nhưng có thể xảy ra

Chúng ta đều biết khi động vật biến mất, thế giới của con người cũng sẽ sụp đổ bởi nhiều nguyên nhân như thiếu thực phẩm, mất cân bằng sinh thái, dịch bệnh tràn lan... Nhưng tất nhiên không ai tin rằng điều đó sẽ xảy ra, hoặc ít nhất viễn cảnh đó khó có thể thành sự thật trong khoảng vài trăm năm tới. Phải chăng con người đang quá chủ quan và tự tin vào khả năng tái tạo và nhân giống các loài sinh vật của mình?

jjknk.png
Hiện có rất nhiều loài động vật hoang dã đã và đang đứng trên bờ tuyệt chủng

Những con tê giác cuối cùng trên thế giới đang dần chết mòn. Voi, hổ - những loài mà chỉ cách đây khoảng một thế kỷ vẫn tồn tại với số lượng lớn thì giờ đây chúng cũng đã được đưa vào Sách đỏ. Thậm chí, số lượng loài hổ đã suy giảm tới 95% so với trước đây và chỉ còn rải rác tại Châu Á. Thế giới đã phải cam kết và thống nhất hình thành Ngày Quốc tế Hổ 29 tháng 7 hàng năm như là một biểu tượng để bảo vệ loài động vật này.

Quay lại câu chuyện thế giới sẽ ra sao khi động vật biến mất. Sẽ có nhiều giả thuyết và trường hợp xảy ra, giống như hiệu ứng cánh bướm hay hiệu ứng domino. Khi một mắt xích nhỏ bị đứt, chúng sẽ không gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng lại tạo ra những ảnh hưởng nhất định, tác động đến mắt xích khác, theo thời gian sẽ dẫn đến cả dây chuyền bị đình trệ.

Ví dụ đơn giản về những năm 50 tại Trung Quốc, người dân nơi đây đã tổ chức giết hại hàng loạt chim sẻ vì coi chúng là kẻ thù phá hoại mùa màng. Sau khi loài chim này và một số chim nhỏ khác bị giết với số lượng khổng lồ, người Trung Quốc đã phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng hơn: nạn châu chấu. Chính do đại dịch này bùng phát đã dẫn đến sản lượng thu hoạch bị giảm sút, người dân chết rơi vào cảnh chết đói hàng loạt. Thực tế đã chứng minh, khi chim sẻ - loài thiên địch với sâu bọ biến mất, chúng sẽ có cơ hội gia tăng đột biến, gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của con người.

Nếu con người không có các biện pháp bảo vệ thiên nhiên ngay từ bây giờ thì chắc chắn một ngày không xa, con người sẽ không bao giờ được nhìn thấy các loài động vật nữa, chúng sẽ chỉ còn là những câu chuyện, những hình ảnh vô thực được kể lại cho các thế hệ sau. Và thậm chí, những hậu quả còn có thể kinh khủng hơn bất kỳ viễn cảnh nào con người có thể nghĩ đến.

Thử tưởng tượng, một ngày ta thấy thế giới chỉ còn tiếng nói chuyện của con người, tiếng xe cộ, máy móc... mà không còn những âm thanh của tự nhiên, thì có lẽ đó cũng là lúc thời kỳ của con người – Kỷ Nguyên sinh cũng đang đi đến hồi kết. Mọi giả thuyết đều có thể xảy ra, cũng giống như 100 năm trước loài người cũng cho rằng hổ, voi, cá sấu không bao giờ biến mất thì bây giờ chúng cũng chỉ còn lại một vài quần thể, thậm chí là một vài cá thể trên toàn thế giới. Với thực trạng phá hoại môi trường đang ngày trở nên nghiêm trọng của con người hiện nay, thì chắc chắn chỉ trong khoảng 100 năm hay 1000 năm nữa, chó và mèo cũng được đưa tên vào Sách đỏ.

jhknk.png
Ngựa vằn - một trong những loài động vật đang có nguy cơ biến mất ngoài tự nhiên

Mỗi loài vật đều có vai trò nhất định trong hệ sinh thái, khi một loài biến mất sẽ ngay lập tức gây ảnh hưởng tới những loài khác, về lâu dài sẽ là ảnh hưởng trực tiếp tới chính cuộc sống của con người. Ngay bây giờ, con người cần thay đổi ý thức của chính mình về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ động vật hoang dã nói riêng, từ đó mới có thể hình thành những hành động thiết thực nhất để bảo vệ cuộc sống các loài động vật cũng như cuộc sống của chính chúng ta.

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN