Nghề báo không đơn thuần là nghề để mưu sinh
(Sóng Trẻ) - Tuần trước, chúng tôi đã giới thiệu quan điểm của nhà báo Hà Đăng về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay. Để có cái nhìn đa chiều về vấn đề nay, Sóng trẻ xin giới thiệu quan điểm của một nhà báo hiện đang là Tổng biên tập báo Hà Nội Mới: Nhà báo Quang Lợi.
Câu hỏi: Theo ông, vấn đề nào hiện nay là vấn đề nổi cộm nhất của báo chí?
Nhà báo Quang Lợi: Theo tôi, vấn đề nổi cộm nhất của báo chí Việt Nam hiện nay là thiếu tính chuyên nghiệp. Tính chuyên nghiệp của báo chí không đơn thuần chỉ là sự tác nghiệp của phóng viên hay việc sử dụng các phương tiện, máy móc để hành nghề. Tính chuyên nghiệp của báo chí phải được thể hiện một cách rõ nét và toàn diện trong mọi khâu của đời sống báo chí: Từ khâu giảng dạy, đào tạo báo chí, khâu tác nghiệp của phóng viên, khâu chỉ đạo và điều hành bộ máy ở các cơ quan báo chí, cho đến công tác quản lý và chỉ đạo báo chí. Tất cả các khâu trên đều có mối quan hệ móc xích với nhau và đều nhằm tạo ra một môi trường báo chí thuận lợi trong xã hội. Và mọi khâu của báo chí Việt Nam đều thiếu tính chuyên nghiệp.
- Theo quan điểm của ông, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay như thế nào?
Nhà báo Quang Lợi: Nghề báo không giống như bất cứ một nghề nào. Nghề báo không đơn thuần là nghề để mưu sinh cho cuộc sống hàng hàng. Nghề báo trước hết và cao nhất là thực hiện một trách nhiệm xã hội đặc biệt, đấu tranh với cái xấu xa, đen tối, cản trở bước đi của xã hội để góp phần giữ gìn tinh hoa, lề lối, kỷ cương và xây dựng một đời sống tinh thần lành mạnh trong xã hội.
Đa số những người làm báo Việt Nam đều hiểu được điều đó. Họ là những người có tâm huyết và hiểu được ý nghĩa sâu xa của nghề báo, hiểu được bổi phận và trách nhiệm công dân của mình trong khi làm nghề này. Và đấy chính là nền tảng để họ xây dựng, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp của mình.
Tuy nhiên, đạo đức nghề nghiệp không chỉ do bản thân nhà báo tự rèn, tự dưỡng mà nó chịu ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường nghề nghiệp, môi trường xã hội. Vì vậy, bên cạnh đa số nhà báo có đạo đức nghề nghiệp thì vẫn còn không ít nhà báo cơ hội, vụ lợi vi phạm pháp luật và lương tâm của nghề báo.
- Theo ông, những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhà báo hiện nay là gì?
Nhà báo Quang Lợi: Thứ nhất là hiện tượng nhà báo viết không đúng sự thật, viết sai sự thật và viết bóp méo sự thật. Theo tôi, đây là biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp nguy hiểm nhất vì nó đi ngược lại tôn chỉ, mục đích của nghề báo và phá vỡ những nguyên tắc cơ bản của lao động báo chí đấy là tôn trọng sự thật, nói rõ sự thật và bảo vệ sự thật. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này:
Một là do nhà báo “mắt không sáng”, yếu kém về năng lực và nhận thức nên đầu óc mụ mị không thể phân biệt đúng, sai và nhìn ra đâu là sự thật.
Hai là do nhà báo “lòng không trong”, tức là vụ lợi, bị các lợi ích cá nhân như: tiền bạc, tình cảm, sự ban ơn, trả ơn...,bị tri phối bởi các mối quan hệ phức tạp của gia đình, dòng họ…nên đã uốn cong ngòi bút. Nhà báo nào bị tri phối bởi những điều đó thì khó có thể nói đúng sự thật và bảo vệ sự thật.
Thứ hai là hiện tượng nhà báo cắn bút và đóng bút trước những bức xúc của cuộc sống nhằm bảo vệ an toàn cho bản thân mà bất chấp lợi ích chung của cộng đồng. Trong khi xã hội đang rất cần báo chí phải xung kích, phải tiên phong thì một nhà báo lại không dám nói những điều cần nói, không dám bảo vệ những điều cần bảo vệ thì đấy là anh ta đang chốn tránh trách nhiệm và vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Đối với luật pháp, nhà báo đó có thể vô tội bởi đúng hay sai được quy định rõ ràng, cụ thể trong các điều khoản và những điều khoản này là nhằm đảm bảo cho nền báo chí và lao động báo chí luôn đi đúng hướng.
Đối với đạo đức nghề nghiệp, nhà báo không làm sai nhưng chưa chắc đã làm đúng. Bởi vì cái đúng trong báo chí phải bao hàm cả cái hay. Một bài báo đúng là một bài báo có ý nghĩa đối với xã hội và mang lại hiệu quả đối với thực tiễn.
Hiện nay, khá nhiều nhà báo, tờ báo rơi vào tình trạng này. Họ lấp dưới cái vỏ thận trọng, chững chạc để lẩn tránh trách nhiệm xã hội, chỉ chăm chăm bảo vệ lợi ích cá nhân, vị kỷ của mình. Họ cứ tưởng mình đúng nhưng sâu xa là rất sai.
Thứ ba là lối làm báo chạy theo xu hướng thương mại hoá. Để bán được nhiều báo, kích thích tâm lý luôn thích cái trái chiều, cái lạ của một bộ phận công chúng mà nhiều vấn đề không phải là cơ bản, là bản chất nhưng lại được một số nhà báo này đưa lên thành cơ bản, thành bản chất. Họ luôn khai thác tối đa mặt trái của xã hội cộng thêm cách rút tít, viết sa pô và trình bày đậm nét khiến một bộ phận công chúng lầm tưởng đấy là bản chất của xã hội. Và điều này thực sự không có lợi cho công cuộc phát triển đất nước.
- Theo sự đánh giá của ông, trong tình hình hiện nay, giữa sai phạm về pháp luật và vi phạm về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo thì mặt nào là nghiêm trọng và đáng chú ý hơn ?
Nhà báo Quang Lợi: Có những vấn đề phải nhìn nhận dưới góc độ pháp luật và có những vấn đề phải nhìn nhận dưới góc độ đạo đức nhưng nhìn chung nếu đã sai phạm về mặt pháp luật thì cũng có nghĩa là đã vi phạm về mặt đạo đức nghề nghiệp. Sở dĩ bên cạnh luật pháp vẫn tồn tại các quy ước đạo đức nghề nghiệp vì nhiều vi phạm chỉ có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp mới phán xét được.
Luật pháp bao gồm những điều khoản rất cụ thể, rõ ràng về cái đúng, cái sai, cái được làm và cái không được làm. Còn quy ước đạo đức nghề nghiệp là sự ẩn chữa bên trong, sâu sắc và trừu tượng hơn. Đôi khi, nhiều sự việc xét từ góc độ luật pháp thì không sai nhưng xét về góc độ đạo đức nghề nghiệp thì không đúng. Luật không quy định xét xử nhà báo tội đáng nói mà không nói, luật chỉ xử khi nhà báo nói sai, nói không đúng, nhà báo không nói là không xử. Nhưng về đạo đức nghề nghiệp thì việc đáng nói mà nhà báo mũ ni che tai, nảnh đi không nói thì lại không được. Vì vậy, theo tôi, trong tình hình hiện nay, nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhiều hơn nhà báo vi phạm luật pháp.
- Theo ông, trong các vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp như: hiểu biết về pháp lý, về thể chế, trách nhiệm xã hội, lợi ích quốc gia, tính chuyên nghiệp, tính khách quan, tính trung thực thì vấn đề nào là quan trọng nhất mà nhà báo cần phải chú ý trong khi tác nghiệp?
Nhà báo Quang Lợi: Theo tôi chỉ có hai vấn đề mà nhà báo cần quan tâm là trách nhiệm xã hội và tính chuyên nghiệp. Suy cho cùng thì đây là hai mặt của một vấn đề: Phẩm chất và năng lực của nhà báo. Phẩm chất thể hiện trách nhiệm xã hội của nhà báo còn năng lực thể hiện tính chuyên nghiệp. Trách nhiệm xã hội buộc nhà báo phải viết trung thực, khách quan, vì lợi ích của cộng đồng còn một nhà báo có tính chuyên nghiệp thì nhà báo đó phải có hiểu biết về pháp luật, về thể chế.
- Trước đây, chúng ta có 10 điều Quy ước đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, sau đối thành 9 điều Quy định. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, tôi thấy tính hiệu lực của nó đối với sự tác nghiệp của cá nhân mỗi nhà báo là chưa cao. Ý kiến của ông về vấn đề này?
Nhà báo Quang Lợi: Theo tôi, có hai nguyên nhân khiến các Quy định trên chưa đi vào cuộc sống:
Một là việc phổ biến, học tập các Quy định chưa đến nơi đến chốn, chưa được như yêu cầu, thậm chí có nhiều nhà báo đến bây giờ vẫn chưa biết rằng có bao nhiêu điều trong Quy định này.
Hai là, những Quy định này còn dài dòng, ít tính khái quát nên rất khó nhớ, khó thuộc. Vì vậy, dù nội dung của nó không xa rời với những nguyên tắc chung của báo chí và với nhận thức thông thường của một nhà báo nhưng nó vẫn cứ xa vời.
- Ở những nước có nền báo chí tiên tiến, mỗi cơ quan báo chí tự xây dựng cho mình một bộ quy ước đạo đức nghề nghiệp và nếu nhà báo nào vi phạm sẽ bị “trừng phạt” nghiêm khắc. Ở Việt Nam, khi nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp thì luật pháp và công luận hình như còn coi nhẹ, chưa thực sự lên án mạnh mẽ?
Nhà báo Quang Lợi: Tôi chưa thực sự đồng tình với quan điểm trên. Trong thời gian gần đây khá nhiều sai phạm của báo chí đã được xử lý nghiêm khắc, thậm chí là rất nghiêm khắc.
Đương nhiên, có những vụ xử nhận được sự đồng tình nhất quán của xã hội nhưng cũng có những vụ xử gây ra các dư luật khác nhau trong xã hội. Và điều đó là bình thường bởi sự phản ứng của dư luận phụ thuộc vào thông tin của họ về vụ việc, phụ thuộc vào cách nghĩ của xã hội về vụ việc và phụ thuộc vào thời điểm công bố mức xử lý các sai phạm của nhà báo.
Theo tôi, lên tiếng của công luận vừa qua là sự lên tiếng không đơn chiều về các sai phạm của báo chí. Và đây cũng là những bài học để những người có trách nhiệm quản lý và điều hành nền báo chí tiếp tục rút kinh nghiệm để điều hành tốt hơn.
- Có một thực tế là những vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo lại không tỷ lệ thuận với những vụ kiện báo chí? Theo ông, nguyên nhân vì sao?
Nhà báo Quang Lợi: Thứ nhất, có một tâm lý “ngại báo chí” đang tồn tại trong xã hội. Vì vậy, khi có việc liên luỵ đến báo chí thì họ thường “ngậm bồ hòn làm ngọt” bởi họ sợ “được vạ thì má đã sưng”, đến khi báo chí thừa nhận sai thì gia đình, danh dự đã bị phơi bày hết lên mặt báo. Cũng chính vì tâm lý này mà nhiều người “ngại báo chí” phải quay sang “kết bạn” với báo chí theo kiểu “tránh voi chẳng xấu mặt nào”.
Thứ hai là báo chí đôi khi chưa thật nghiêm túc trong việc nhìn nhận những sai sót của mình. Trong nhiều trường hợp, báo chí cố tình không đính chính, xin lỗi hoặc bồi thường khi thông tin sai, có tác động xấu làm thiệt hại đến lợi ích vật chất và tinh thần của ai đó.
- Theo ông, những hiện tượng vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo thường rơi vào độ tuổi nào?
Nhà báo Quang Lợi: Theo tôi, không có một độ tuổi nhất định. Lâu nay nhiều người cứ quan niệm rằng phóng viên trẻ thường hay làm ẩu, làm bừa và cứ nhà báo có tuổi thì chín chắn, cẩn thận. Rất nhiều bạn trẻ có năng lực, xông xáo và yêu nghề không kém thế hệ đi trước. Tuy nhiên, hiện tượng viết ẩu, cẩu thả, viết sai do không cẩn thận hoặc không điều tra kỹ thì thường rơi vào các nhà báo trẻ và những điều đó thuộc về tác phong làm việc thì nếu được rèn rũa cũng sẽ sửa được.
- Có ý kiến cho rằng sự phát triển đi lên của xã hội và của báo chí không tỷ lệ thuận với đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Ý kiến của ông về vấn đề này?
Nhà báo Quang Lợi: Không bao giờ nên đưa ra một kết luận như thế. Đấy là một kết luận vội vàng, đôi khi là bề mặt, hình thức và sai lệch. Trên thực tế, không thể có một xã hội phát triển mà ở đó lung lay về nền tảng đạo đức. Xã hội chỉ có thể phát triển được khi nền tảng pháp lý và nền tảng đạo đức được xây dựng một cách vững chắc. Còn đâu đó vẫn có những hiện tượng vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật thì đấy chỉ là những vụ việc cụ thể.
Đây cũng là bài học cho báo chí về liều lượng thông tin trên mặt báo. Có những sự việc rất nhỏ nhưng nhiều tờ báo lại “bé xé ra to”, kéo hết số này sang số khác khiến cứ mở báo ra là thấy chuyện tiêu cực. Điều đó tạo ra một tâm lý trong xã hội cho rằng chuyện tiêu cực nhiều hơn tích cực, đạo đức đang đi xuống. Nếu xã hội không tốt đẹp thì sao gọi là một xã hội phát triển đi lên được.
- Theo ông, cơ quan báo chí (đặc biệt là người lãnh đạo) đóng vai trò như thế nào trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho nhà báo?
Nhà báo Quang Lợi: Đó là một vai trò rất quan trọng. Trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhà báo cấp dưới, người lãnh đạo cơ quan báo chí phải sử dụng hành động nhiều hơn là lời nói. Đó không phải là những cuộc thuyết giáo về đạo đức mà đó là cách thức mà người lãnh đạo điều hành, quản lý và giám sát cơ quan báo chí của mình. Nài việc phải biết tôn vinh, động viên những người làm tốt, những bài tốt một cách kịp thời về cả vật chất và tinh thần, người lãnh đạo còn phải biết phê phán kịp thời những cái lệch lạc, sai lầm. Cái gì thuộc về lợi ích chung, lợi ích của cộng đồng thì không được vi phạm mà phải bảo vệ.
Thông qua cách yêu cầu, giao nhiệm vụ, duyệt bài, góp ý và khen thưởng người lãnh đạo sẽ chỉ ra cho các nhà báo cấp dưới những nguyên tắc làm việc. Khi đó, các nhà báo sẽ tự điều chỉnh mình theo hướng tốt và bằng cách đó đạo đức nghề nghiệp sẽ dần dần được xây dựng, nhân lên. Trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, khả năng tự nhận thức, tự ứng xử của nhà báo là quan trọng nhất.
- Cuối cùng, theo ông, đâu là giải pháp cho vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay?
Nhà báo Quang Lợi: Theo tôi, không có một giải pháp tổng thể cho vấn đề này mà đó là sự kết hợp của nhiều giải pháp với nhau.
Thứ nhất, phải xây dựng một hệ thống pháp lý bao gồm các quy chế, quy định về báo chí một cách rõ ràng và khả thi.
Thứ hai, phải xây dựng đội ngũ quản lý và chỉ đạo báo chí có chất lượng, hợp xu thế phát triển.
Thứ ba, phải chọn được những người đứng đầu các cơ quan báo chí, các ban biên tập vững về chuyên môn, có năng lực điều hành, quản lý, tiếp cận nhanh xu hướng làm báo hiện đại và có phẩm chất đạo đức tốt. Họ phải là những tấm gương nghề nghiệp cho các nhà báo.
Thứ tư, phải tạo ra một môi trường báo chí lành mạnh trong từng toà soạn, tạo ra một môi trường xã hội thuận lợi cho các hoạt động của báo chí trong đó vai trò của báo chí được đánh giá cao, những người làm báo được tôn trọng và bảo vệ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó phải có một cơ chế để giám sát hoạt động của các nhà báo trong đó đồng nghiệp, cơ quan báo chí, luật pháp và xã hội cùng tham gia giám sát.
Cũng phải nói thêm rằng, do đặc thù nghề nghiệp nên việc giám sát, đánh giá nhà báo cũng không phải là khó. Bởi lao động báo chí được thể hiện thông qua các tác phẩm báo chí. Và đó là tấm gương phản chiếu quá trình lao động và đạo đức của nhà báo. Ngay lập tức, chất lượng và động cơ của bài báo sẽ được đánh giá và thẩm định.
Cuối cùng, quá trình được đào tạo, rèn dũa phải luôn gắn liền với quá trình tự đào tạo, tu dưỡng của bản thân mỗi nhà báo. Và điều này không ai có thể làm thay họ.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Ths.Trường Giang
Khoa Phát thanh - Truyền hình
Câu hỏi: Theo ông, vấn đề nào hiện nay là vấn đề nổi cộm nhất của báo chí?
Nhà báo Quang Lợi: Theo tôi, vấn đề nổi cộm nhất của báo chí Việt Nam hiện nay là thiếu tính chuyên nghiệp. Tính chuyên nghiệp của báo chí không đơn thuần chỉ là sự tác nghiệp của phóng viên hay việc sử dụng các phương tiện, máy móc để hành nghề. Tính chuyên nghiệp của báo chí phải được thể hiện một cách rõ nét và toàn diện trong mọi khâu của đời sống báo chí: Từ khâu giảng dạy, đào tạo báo chí, khâu tác nghiệp của phóng viên, khâu chỉ đạo và điều hành bộ máy ở các cơ quan báo chí, cho đến công tác quản lý và chỉ đạo báo chí. Tất cả các khâu trên đều có mối quan hệ móc xích với nhau và đều nhằm tạo ra một môi trường báo chí thuận lợi trong xã hội. Và mọi khâu của báo chí Việt Nam đều thiếu tính chuyên nghiệp.
- Theo quan điểm của ông, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay như thế nào?
Nhà báo Quang Lợi: Nghề báo không giống như bất cứ một nghề nào. Nghề báo không đơn thuần là nghề để mưu sinh cho cuộc sống hàng hàng. Nghề báo trước hết và cao nhất là thực hiện một trách nhiệm xã hội đặc biệt, đấu tranh với cái xấu xa, đen tối, cản trở bước đi của xã hội để góp phần giữ gìn tinh hoa, lề lối, kỷ cương và xây dựng một đời sống tinh thần lành mạnh trong xã hội.
Đa số những người làm báo Việt Nam đều hiểu được điều đó. Họ là những người có tâm huyết và hiểu được ý nghĩa sâu xa của nghề báo, hiểu được bổi phận và trách nhiệm công dân của mình trong khi làm nghề này. Và đấy chính là nền tảng để họ xây dựng, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp của mình.
Tuy nhiên, đạo đức nghề nghiệp không chỉ do bản thân nhà báo tự rèn, tự dưỡng mà nó chịu ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường nghề nghiệp, môi trường xã hội. Vì vậy, bên cạnh đa số nhà báo có đạo đức nghề nghiệp thì vẫn còn không ít nhà báo cơ hội, vụ lợi vi phạm pháp luật và lương tâm của nghề báo.
- Theo ông, những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhà báo hiện nay là gì?
Nhà báo Quang Lợi: Thứ nhất là hiện tượng nhà báo viết không đúng sự thật, viết sai sự thật và viết bóp méo sự thật. Theo tôi, đây là biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp nguy hiểm nhất vì nó đi ngược lại tôn chỉ, mục đích của nghề báo và phá vỡ những nguyên tắc cơ bản của lao động báo chí đấy là tôn trọng sự thật, nói rõ sự thật và bảo vệ sự thật. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này:
Một là do nhà báo “mắt không sáng”, yếu kém về năng lực và nhận thức nên đầu óc mụ mị không thể phân biệt đúng, sai và nhìn ra đâu là sự thật.
Hai là do nhà báo “lòng không trong”, tức là vụ lợi, bị các lợi ích cá nhân như: tiền bạc, tình cảm, sự ban ơn, trả ơn...,bị tri phối bởi các mối quan hệ phức tạp của gia đình, dòng họ…nên đã uốn cong ngòi bút. Nhà báo nào bị tri phối bởi những điều đó thì khó có thể nói đúng sự thật và bảo vệ sự thật.
Thứ hai là hiện tượng nhà báo cắn bút và đóng bút trước những bức xúc của cuộc sống nhằm bảo vệ an toàn cho bản thân mà bất chấp lợi ích chung của cộng đồng. Trong khi xã hội đang rất cần báo chí phải xung kích, phải tiên phong thì một nhà báo lại không dám nói những điều cần nói, không dám bảo vệ những điều cần bảo vệ thì đấy là anh ta đang chốn tránh trách nhiệm và vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Đối với luật pháp, nhà báo đó có thể vô tội bởi đúng hay sai được quy định rõ ràng, cụ thể trong các điều khoản và những điều khoản này là nhằm đảm bảo cho nền báo chí và lao động báo chí luôn đi đúng hướng.
Đối với đạo đức nghề nghiệp, nhà báo không làm sai nhưng chưa chắc đã làm đúng. Bởi vì cái đúng trong báo chí phải bao hàm cả cái hay. Một bài báo đúng là một bài báo có ý nghĩa đối với xã hội và mang lại hiệu quả đối với thực tiễn.
Hiện nay, khá nhiều nhà báo, tờ báo rơi vào tình trạng này. Họ lấp dưới cái vỏ thận trọng, chững chạc để lẩn tránh trách nhiệm xã hội, chỉ chăm chăm bảo vệ lợi ích cá nhân, vị kỷ của mình. Họ cứ tưởng mình đúng nhưng sâu xa là rất sai.
Thứ ba là lối làm báo chạy theo xu hướng thương mại hoá. Để bán được nhiều báo, kích thích tâm lý luôn thích cái trái chiều, cái lạ của một bộ phận công chúng mà nhiều vấn đề không phải là cơ bản, là bản chất nhưng lại được một số nhà báo này đưa lên thành cơ bản, thành bản chất. Họ luôn khai thác tối đa mặt trái của xã hội cộng thêm cách rút tít, viết sa pô và trình bày đậm nét khiến một bộ phận công chúng lầm tưởng đấy là bản chất của xã hội. Và điều này thực sự không có lợi cho công cuộc phát triển đất nước.
- Theo sự đánh giá của ông, trong tình hình hiện nay, giữa sai phạm về pháp luật và vi phạm về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo thì mặt nào là nghiêm trọng và đáng chú ý hơn ?
Nhà báo Quang Lợi: Có những vấn đề phải nhìn nhận dưới góc độ pháp luật và có những vấn đề phải nhìn nhận dưới góc độ đạo đức nhưng nhìn chung nếu đã sai phạm về mặt pháp luật thì cũng có nghĩa là đã vi phạm về mặt đạo đức nghề nghiệp. Sở dĩ bên cạnh luật pháp vẫn tồn tại các quy ước đạo đức nghề nghiệp vì nhiều vi phạm chỉ có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp mới phán xét được.
Luật pháp bao gồm những điều khoản rất cụ thể, rõ ràng về cái đúng, cái sai, cái được làm và cái không được làm. Còn quy ước đạo đức nghề nghiệp là sự ẩn chữa bên trong, sâu sắc và trừu tượng hơn. Đôi khi, nhiều sự việc xét từ góc độ luật pháp thì không sai nhưng xét về góc độ đạo đức nghề nghiệp thì không đúng. Luật không quy định xét xử nhà báo tội đáng nói mà không nói, luật chỉ xử khi nhà báo nói sai, nói không đúng, nhà báo không nói là không xử. Nhưng về đạo đức nghề nghiệp thì việc đáng nói mà nhà báo mũ ni che tai, nảnh đi không nói thì lại không được. Vì vậy, theo tôi, trong tình hình hiện nay, nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhiều hơn nhà báo vi phạm luật pháp.
- Theo ông, trong các vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp như: hiểu biết về pháp lý, về thể chế, trách nhiệm xã hội, lợi ích quốc gia, tính chuyên nghiệp, tính khách quan, tính trung thực thì vấn đề nào là quan trọng nhất mà nhà báo cần phải chú ý trong khi tác nghiệp?
Nhà báo Quang Lợi: Theo tôi chỉ có hai vấn đề mà nhà báo cần quan tâm là trách nhiệm xã hội và tính chuyên nghiệp. Suy cho cùng thì đây là hai mặt của một vấn đề: Phẩm chất và năng lực của nhà báo. Phẩm chất thể hiện trách nhiệm xã hội của nhà báo còn năng lực thể hiện tính chuyên nghiệp. Trách nhiệm xã hội buộc nhà báo phải viết trung thực, khách quan, vì lợi ích của cộng đồng còn một nhà báo có tính chuyên nghiệp thì nhà báo đó phải có hiểu biết về pháp luật, về thể chế.
- Trước đây, chúng ta có 10 điều Quy ước đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, sau đối thành 9 điều Quy định. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, tôi thấy tính hiệu lực của nó đối với sự tác nghiệp của cá nhân mỗi nhà báo là chưa cao. Ý kiến của ông về vấn đề này?
Nhà báo Quang Lợi: Theo tôi, có hai nguyên nhân khiến các Quy định trên chưa đi vào cuộc sống:
Một là việc phổ biến, học tập các Quy định chưa đến nơi đến chốn, chưa được như yêu cầu, thậm chí có nhiều nhà báo đến bây giờ vẫn chưa biết rằng có bao nhiêu điều trong Quy định này.
Hai là, những Quy định này còn dài dòng, ít tính khái quát nên rất khó nhớ, khó thuộc. Vì vậy, dù nội dung của nó không xa rời với những nguyên tắc chung của báo chí và với nhận thức thông thường của một nhà báo nhưng nó vẫn cứ xa vời.
- Ở những nước có nền báo chí tiên tiến, mỗi cơ quan báo chí tự xây dựng cho mình một bộ quy ước đạo đức nghề nghiệp và nếu nhà báo nào vi phạm sẽ bị “trừng phạt” nghiêm khắc. Ở Việt Nam, khi nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp thì luật pháp và công luận hình như còn coi nhẹ, chưa thực sự lên án mạnh mẽ?
Nhà báo Quang Lợi: Tôi chưa thực sự đồng tình với quan điểm trên. Trong thời gian gần đây khá nhiều sai phạm của báo chí đã được xử lý nghiêm khắc, thậm chí là rất nghiêm khắc.
Đương nhiên, có những vụ xử nhận được sự đồng tình nhất quán của xã hội nhưng cũng có những vụ xử gây ra các dư luật khác nhau trong xã hội. Và điều đó là bình thường bởi sự phản ứng của dư luận phụ thuộc vào thông tin của họ về vụ việc, phụ thuộc vào cách nghĩ của xã hội về vụ việc và phụ thuộc vào thời điểm công bố mức xử lý các sai phạm của nhà báo.
Theo tôi, lên tiếng của công luận vừa qua là sự lên tiếng không đơn chiều về các sai phạm của báo chí. Và đây cũng là những bài học để những người có trách nhiệm quản lý và điều hành nền báo chí tiếp tục rút kinh nghiệm để điều hành tốt hơn.
- Có một thực tế là những vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo lại không tỷ lệ thuận với những vụ kiện báo chí? Theo ông, nguyên nhân vì sao?
Nhà báo Quang Lợi: Thứ nhất, có một tâm lý “ngại báo chí” đang tồn tại trong xã hội. Vì vậy, khi có việc liên luỵ đến báo chí thì họ thường “ngậm bồ hòn làm ngọt” bởi họ sợ “được vạ thì má đã sưng”, đến khi báo chí thừa nhận sai thì gia đình, danh dự đã bị phơi bày hết lên mặt báo. Cũng chính vì tâm lý này mà nhiều người “ngại báo chí” phải quay sang “kết bạn” với báo chí theo kiểu “tránh voi chẳng xấu mặt nào”.
Thứ hai là báo chí đôi khi chưa thật nghiêm túc trong việc nhìn nhận những sai sót của mình. Trong nhiều trường hợp, báo chí cố tình không đính chính, xin lỗi hoặc bồi thường khi thông tin sai, có tác động xấu làm thiệt hại đến lợi ích vật chất và tinh thần của ai đó.
- Theo ông, những hiện tượng vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo thường rơi vào độ tuổi nào?
Nhà báo Quang Lợi: Theo tôi, không có một độ tuổi nhất định. Lâu nay nhiều người cứ quan niệm rằng phóng viên trẻ thường hay làm ẩu, làm bừa và cứ nhà báo có tuổi thì chín chắn, cẩn thận. Rất nhiều bạn trẻ có năng lực, xông xáo và yêu nghề không kém thế hệ đi trước. Tuy nhiên, hiện tượng viết ẩu, cẩu thả, viết sai do không cẩn thận hoặc không điều tra kỹ thì thường rơi vào các nhà báo trẻ và những điều đó thuộc về tác phong làm việc thì nếu được rèn rũa cũng sẽ sửa được.
- Có ý kiến cho rằng sự phát triển đi lên của xã hội và của báo chí không tỷ lệ thuận với đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Ý kiến của ông về vấn đề này?
Nhà báo Quang Lợi: Không bao giờ nên đưa ra một kết luận như thế. Đấy là một kết luận vội vàng, đôi khi là bề mặt, hình thức và sai lệch. Trên thực tế, không thể có một xã hội phát triển mà ở đó lung lay về nền tảng đạo đức. Xã hội chỉ có thể phát triển được khi nền tảng pháp lý và nền tảng đạo đức được xây dựng một cách vững chắc. Còn đâu đó vẫn có những hiện tượng vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật thì đấy chỉ là những vụ việc cụ thể.
Đây cũng là bài học cho báo chí về liều lượng thông tin trên mặt báo. Có những sự việc rất nhỏ nhưng nhiều tờ báo lại “bé xé ra to”, kéo hết số này sang số khác khiến cứ mở báo ra là thấy chuyện tiêu cực. Điều đó tạo ra một tâm lý trong xã hội cho rằng chuyện tiêu cực nhiều hơn tích cực, đạo đức đang đi xuống. Nếu xã hội không tốt đẹp thì sao gọi là một xã hội phát triển đi lên được.
- Theo ông, cơ quan báo chí (đặc biệt là người lãnh đạo) đóng vai trò như thế nào trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho nhà báo?
Nhà báo Quang Lợi: Đó là một vai trò rất quan trọng. Trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhà báo cấp dưới, người lãnh đạo cơ quan báo chí phải sử dụng hành động nhiều hơn là lời nói. Đó không phải là những cuộc thuyết giáo về đạo đức mà đó là cách thức mà người lãnh đạo điều hành, quản lý và giám sát cơ quan báo chí của mình. Nài việc phải biết tôn vinh, động viên những người làm tốt, những bài tốt một cách kịp thời về cả vật chất và tinh thần, người lãnh đạo còn phải biết phê phán kịp thời những cái lệch lạc, sai lầm. Cái gì thuộc về lợi ích chung, lợi ích của cộng đồng thì không được vi phạm mà phải bảo vệ.
Thông qua cách yêu cầu, giao nhiệm vụ, duyệt bài, góp ý và khen thưởng người lãnh đạo sẽ chỉ ra cho các nhà báo cấp dưới những nguyên tắc làm việc. Khi đó, các nhà báo sẽ tự điều chỉnh mình theo hướng tốt và bằng cách đó đạo đức nghề nghiệp sẽ dần dần được xây dựng, nhân lên. Trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, khả năng tự nhận thức, tự ứng xử của nhà báo là quan trọng nhất.
- Cuối cùng, theo ông, đâu là giải pháp cho vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay?
Nhà báo Quang Lợi: Theo tôi, không có một giải pháp tổng thể cho vấn đề này mà đó là sự kết hợp của nhiều giải pháp với nhau.
Thứ nhất, phải xây dựng một hệ thống pháp lý bao gồm các quy chế, quy định về báo chí một cách rõ ràng và khả thi.
Thứ hai, phải xây dựng đội ngũ quản lý và chỉ đạo báo chí có chất lượng, hợp xu thế phát triển.
Thứ ba, phải chọn được những người đứng đầu các cơ quan báo chí, các ban biên tập vững về chuyên môn, có năng lực điều hành, quản lý, tiếp cận nhanh xu hướng làm báo hiện đại và có phẩm chất đạo đức tốt. Họ phải là những tấm gương nghề nghiệp cho các nhà báo.
Thứ tư, phải tạo ra một môi trường báo chí lành mạnh trong từng toà soạn, tạo ra một môi trường xã hội thuận lợi cho các hoạt động của báo chí trong đó vai trò của báo chí được đánh giá cao, những người làm báo được tôn trọng và bảo vệ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó phải có một cơ chế để giám sát hoạt động của các nhà báo trong đó đồng nghiệp, cơ quan báo chí, luật pháp và xã hội cùng tham gia giám sát.
Cũng phải nói thêm rằng, do đặc thù nghề nghiệp nên việc giám sát, đánh giá nhà báo cũng không phải là khó. Bởi lao động báo chí được thể hiện thông qua các tác phẩm báo chí. Và đó là tấm gương phản chiếu quá trình lao động và đạo đức của nhà báo. Ngay lập tức, chất lượng và động cơ của bài báo sẽ được đánh giá và thẩm định.
Cuối cùng, quá trình được đào tạo, rèn dũa phải luôn gắn liền với quá trình tự đào tạo, tu dưỡng của bản thân mỗi nhà báo. Và điều này không ai có thể làm thay họ.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Ths.Trường Giang
Khoa Phát thanh - Truyền hình
Cùng chuyên mục
Bình luận