Người đem chân đi tặng khắp thế gia

(Sóng trẻ) - Suốt 14 năm nay, vị bác sĩ – thương binh Lê Thành Đô đã miệt mài làm nên từng đôi chân giả để trao tặng cho hơn 600 trẻ em và người nghèo khuyết tật.

Trở về từ chiến tranh, bác sĩ Lê Thành Đô - nguyên Trưởng khoa Kỹ thuật Chỉnh hình, Đại học Lao động Xã hội vốn là thương binh với tỷ lệ thương tật 61%. Hơn ai hết ông hiểu những khó khăn, cực nhọc khi cơ thể bị khuyết một phần, điều đó là động lực khiến người thương binh già sau khi về hưu năm 2006 đã quyết định mở xưởng chế tạo chân tay giả cho người khuyết tật ngay tại ngôi nhà tập thể mà nhà nước phân cho mình. 

1ff56477a_anh_1.jpg

Bác sĩ Lê Thành Đô bên những đôi chân giả tự tay làm nên

Hơn chục năm qua, những đôi chân giả được tạo nên bởi bàn tay người bác sĩ nhân hậu đã là nguồn động viên rất lớn lao tới những bệnh nhân đặc biệt của ông – đều là những người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật. Những người đến với ông từ nhiều nơi, với nhiều dạng tật khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một mong muốn, có một bộ phận cơ thể mới để cuộc sống được thuận tiện hơn. Tính đến nay, con số ấy đã lên đến 600 người.

1ff56477a_3.jpg

Tính đến nay, đã có hơn 600 bệnh nhân được bác sĩ Đô trao tặng đôi chân vô giá

Khi được hỏi về động lực giúp ông kiên trì với công việc này suốt một thời gian dài như vậy, ông Đô chia sẻ: “Tôi là thương binh, vì thông cảm với những người khuyết tật nghèo, không có tiền, thế nên ngày nào còn sức là còn làm để giúp họ hoàn thiện hơn”. Và quả thực những năm qua ông đã mang lại những món quà vô giá cho những người khuyết tật ở khắp nơi, không chỉ trên địa bàn thành phố Hà Nội, mà còn rất nhiều bệnh nhân ở các tỉnh khác, cũng muốn tìm đến bác sĩ Đô để khám, lắng nghe tư vấn và được bác sĩ tận tình trao tặng những đôi chân giả.

1ff56477a_7.jpg

Ông Đô cho biết nếu không có sự giúp đỡ của các tổ chức trong và nài nước những năm qua thì ông khó mà giúp được nhiều người khuyết tật như vậy.

Nằm gọn gàng trong con hẻm nhỏ trên phố Minh Khai (Hà Nội), xưởng chế tạo chân giả nhỏ nhắn nhưng ấm áp ngay cạnh ngôi nhà tập thể của bác sĩ Đô. Nơi đây không chỉ tạo ra những đôi chân vô giá cho người nghèo khuyết tật, mà còn chứa tâm huyết cả đời của một vị bác sĩ lương thiện, muốn mang tình yêu thương và sự cảm thông “phân phát” khắp mọi nơi. 

Bài + ảnh: Vũ Thị Phương Thảo

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN