Người trẻ đam mê “sống ảo”, thiếu ý thức giữ gìn di tích

(Sóng trẻ) - Trong thời đại bùng nổ mạng xã hội, "sống ảo" đã trở thành trào lưu phổ biến, đặc biệt là đối với giới trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích nhất định, trào lưu này cũng tiềm ẩn nhiều hệ lụy, đặc biệt là việc thiếu ý thức giữ gìn di tích lịch sử - văn hóa của một bộ phận giới trẻ. 

Tuổi trẻ mải mê "sống ảo", quên mất di sản văn hóa

Di tích là di sản có giá trị vô cùng quan trọng, không chỉ về mặt tinh thần mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Chính vì thế, các quốc gia trên thế giới, kể cả Việt Nam, luôn coi trọng và nỗ lực bảo tồn, gìn giữ những di tích này.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng xâm hại và hủy hoại di tích tại Việt Nam đã trở nên nghiêm trọng. Không ít di tích, địa điểm lịch sử đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ hoặc không thể phục hồi được nguyên trạng ban đầu. Đáng lo ngại hơn, nhiều người trẻ tuổi đã cố ý gây hại cho các di tích chỉ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân của mình.

Trong thời đại công nghệ số, nhiều người trẻ đã trở nên phụ thuộc vào mạng xã hội và việc "sống ảo". Họ dành nhiều thời gian để chụp ảnh, quay video và chia sẻ lên các nền tảng như Instagram, Facebook, TikTok… thay vì tập trung vào việc thưởng lãm và gìn giữ di tích lịch sử - những di sản văn hóa quý giá của dân tộc. 

anh-chup-man-hinh-2024-11-14-105222.png
Những nét khắc chằng chịt bên trong Tháp Hòa Phong nằm ở bờ Đông Nam Hồ Hoàn Kiếm. (Ảnh: Ngân Hà) 

Đa phần người trẻ khi đến các di tích văn hóa, địa điểm lịch sử thường xuyên có thói quen "check-in", chia sẻ hình ảnh tại các di tích, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, chỉ có một số ít trong số họ thực sự quan tâm đến ý nghĩa lịch sử và giá trị văn hóa của những nơi này. Nhiều người chỉ đơn giản chụp ảnh "sống ảo" để đăng lên mạng xã hội, mà không có ý thức bảo vệ và gìn giữ.

Một số ví dụ điển hình về tình trạng này có thể kể đến như việc du khách đến tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám, mặc dù đã có dây ngăn bảo vệ nhưng nhiều du khách hay các bạn học sinh, sinh viên vẫn cố gắng sờ đầu rùa để lấy may hay viết tên lên bức tường của khu di tích, gây hư hại cho các hiện vật, công trình của di tích. Hay tại Khu di tích Cố Đô Huế, nhiều người đã lén lút vẽ bậy, khắc tên lên các bức tượng và trụ đá, khiến cảnh quan và nét đẹp lịch sử của di tích bị phá hủy. 

Giải pháp nào cho việc bảo vệ các di tích

Để giải quyết vấn đề này, các cơ quan quản lý di tích cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên, về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa. Đồng thời, cần có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các hoạt động tham quan, chụp ảnh tại di tích. 

anh-chup-man-hinh-2024-11-14-105243.png
Việc xâm hại di tích không chỉ gây tổn hại về mặt vật chất mà còn ảnh hưởng đến giá trị tinh thần, góp phần làm mai một bản sắc văn hóa dân tộc. (Ảnh: Ngân Hà)

Ngoài ra, các trường học cũng cần chú trọng đến việc giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hóa cho học sinh, sinh viên. Thông qua các hoạt động tham quan, trải nghiệm tại các di tích lịch sử, các em sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về giá trị và ý nghĩa của những di sản này. Từ đó, học sinh sẽ có ý thức bảo vệ và gìn giữ chúng một cách tự giác. 

Chỉ khi người trẻ thực sự hiểu được giá trị của di sản văn hóa và có ý thức bảo vệ, mới có thể kỳ vọng vào một tương lai với những di tích được gìn giữ và phát huy đúng giá trị. Đây không chỉ là trách nhiệm của riêng các cơ quan quản lý, mà cần sự vào cuộc của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ - những người sẽ là chủ nhân tương lai của những di sản này. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN