Nguyễn Quốc Hoàng Anh - “Vẽ” nghề bằng sự sáng tạo không giới hạn

(Sóng trẻ) - Giữa dòng chảy phát triển không ngừng của nghệ thuật đương đại xuất hiện một đạo diễn tài hoa, người luôn trăn trở về việc để nghệ thuật truyền thống không bị lãng quên, đó chính là Nguyễn Quốc Hoàng Anh - người sáng lập, giám đốc nghệ thuật của dự án “Lên ngàn”. 

Nguyễn Quốc Hoàng Anh là một cái tên không còn xa lạ đối với những trái tim yêu nghệ thuật nói chung, đặc biệt là những người nghệ sĩ lang thang nơi “vùng đất” hòa quyện của nghệ thuật truyền thống với nghệ thuật đương đại. Hoàng Anh ấp ủ nhiều dự định mới lạ về sự kết hợp độc đáo này để “đánh thức” những di sản đang ngủ yên và làm mới chất liệu văn hóa truyền thông. 

Tìm về nguồn để hiểu về mình

Chia sẻ về cơ duyên đến với con đường sáng tạo nghệ thuật kết hợp truyền thống - hiện đại như hiện nay, Hoàng Anh hồi tưởng lại: “Từ nhỏ, tôi được lớn lên trong một gia đình có truyền thống về văn hóa nghệ thuật, bản thân sống trong văn hóa, không gian về văn hóa nghệ thuật”.

dscf2148-edit.jpg
Chàng nghệ sĩ trẻ trăn trở về sự kết hợp giữa văn hóa nghệ thuật truyền thống và đương đại. (Ảnh: NVCC)

Được lớn lên trong cái nôi nghệ thuật, dẫu tưởng rằng chặng đường hoạt động sáng tạo của Hoàng Anh có sự dễ dàng nhất định nhưng ít ai biết rằng, để chạm tay vào những “giấc mơ nghệ thuật” hiếm ai làm được ấy, chàng trai trẻ đã phải lựa chọn đánh đổi nhiều. 

Từ những viên gạch đầu tiên trong hành trình dài theo đuổi nghệ thuật, Hoàng Anh cũng từng gặp những băn khoăn, hoài nghi về bản thân và chưa định hình rõ con đường của mình. Nhưng chưa bao giờ Hoàng Anh bỏ cuộc. Thay vì lựa chọn học hành chính quy, chàng trai 9x chăm chỉ tham gia các khóa học làm phim của Doclab, học về truyền thông và giám tuyển nghệ thuật âm thanh. Anh cũng tiếp cận các đạo diễn, tiền bối để học hỏi thêm về nghề. 

Khi được hỏi về điều gì khiến một chàng trai Hà thành hiện đại, phóng khoáng lại nặng lòng với câu chuyện di sản truyền thống, anh cười bộc bạch: “Khi còn nhỏ, tôi cũng có tâm lý thích những gì nước ngoài, thấy cái gì của nước ngoài cũng hay, muốn tìm hiểu. Tôi học piano cổ điển, mê nhạc jazz, thích hip hop. Trong nhiều cuộc đối thoại với một người bạn nước ngoài, chúng tôi say sưa trò chuyện về những cuộc chiến tranh, về di sản thế giới, những sự kiện xảy ra trên đất Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... Nhưng khi người bạn bảo tôi kể cho nghe câu chuyện về văn hóa lịch sử của Việt Nam thì tôi khựng lại. Tôi giật mình, mảnh đất tôi sinh ra và thuộc về, tôi gần như không biết gì nhiều”, Hoàng Anh trăn trở ngẫm nghĩ khi nhìn lại hành trình tìm hiểu cội nguồn của chính mình.

Tuổi thơ lớn lên tại Nam Định - cái nôi của đạo Mẫu nên Hoàng Anh đã sớm được tiếp xúc với Truyện Kiều, tiếng đàn, tiếng trống của chầu văn. “Ông nội tôi được cụ cho học kèn saxophone, bố tôi học accordion và piano. Mẹ tôi cũng là biên đạo múa ballet. Khi lên Hà Nội, tôi sống cùng bố mẹ trong khu văn hóa nghệ thuật Mai Dịch, xung quanh là các khu tập thể của đoàn chèo, đoàn tuồng, nhà hát nhạc vũ kịch… mà mọi người vẫn hay gọi vui là kinh đô nghệ thuật” - Hoàng Anh kể về “hơi thở nghệ thuật” tự nhiên sống cùng anh thường nhật.

“Mỗi dự án có một ngôn ngữ nghệ thuật khác nhau”

Khi thực hiện các dự án hay sản phẩm kết hợp truyền thống - hiện đại, Hoàng Anh mong muốn kết nối được các nguồn lực khác nhau như nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, nghệ nhân, các nhà hát truyền thống hay các viên, trường đại học… Để thông qua đó, tạo nên một môi trường chung giữa các nghệ sĩ trẻ với các nghệ sĩ khác.

Hoàng Anh bày tỏ suy nghĩ: “Theo tôi, đây là những công việc liên quan tới phát triển nghệ sĩ, chất liệu văn hóa nghệ thuật dân gian bản địa, mang tinh thần thời đại vào câu chuyện di sản, tiếp cận tới đông đảo công chúng cũng như tạo một không gian rộng mở hơn cho các nghệ sĩ trẻ được thỏa sức sáng tạo”.  

Dự án “Cõi thinh không” được phát triển và lấy cảm hứng từ nghệ thuật sân khấu tuồng truyền thống của Việt Nam. Theo chia sẻ, đây là một dự án được Hoàng Anh ấp ủ nhiều mong ước của cá nhân Hoàng Anh cũng như “Lên ngàn” và đạo diễn Hà Nguyên Long. Dự án này đã mời nhiều nghệ sĩ từ đa dạng các ngành khác nhau như nhảy hiphop, tuồng…

Nhắc tới dự án để lại cho Hoàng Anh nhiều cảm xúc nhất, anh nói ngay tới “Thanh Cảnh”. Dự án là sự hội ngộ của sáu nghệ sĩ trong nước và quốc tế, đến từ những nền âm nhạc, văn hóa bản địa khác nhau, với nhạc cụ đặc trưng riêng. 

“Thanh Cảnh” nói về âm nhạc dân gian truyền thống tại địa phương và sự tác động của đô thị hóa, biến đổi khí hậu đã phá hủy cảnh quan, môi trường sống của mọi người như thế nào. Dự án này đã được Hoàng Anh suy nghĩ và lên kế hoạch trước 1 năm so với thời gian thực hiện. “Dự án này tôi chú trọng tới yếu tố văn hóa núi ở Việt Nam vì văn hóa này vẫn còn đang được nhắc tới khá ít cũng như đặc trưng và biểu hiện còn mới mẻ”, Hoàng Anh cho biết. 

img_9149.jpg
“Mảnh đất” văn hóa còn dồi dào tiềm năng khai phá đối với Hoàng Anh. (Ảnh: NVCC)

Hoàng Anh cũng nói thêm rằng: “Khi làm những dự án liên quan tới cộng đồng, tôi nghĩ nhiều hơn về thông điệp truyền tải gì muốn truyền tải tới đại đa số công chúng. Mỗi dự án tôi và “Lên ngàn” thực hiện, tôi đều “kể” những câu chuyện khác nhau tùy theo bối cảnh, trải nghiệm của các nghệ sĩ”. 

Bật mí về những kế hoạch sắp được anh triển khai trong 2024 này, Hoàng Anh có chia sẻ về chuỗi trò chuyện thân mật mang tên “Bắt sóng” được “Lên ngành” ấp ủ thực hiện.

Chuỗi trò chuyện này có tính chất liên ngành, mời những cá nhân, tổ chức tới từ các không gian khác nhau: nhà nghiên cứu, nhà làm phim, nghệ nhân hay người làm gốm, làm nhạc… để có thể gợi mở, khai phá những cảm hứng dành cho công chúng. Trong dự án này cũng không có ranh giới giữa diễn giả trên mọi miền Tổ quốc cùng trò chuyện với nhau. 

Có thể nói, sự kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và nghệ thuật đương đại đã, đang và sẽ là một phương tiện tốt để tôn lên những hình ảnh, âm thanh hay những yếu tố vô hình, thầm lặng mà những người trẻ trăn trở về vấn đề này luôn muốn kể câu chuyện sau nghệ thuật truyền thống ấy. Từ đó, người nghệ sĩ vừa gìn giữ được truyền thống vừa đưa nó trở thành bệ đỡ hướng đến tương lai để đưa tác phẩm mang những nét văn hóa bản địa hội nhập với bản đồ văn hóa nghệ thuật đa sắc màu của thế giới.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN