Nhìn thấy gì từ chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?

(Sóng trẻ) – Chuyến thăm lịch sử của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Kỳ diễn ra trong 5 ngày (6/7/2015- 11/7/2015). Đây được xem là một bước nặt trong quan hệ nại giao giữa 2 nước. 

Đặc biệt hơn chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh kỉ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ nại giao Việt – Mỹ. Chuyến thăm đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa 2 quốc gia từng là kẻ thù trong suốt một thời gian dài.

Tầm vóc quốc gia, ý nghĩa lịch sử

Khác với các chuyến viếng thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không đặt nặng vấn đề về kinh tế hay chính trị. Vị đại diện của Đảng cộng sản Việt Nam là Tổng bí thư đầu tiên công du Hoa Kỳ trong lịch sử nại giao 2 nước. 

Dưới cương vị là Tổng bí thư của Đảng cầm quyền tại Việt Nam, chuyến thăm mang ý nghĩa lòng tin nhiều hơn là mang ý nghĩa về kinh tế hay địa chính trị. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đại diện cho chính đảng duy nhất cầm quyền tại Việt Nam, và điều đó đã giúp cho chuyến thăm mang tầm vóc quốc gia, ý nghĩa lịch sử.

Cơ sở lòng tin là bước tiến dài trong quan hệ Việt - Mỹ, khi Việt Nam và Hoa Kỳ từng ở hai đầu chiến tuyến trong thời kì chiến tranh Đông Dương. Sự khác biệt về ý thức hệ đã đẩy 2 quốc gia, mà thực chất là đối đầu giữa 2 ý thức hệ Tư bản và Cộng sản vào cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Sau 40 năm kể từ khi Việt Nam độc lập và 20 năm thiết lập quan hệ nại giao, chuyến thăm của Tổng bí thư mang ý nghĩa biểu tượng rất lớn. Chuyến thăm đánh dấu sự gặp gỡ, hòa hoãn giữa hai luồng tư tưởng tranh đấu với nhau trong suốt thế kỉ 20. giúp mở ra một xu thế nại giao mới trong thế kỉ 21.

fd31b9b9c_tn_000_was8943969ce00f.jpg

Chính sách đối nại của các bên đã thay đổi

Từ việc triển khai bình thường hóa quan hệ với Cuba, tới việc tiếp đón Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, có vẻ như Hoa Kỳ đã thay đổi chính sách đối nại của mình. Những năm 60 của thế kỉ 20, với sự ra đời của học thuyết Tru-man và hiệu ứng domino, Hoa Kỳ từng coi cộng sản Việt Nam là kẻ thù không đội trời chung và quyết tâm biến Việt Nam "trở về thời kì đồ đá". Tuy vậy, thế kỉ 20 là thời kì xung đột gay gắt giữa 2 luồng ý thức hệ - tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, mà Hoa Kỳ chính là biểu tượng của thế giới Tư bản. Các quốc gia cộng sản trong đó có Việt Nam và Cuba là đối tượng hướng đến trong các cuộc can thiệp về quân sự nài lãnh thổ của Hoa Kỳ.

Với những động thái mới đây trong chính sách đối nại của Hoa Kỳ, có thể thấy, cuộc chiến giữa 2 phe tư bản và cộng sản đã chuyển sang xu thế mới: hòa hoãn, mềm mỏng, thậm chí là hợp tác nếu đôi bên cùng có lơi. Với việc nâng quan hệ từ đối tác song phương lên đối tác toàn diện, Hoa Kỳ đã cho thấy một bộ mặt khác của "trùm tư bản". Những thay đổi của Hoa Kỳ có thể xuất phát từ những thay đổi địa chính trị quốc tế. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, nợ công châu Âu, đặc biệt là hiểm họa từ khủng bố và nhà nước Hồi giáo tự xưng IS là những lý do chính được nhiều nhà phân tích chỉ ra. Bên cạnh, đó chính sách hướng trục sang châu Á của Hoa Kỳ cũng là một lí do khiến cho Hoa Kỳ muốn xích lại gần Việt Nam hơn. Xu thế nại giao giữa các quốc gia trong thế kỉ 21 đã vượt qua khỏi cuộc chiến ý thức hệ mà bước vào kỉ nguyên hợp tác, phát triển cùng có lợi. 

fd31b9b9c_tn_17ce00f.jpg

Cân bằng mối quan hệ Việt - Mỹ - Trung

Huân tước Palmerston từng khẳng định: "Trên thế giới này không có kẻ thù vĩnh viễn hay bạn bè vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh cửu". Câu nói này có thể vận dụng để nhìn nhận, phân tích lợi ích của Việt Nam từ chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhiều nét tương đồng với chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Nicxon đến Trung Quốc năm 1972. Trong giai đoạn 60-70, Trung Quốc – Việt Nam hợp tác để đánh bại Hoa Kỳ. Trong giai đoạn 70-80 Trung Quốc bắt tay với Hoa Kỳ chống lại Việt Nam mà hệ quả là nhờ Hoa Kỳ "bật đèn xanh" Trung Quốc đã chiếm được quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. Trong thời kì hiện nay, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đã đe dọa vị trí siêu cường số 1 thế giới của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông đã đặt quan hệ Trung Quốc và Việt Nam vào tình trạng "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt". Điều đó đặt ra một mối tương quan mới trong quan hệ Việt - Mỹ nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc. Mối quan hệ này đem lại lợi ích cho cả 2 bên. 

Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn đang giữ vững quan điểm "3 không": không tham gia vào liên minh quân sự nào; không tham gia vào xung đột nào; không để cho nước khác đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ mình. Những động thái của Hoa Kỳ trong vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền biển Đông mà rõ ràng nhất là những phát biểu tại Shangri La, viện trợ 18 triệu USD cho Việt Nam hay dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương. đang giúp quan hệ nại giao của 2 nước đi theo chiều hướng tích cực, qua đó kiềm chế hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông.

Thành công lớn của chuyến thăm vừa qua là tuyên bố về tầm nhìn chung Hoa Kỳ - Việt Nam, được thông qua ngày 7/7/2015 trong cuộc hội đàm giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Obama. Tuyên bố nhấn mạnh về tầm quan trọng của mối quan hệ Việt – Mỹ cũng như xây dựng tầm nhìn chiến lược cho mối quan hệ giữa 2 bên.

Vũ Ninh
Báo chí Đa phương tiện K34A2
(ảnh: Internet)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN