Ngôn ngữ @: Không thật sự xấu đến thế!

(Sóng Trẻ) - Những kí tự lạ của ngôn ngữ @ đột nhiên xuất hiện nhiều năm về trước và nhanh chóng lan truyền một cách rộng rãi đã dấy lên trong dư luận một mối lo rằng sự trong sạch của tiếng Việt đang dần bị xâm hại. Tuy nhiên, liệu loại kí tự này có thật sự gây hại đến thế?


Ngôn ngữ tuổi teen vô tình làm “vấy bẩn” tiếng Việt?

Từ khi loại ngôn ngữ này xuất hiện, nhiều người đã thật sự phải đau đầu khi không còn tìm thấy tiếng mẹ đẻ chính thống trong cách viết của nhiều bạn trẻ nữa. Những kí hiệu lạ - kết quả của sự “chế biến” từ ngữ bằng cách lai ghép, thay thế vô lối đã buộc nhiều người phải lâm vào tình cảnh “người Việt không hiểu tiếng Việt”.  Thậm chí, trớ trêu hơn, có những người phải dùng cả phần mềm dịch tiếng Việt ra…tiếng Việt (V2V) để hiểu những gì giới trẻ nói.


b9df505b5_screen_shot_20131121_at_12.26.37_am.png

Một đoạn nhật kí bằng ngôn ngữ @ khiến người đọc phải méo mặt (Ảnh minh họa)


Chính vì lẽ đó, nhiều ý kiến đã cho rằng loại ngôn ngữ này đang làm phương hại đến chính tiếng quốc ngữ. Nói nặng hơn, đây chính là sự “lai-căng”, đua đòi thích thể hiện của những “ngựa non háu đá”, làm mà không nghĩ. Đặc biệt, ý kiến này dường như càng được củng cố khi chúng còn được sử dụng trong cả ngôn ngữ đời thường, gây ra nhiều bài văn khiến người đọc dở khóc dở cười. Những từ ngữ mới gây mất mỹ quan cũng xuất hiện trong lời ăn tiếng nói (vãi Luyện, vãi *beep*, thế đ* nào… ) và được sử dụng thường xuyên, không chỉ ở thanh niên mà còn cả các em học sinh cấp I. Nhưng như thế có là đủ để khẳng định những tác hại xấu của nó? Dường như ngôn ngữ @ đã bị gán tội nặng hơn là nó đáng…


“Rửa oan” cho teencode

Tim Becker (17 tuổi, ở Clermont, Liege, Bỉ) cho hay: “Ở nước mình cũng có loại ngôn ngữ này. Các bạn trẻ chỉ muốn dùng để thể hiện cảm xúc cá nhân theo cách đặc biệt thôi còn khi lớn hơn thì sẽ tự biết thay đổi để phù hợp với chuẩn mực xã hội.”


Tiếp xúc với Minh Anh (19 tuổi, ở La Rochelle, Pháp) từng có nhiều năm “thâm niên” trong sử dụng ngôn ngữ teen, chúng tôi cũng nhận được câu trả lời tương tự. Với tâm lý “bắt chước”, nhiều bạn sử dụng cho “bằng chị bằng em” nhưng sau một thời gian sẽ không thích nữa vì không hợp với đời sống thật cũng như đọc rất đau mắt.


Nói về hiện tượng này, PGS.TS Nguyễn Văn Chính – Phó chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học, ĐH KHXH&NV – chia sẻ quan điểm: “Loại ngôn ngữ này chỉ gắn với lứa tuổi teen, nhằm thể hiện cá tính chứ không được thừa nhận nên cũng không cần quá lo lắng, đương nhiên cũng không nên ủng hộ một cách thái quá. Nó không đại diện cho tiếng Việt, không thể lấn át tiếng Việt mà sẽ tự đào thải khi mất tính “thời thượng”, “sành điệu” (như lớp trẻ lầm tưởng). Dù ngôn ngữ @ đi vào ngôn ngữ đời thường của lớp trẻ là có thật, tuy nhiên muốn nó đi vào ngôn ngữ toàn dân thì không dễ dàng gì bởi phải thỏa mãn được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt với thời gian kiểm định lâu dài.”


Đáp lại nhiều ý kiến cho rằng cần ngăn chặn và có những biện pháp xử lý để hạn chế ngôn ngữ teen cũng như “trong sạch hóa” tiếng Việt, ông Chính cho rằng điều này chỉ nên thực hiện khi nó thực sự đe dọa đến an nguy của tiếng Việt chuẩn mực. Có chăng thì việc giáo dục ngôn ngữ luôn là điều quan trọng cần được gia đình, nhà trường, các nhà văn hóa cũng như truyền thông phối hợp nhắc nhở, uốn nắn để các bạn trẻ có ý thức sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn, chỉ sáng tạo trong giới hạn. Còn lại, bản thân hệ thống cấu trúc ngôn ngữ đã mang trong mình một cơ chế tự phòng vệ rất hữu hiệu khiến những hiện tượng không thuộc về bản chất ngôn ngữ sớm muộn sẽ tự đào thải. Nói cách khác, hoàn toàn có thể tin tưởng rằng việc ngôn ngữ @ phổ biến đến độ làm thay đổi hẳn diện mạo và phá vỡ hệ thống tiếng Việt là điều khó có thể xảy ra.

Minh Đan


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN