Nói chuyện sao cho “có duyên” ngày Tết?

(Sóng trẻ) - “Tháng làm được bao nhiêu?”; “Bao giờ lấy chồng?”; “Sao giờ vẫn chưa có người yêu?”… Một trong những ám ảnh của rất nhiều người trong ngày Tết là phải trả lời những dạng câu hỏi đặc biệt trên. Trả lời cũng dở, không trả lời cũng dở, vậy nên nói chuyện gì, nói như thế nào để tăng thêm không khí ngày Tết là câu hỏi mà nhiều người đang tìm lời giải.

a968ba4ae_d2f0510fcb4e22107b5f.jpg

Nhiều người cảm thấy khó chịu khi được hỏi về những vấn đề mang tính cá nhân (Ảnh: Internet)

Theo quan niệm của người Việt, Tết là dịp đoàn viên, đoàn viên giữa những người trên dương thế, đoàn viên cả với những người trên trần gian với những người ở cõi âm. Sự biết ơn, hiếu thảo, trọng nghĩa và rất nhiều phẩm chất tốt đẹp khác của người Việt được bộc lộ rõ nét. Đây chính là giá trị cốt lõi và thiêng liêng nhất của Tết mà dù hoàn cảnh lịch sử có thay đổi thì những giá trị ấy cũng không đổi thay.

Và một trong những biểu hiện của sự đoàn viên là việc những người thân, bạn bè, đồng nghiệp… sẽ đến nhà nhau để hỏi thăm, chúc Tết. Nói chuyện, nhâm nhi tách trà nóng, cắn hạt bí, hạt hướng dương là những hình ảnh đẹp, quen thuộc trong mỗi dịp Tết đến xuân về.

Lại bàn về việc nói chuyện ngày Tết, nhiều người cảm thấy ngán ngẩm, lắc đầu khi những vấn đề họ được hỏi toàn là những điều họ không muốn trả lời như tiền lương, việc kết hôn, yêu đương, việc sinh con… Và những câu hỏi đó được mặc định cho là kém duyên. Gần đây, trên fanpage Trung tâm Tin tức VTV24 đã làm một đoạn video ghi nhận nhiều ý kiến trái chiều của những người trẻ và cả những người thuộc thế hệ trước về chủ đề này. Đoạn video đã nhận được hơn hai mươi nghìn lượt thích, hàng chục nghìn lượt chia sẻ và rất nhiều bình luận khác nhau, cả đồng tình, cả phản đối, cả sự thấu hiểu.

a968ba4ae_a1b52157a942511c0853.jpg

a968ba4ae_72c1082d803878662129.jpg

a968ba4ae_6702c7ef4ffab7a4eeeb.jpg

Nói chuyện gì ngày Tết, nói chuyện sao cho có duyên trở thành vấn đề được bàn luận sôi nổi trên mạng xã hội

Chia sẻ về vấn đề nói chuyện ngày Tết, TS Nguyễn Thị Hồng, người có nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về văn hóa Văn hóa Việt Nam khẳng định: “Vào ngày Tết, bao giờ người Việt cũng chào, hỏi thăm nhau, chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Người Việt rất hay hỏi nhưng đôi khi họ lại không quan tâm câu trả lời.”

Nhìn một cách tổng quát, những vấn đề được đưa ra nói chuyện, hỏi thăm mà nhiều người cho là kém duyên kia đều là những vấn đề có ý nghĩa lớn trong cuộc đời con người. Từ sâu thẳm, mục đích việc hỏi thăm của người Việt (nhất là những người của thế hệ trước) là thể hiện sự quan tâm, chia sẻ chứ không hẳn là có ý định xấu, nhưng do cách hỏi chưa đúng, chưa khéo nên nhiều khi người được hỏi bị tổn thương. Bởi vậy, cần phải biết tâm lý trong cách hỏi, hiểu quan niệm giữa người hỏi và người được hỏi.

a968ba4ae_t_ygie.jpg

Những cuộc trò chuyện quyết định rất nhiều đến không khí ngày Tết (Ảnh: Internet)

Trong những ngày Tết, việc giữ không khí hòa thuận, vui tươi là rất quan trọng. Và điều này thì không khó nếu như những cuộc trò chuyện, những lời hỏi thăm, những lời chúc mừng là xuất phát từ động cơ tích cực.

“Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Cần lắng nghe người nói chuyện với mình xem họ có thực sự hào hứng với những chủ đề đưa ra hay không. “Ban đầu, có thể nói những chủ đề trung tính như chuyện thời tiết, chuyện mùa vụ, chuyện môi trường, thời thế, chuyện làm ăn… hay hỏi những câu vô thưởng vô phạt rồi từ đó, dựa vào mối quan hệ thân sơ giữa các thành viên mà có thể phát triển câu chuyện theo những chiều hướng khác nhau”, TS Nguyễn Thị Hồng chia sẻ.

Cũng theo TS Hồng, trong ngày Tết, nên nói những chuyện vui bởi những chuyện vui thì mọi người đều quan tâm và thích thú; thứ hai là nên nói về tương lai, không nên nói quá nhiều về quá khứ, nhất là quá khứ đau thương; tránh nói chuyện buồn, mất mát, tránh nói những chuyện động chạm cá nhân một ai đó hay nói xấu một ai đó. Như vậy, mỗi người đã trở nên có duyên hơn với nói chuyện trong dịp Tết Nguyên Đán.

Chỉ cần một chút để ý, một chút cẩn thận và luôn tôn trọng quan niệm sống của nhau thì vấn đề nói gì, hỏi gì ngày Tết sẽ không còn là quá lớn nữa. Và khi đó, Tết cũng sẽ vui hơn, ý nghĩa hơn.

Đắc Quang

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN