Phương pháp Phỏng vấn SAWATZKY


(Sóng trẻ) - Làm thế nào để có một cuộc phỏng vấn tốt, chuyên nghiệp và lấy được nhiều thông tin nhất từ phía người trả lời phỏng vấn? Phương pháp Phỏng vấn SAWATZKY là cẩm nang để bạn có được một cuộc phỏng vấn thành công nhất.

Ferdinand John Sawatzky (sinh năm 1948) là một nhà thơ, nhà báo người Canada,  đồng thời là một chuyên gia về phương pháp phỏng vấn. Chúng tôi may mắn được GS.TS Carin Manburg-Zackazi của trường Đại học Báo chí Truyền Thông Thụy Điển sang dạy và trao đổi về phương pháp phỏng vấn của ông Sawatzky, sau khi học và vào thực tiễn làm báo tôi nhận thấy rằng đây là một phương pháp hiệu quả và có thể coi đó như một “nấc thang vàng” cho các cuộc phỏng vấn.

1. Những điều nên biết trước khi đi phỏng vấn

Khi tham gia vào cuộc phỏng vấn cả người hỏi và trả lời đều muốn mình trông thật đẹp, đó là nhu cầu và tâm lý chung của con người. Do đó nên quan tâm đến hình thức, trang phục của mình.

Nên xác định trước đối tượng mình phỏng vấn là ai? Tính cách như thế nào? Đặt câu hỏi ra sao để lấy được thông tin. Có thể học cách hỏi từ các nghề cảnh sát, luật sư, bác sĩ. Với tư cách là phóng viên, chúng ta nhận thức được công việc quan trọng là việc thu nhận thông tin.
Một điều quan trọng khi đi phỏng vấn đó là cần chuẩn bị trang thiết bị đầy đủ, nài ra cần liên hệ với người phỏng vấn trước, hẹn gặp, hẹn địa điểm.

Trang phục gọn gàng, năng động dễ gây được thiện cảm khi đi phỏng vấn.

2. Khi phỏng vấn, phóng viên (Reporter) và người trả lời phỏng vấn (Interview Person - viết tắt IP) cần:

Phóng viên cần nhận thức được rằng mình nên hỏi những câu hỏi như thế nào để nhận được câu trả lời đúng trọng tâm, nên thể hiện mình ít và thái độ chúng ta muốn thu nhận thông tin. 

Khi hỏi sẽ có những câu hỏi khó và dễ, chúng ta nên đưa ra những lối thoát cho người trả lời phỏng vấn.

Những cuộc phỏng vấn nên có mạch chảy tự nhiên như một cuộc hội thoại, nó không phải là cuộc trao đổi giữa hai bên cân bằng nhau, cũng không phải là cuộc điều tra của cảnh sát đối với tội phạm. Hãy tạo cho người trả lời có cảm giác an toàn nhất, dễ chịu nhất có thể.

Người trả lời phỏng vấn cần được phóng viên tạo cơ hội và luôn muốn tìm cảm giác an toàn khi trả lời, hãy để người trả lời phỏng vấn của bạn cảm thấy được thoải mái và hứng thú nhất.

3. Các lỗi nghiêm trọng trong phỏng vấn Sawatzky đã chỉ ra

+ Hỏi câu hỏi không có phần hỏi: 

Ví dụ: ông chủ tịch khẳng định đã có dấu hiệu cho thấy lỗi nghiêm trọng của con người ở vụ tai nạn… (câu trả lời nhận được có thể là không, chúng tôi không hề làm…)

+Dùng câu hỏi đóng:

Khi hỏi câu hỏi ở dạng này bạn sẽ chỉ nhận được câu trả lời có hoặc không, mà không nhận được sự giải thích nào thêm, đây cũng là một dạng lỗi nghiêm trọng khi phỏng vấn.

+Hỏi 2 câu cùng 1 lúc:

Khi hỏi câu hỏi đúp thì bạn sẽ chỉ nhận được một câu trả lời từ một vế trước hoặc vế sau, điều này sẽ dễ dàng cho người trả lời phỏng vấn có thể trốn được các câu hỏi khó.

+Hỏi câu hỏi nhồi nhét:

Ví dụ: Tại sao anh có nghĩ rằng vụ tai nạn tàu sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp và hôn nhân của anh?

+Bổ sung một khẳng định vào câu hỏi (đây là lỗi thông thường nhưng cũng nghiêm trọng nhất trong phỏng vấn):

Câu hỏi dạng này thường ở dạng dài, muốn gây ấn tượng về sự hiểu biết của mình. Ví dụ như : được biết anh là một trong những nhà truyền thông xuất sắc lại là giám đốc doanh nghiệp….?

+Hỏi với những từ ngữ nặng nề:

Những từ nặng nề khi hỏi như: giết, tai tiếng, đồn thổi… đều là từ có tính chất bóp cò.
Khi hỏi về người đã từng giết người không nên có câu hỏi khi giết em bé như vậy lúc đấy anh có nghĩ gì không?...

+Hỏi câu hỏi có sự cường điệu (câu hỏi nói quá lên, có vẻ nịnh bợ):

Được biết chị là một người có khả năng siêu phàm, chị có thể chia sẻ gì về khả năng này?...

10 câu hỏi bỏ đi theo Sawatzy

1.Tác dụng của chuyện đó là gì?

2.Những ngụ ý là gì?

3.Ông làm điều đó như thế nào?

4.Chuyện đó được chứng minh như thế nào?

5.Ông đã cảm thấy như thế nào?

6.điều gì đã xuất hiện trong đầu ông?

7.Phản ứng của ông là gì?

8.Ông đi đến điều đó như thế nào?

9.Chuyện đó có hiệu quả như thế nào?

10.Hỏi câu hỏi đóng.

4. Những câu hỏi tốt nhất đi phỏng vấn

+ Hỏi câu hỏi mở.

+ Hỏi câu hỏi trung tính(tránh được những câu hỏi nhồi nhét và những từ ngữ nặng nề, câu hỏi trung tính giúp cho những câu trả lời tốt hơn).

+ Câu hỏi nên ngắn gọn và đơn giản.

+ Dẫn chứng cụ thể các điều đó là gì?

+ Giải quyết nó như thế nào?

+ Các lựa chọn khác là gì?

+ Bước nặt thời điểm diễn ra sự thay đổi mang tính quyết định của câu chuyện là gì?

Vì vậy, khi  bạn hỏi đúng cách thì Theo Sawatsky, người phỏng vấn thông minh không cố gắng để âm thanh thông minh. Chúng trong suốt. Họ tránh xa những câu hỏi hàng đầu (có / không), những lời buộc tội, và kéo dài báo cáo.

Câu hỏi hay nhất theo lập luận của Sawatsky giống như cửa sổ sạch sẽ. "Một cửa sổ sạch sẽ cho một cái nhìn hoàn hảo. Khi chúng tôi đặt một câu hỏi, chúng tôi muốn để có được một cửa sổ vào nguồn. Khi bạn đặt giá trị trong câu hỏi của bạn, nó giống như đặt bụi bẩn trên cửa sổ. Nó che khuất tầm nhìn vượt ra nài hồ.”

Trên đây là những gì mà tôi nhận được sau khi học phương pháp phỏng vấn Sawazky, hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp cho các bạn học báo sẽ có được những buổi phỏng vấn thành công như mong đợi. 

Hoàng Bích
Lớp Truyền Hình K.30A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN