Quy định về xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển hệ đại học chính quy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2017

Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền ban hành Quy định về xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển hệ đại học chính quy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2017 như sau:


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

---------------------

Số: 824/QĐ-HVBCTT-ĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2017

QUY ĐỊNH

VỀ XÉT TUYỂN THẲNG, ƯU TIÊN XÉT TUYỂN HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2017  

Căn cứ Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Công văn số 603/BGDĐT-GDĐH ngày 17/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2017,

Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền ban hành Quy định về xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển hệ đại học chính quy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2017 như sau:

I. QUY ĐỊNH XÉT TUYỂN THẲNG

1. Đối tượng xét tuyển thẳng

a) Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học.

b) Người đã trúng tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được tuyển thẳng có nguyện vọng, Học viện sẽ xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị để ôn tập trước khi vào học chính thức.

c) Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kĩ thuật quốc tế đã tốt nghiệp trung học phổ thông được tuyển thẳng vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh.

d) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp trung học, được tuyển thẳng vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã đoạt giải.

đ) Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định: Giám đốc Học viện căn cứ vào kết quả học tập THPT của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học.

e) Đối với thí sinh là người nước nài, có nguyện vọng học tại Học viện: Giám đốc Học viện căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của Học viện để xem xét, quyết định cho vào học.

g) Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ. Những thí sinh thuộc đối tượng này được Giám đốc Học viện xem xét, quyết định xét tuyển thẳng nếu xếp loại học lực các năm lớp 10, 11, 12 đạt loại Giỏi, tốt nghiệp Trung học phổ thông đạt loại Giỏi, 3 năm Trung học phổ thông xếp loại hạnh kiểm Tốt.

Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Giám đốc Học viện quy định.

2. Hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng tại Sở Giáo dục Đào tạo trước ngày 20/5/2017.

- Hồ sơ của thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng theo quy định tại các điểm a, b, c, d, trong Quy định này gồm:

+ Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng (theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

+ Ít nhất một trong các bản photocopy sau: chứng nhận là thành viên tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế hoặc chứng nhận là thành viên đội tuyển tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (có tên trong danh sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo); Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn Học sinh giỏi quốc gia; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia và giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên tuyển thẳng khác;

+ Bản photocopy học bạ 3 năm học Trung học phổ thông;

+ Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh; hai ảnh chân dung cỡ 4 x 6.

- Hồ sơ của thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng theo quy định tại điểm g Quy định này gồm:

+ Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng (theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

+ Bản photocopy học bạ 3 năm học Trung học phổ thông;

+ Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh; hai ảnh chân dung cỡ 4 x 6;

+ Bản photocopy hộ khẩu thường trú.

3. Chỉ tiêu xét tuyển thẳng

Xét tuyển thẳng không hạn chế số lượng cho các ngành sau:

- Ngành Báo chí: Tuyển thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn;

- Ngành Lịch sử, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước: Tuyển thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử;

- Ngành Ngôn ngữ Anh, Quan hệ công chúng, Quảng cáo, Quan hệ quốc tế, các chương trình chất lượng cao: Kinh tế và Quản lý, Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu, Truyền thông marketing: Tuyển thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh;

- Ngành Kinh tế: Tuyển thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Toán.

II. QUY ĐỊNH ƯU TIÊN XÉT TUYỂN

1. Đối tượng ưu tiên xét tuyển

Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia không sử dụng quyền tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển, nếu hoàn thành kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia, có kết quả thi đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

2. Hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển

Thí sinh thuộc diện ưu tiên xét tuyển nộp hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển cho Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 20/5/2017. Hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển gồm:

+ Phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển (theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

+ Ít nhất một trong các bản photocopy sau: Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn Học sinh giỏi quốc gia; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia, quốc tế;

+ Bản sao công chứng học bạ 3 năm Trung học phổ thông.

3. Chỉ tiêu ưu tiên xét tuyển: Không hạn chế.

III. CÁC QUY ĐỊNH KHÁC

1. Các điều kiện bổ sung

Thí sinh tham dự xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyểnvào Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần thỏa mãn các điều kiện sau:

- Có kết quả xếp loại học lực từng năm học trong 3 năm Trung học phổ thông đạt 5,0 trở lên;

- Hạnh kiểm 3 năm Trung học phổ thông xếp loại Khá trở lên;

- Thí sinh đăng ký ưu tiên xét tuyển ngành Báo chí phải tham dự kỳ thi Năng khiếu báo chí và đạt điểm 5,0 trở lên (theo thang điểm 10).

- Thí sinh dự tuyển chuyên ngành Quay phim truyền hình phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh, dị tật về mắt, nại hình phù hợp (nam cao 1m65, nữ cao 1m60 trở lên).

- Thí sinh dự tuyển các chuyên ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) không nói ngọng, nói lắp, không bị dị tật về nại hình.

2. Lệ phí xét tuyển

Lệ phí xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng là 30.000đ /thí sinh/hồ sơ (trong đó nộp cho Sở Giáo dục và Đào tạo 20.000 đồng, nộp cho trường khi đến nhập học 10.000 đồng).

3. Địa chỉ nhận hồ sơ

Phòng Tuyển sinh và Quản lý chương trình, Ban Quản lý Đào tạo, Học viện Báo chí và  Tuyên truyền 

Tầng 3, nhà A1, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Tel: (04) 37.546.963 (máy lẻ 307).

Kết quả xét tuyển thẳng sẽ được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được gửi cho các Sở Giáo dục và Đào tạo để thông báo cho thí sinh trước 17h00 ngày 15/7/2017 và được thông báo trên Website Học viện http://ajc.hcma.vn/.

 Sau khi có thông báo trúng tuyển của trường, thí sinh phải nộp bản chính giấy chứng nhận đoạt giải để xác nhận nhập học trước ngày 20/7/2017 (thời gian tính theo dấu bưu điện nếu nộp qua bưu điện bằng thư chuyển phát nhanh)./. 

        

Nơi nhận:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo; 

- Ban Giám đốc Học viện;

- Các Sở GD&ĐT;

- Lưu: VT, ĐT.                                                                                                                    

GIÁM ĐỐC

 

(Đã ký) 

 

PGS, TS. Trương Ngọc Nam

  

Học viện Báo chí & Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN