Sẽ vẫn thất nghiệp cao nếu đào tạo Đại học như hiện nay


( Sóng trẻ) - Trong buổi giao lưu trực tiếp số thứ 6 ngày 30/11 vừa qua, với chủ  đề “Giảng  đường – những điều tôi cần” tại Đại học KHXH&NV, Đại biểu Quốc hội - GS, Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: “Đào tạo Đại học như hiện nay thì khả năng thất nghiệp sẽ rất cao”.

Tâm trạng lo sợ của sinh viên 

Tham gia chương trình có ĐB Quốc hội, GS. Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cùng đông đảo các bạn sinh viên trường Học viện Báo chí- Tuyên truyền, Học viên Hành Chính, Cao Đẳng Công Nghiệp…

Trong buổi trò chuyện, Hương sinh viên trường Học viện Nại Giao chia sẻ: “Khi bước vào học Đại học tôi cảm thấy hụt hẫng, chán nản tất cả không giống mình nghĩ lúc đầu. Trước đó tôi kỳ vọng mình sẽ trở thành một nhà nại giao giỏi nhưng thực tế hiện nay cho thấy tình trạng sinh viên ra trường làm trái nghề mình học rất nhiều”.

Quân sinh viên trường Cao đẳng công nghiệp Hà Nội vừa ra trường cho biết: “Mặc dù học cao đẳng chính quy nhưng những kiến thức mình biết không bằng các bạn học cao đẳng nghề, thực tế ở trường các thầy cô không dạy cụ thể mà chỉ giới thiệu sơ, sinh viên trường Cao đẳng nghề thì ngược lại, các bạn được mổ xẻ thiết bị và tận tay sửa chữa, đến giờ mình cảm thấy sợ  sẽ không tìm được việc”.

cb38ed125_y.jpg

Giáo sư  Nguyễn Minh Thuyết trao đổi với sinh viên 

“Tình trạng chung của nhiều sinh viên, học sinh phổ thông là phải đuổi theo sách vở. Nó đã trở thành mô típ!  Học Đại học phải để các bạn tự bơi còn thầy cô chỉ là những người hướng dẫn kiến thức cơ bản” - Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ quan điểm của cá nhân khi bàn luận về vấn đề này. Ông cho rằng: “Nếu đào tạo Đại học như hiện nay thì khả năng thất nghiệp sẽ rất cao. Mỗi năm chỉ 15000 đến 20000 người cần thay thế trong khi hiện nay nước ta mỗi năm đào tạo ra 400000 cử nhân”.

Nâng cao hiệu quả giáo dục là vấn đề nan giải

Theo đánh giá của giáo sư: tình hình giáo dục của Việt Nam trong mười năm qua có nhiều thay đổi, kiến thức giảng dạy đã rộng, phương tiện hiện đại hơn.  Tuy nhiên, sinh viên Việt Nam rất lười đọc sách, phương pháp dạy học vẫn chủ yếu là đọc chép. Ở nước nài thì số buổi học trên giảng đường rất ít, chủ yếu sinh viên tự học, tự đọc sách rồi lên lớp trao đổi với thầy cô.

“Nâng cao hiệu quả giáo dục là vấn đề nan giải, trường KHXH&NV cứ sau một kỳ thì các sinh viên lại điền vào biểu mẫu đánh giá chất lượng giáo dục để từ đó thay đổi  cách dạy và học nhưng làm  vậy vẫn không có chuyển biến” – GS chia sẻ.

cb38ed125_y2.jpg

Sinh viên  hăng hái đặt câu hỏi xoay quanh vấn đề dạy và học 

Cách đây khoảng mười năm khi Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết là phó hiệu trưởng của trường KHXH&NV ông cố gắng cải tiến phương pháp dạy và học. Giao sách cho sinh viên đọc rồi hôm sau lên lớp thuyết trình. Phương pháp này không đem lại hiệu quả vì không có sinh viên giơ tay thuyết trình, khi được chỉ định thì sinh viên chỉ nói tầm năm phút. Trong khi đó Lê Na sinh viên nại quốc thì lên nói hẳn một tiếng. Từ đó, Ông kết luận: sinh viên nước nài tiếng Việt không thể bằng sinh viên Việt Nam nhưng tinh thần học tập của họ thì gấp bội phần.

Nghi quyết TW Đảng lần thứ VIII nêu ra trong tâm cải cách giáo dục là tập trung vào học sinh, sinh viên. Giáo sư cũng cho rằng đây là đây là nghị quyết tốt nhưng không dễ dàng thực hiện. Biết rằng  xây dựng nghị quyết mục tiêu là phấn đấu những cái tốt đẹp nhất nhưng nguyện vọng đã đi quá tầm,  chúng ta phải cụ thể hóa giải pháp! 


Hoàng Ṇc Thi 
Báo in K.31A2
 

 




Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN