Sĩ tử 2k6 nhọc nhằn với các kỳ thi riêng - Kì 2: “Nặng gánh” cân bằng giữa các kỳ thi

(Sóng trẻ) - Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã kết thúc nhưng một số sĩ tử 2k6 vẫn còn tiếp tục đối mặt với các đợt thi cuối cùng của những kỳ thi riêng. Căng thẳng là tâm trạng còn chưa hết với các em và gia đình.

Ưu tiên ôn thi THPT

Năm 2024 là năm cuối cùng áp dụng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Năm học sau, học sinh cuối cấp THPT thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chính vì vậy, để không phải thi lại và gặp nhiều khó khăn, các sĩ tử sinh năm 2006 lựa chọn ưu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT hơn so với các kỳ thi riêng.

Phùng Thị Xuân Tú - học sinh lớp 12A1 trường THPT Hiệp Hòa số 2 (Bắc Giang) chia sẻ: “Em đã tham gia kỳ thi ĐGNL ĐHQGHN với số điểm là 117 điểm. Tuy nhiên em vẫn ưu tiên ôn thi tốt nghiệp THPT để tốt nghiệp thuận lợi và tăng thêm cơ hội đỗ vào trường đại học mà em mơ ước”.

anh-1.png
Xuân Tú vẫn miệt mài ôn tập mặc dù đã đạt được số điểm khá cao trong kỳ thi ĐGNL. (Ảnh: Phương Linh)

 

Chia sẻ về lựa chọn ôn thi, thầy Nguyễn Quang Vinh - Phó hiệu trưởng trường THPT Hiệp Hòa số 2 (Bắc Giang) cho hay: “Mỗi kỳ thi là một lần các em được thử sức, để các em được rèn luyện. Ngoài rèn luyện về vận dụng kiến thức, các em còn được rèn luyện cả về kỹ năng và phát triển cả phẩm chất, năng lực của học sinh. Vậy nên những kỳ thi đảm bảo về chất lượng, uy tín tôi đều hết sức ủng hộ. Tuy nhiên, nhà trường vẫn khuyến khích các em tập trung ôn thi THPT bởi vì đây là kỳ thi chung và là kỳ thi quan trọng nhất đối với các em học sinh cuối cấp”.

anh-2.png
Thầy Nguyễn Quang Vinh - Phó hiệu trưởng trường THPT Hiệp Hòa số 2. (Ảnh: Phương Linh)

Khó khăn “bắt kịp” lại kiến thức 

Đặc thù của mỗi kỳ thi là không giống nhau, chính vì vậy việc cân bằng ôn thi song song các kỳ thi đối với các em rất khó khăn. Đối với kì thi ĐGNL ĐHQGHN, các em cần ôn tập theo cấu trúc đề thi gồm 150 câu (132 câu trắc nghiệm 4 đáp án và 18 câu điền đáp án). Trong đó, phần thi Tư duy định lượng với 50 câu hỏi – 75 phút, phần thi Tư duy định tính với 50 câu hỏi – 60 phút, phần thi Khoa học bao gồm 50 câu hỏi – 60 phút. Còn với kỳ thi đánh giá tư duy, các em cần ôn theo cấu trúc đề gồm ba phần: Tư duy toán học (60 phút), tư duy đọc hiểu (30 phút) và tư duy khoa học/giải quyết vấn đề (60 phút) với ba mức độ đánh giá tư duy (tư duy tái hiện, tư duy suy luận và tư duy bậc cao). Nội dung kiến thức trong chương trình lớp 11 và 12 bao gồm các môn: Toán, Ngữ Văn, Sinh học, Hóa học, Vật lý, Lịch sử, Địa lí. Trong khi đó, ôn thi tốt nghiệp THPT, các em chỉ cần tập trung ôn thi Toán, Ngữ văn và 1 tổ hợp môn KHTN (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc KHXH (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).

Bài thi tốt nghiệp THPT không được như mong muốn, Phạm Đăng Khoa - học sinh lớp 12a3 trường THPT Hiệp Hòa số 2 (Bắc Giang) lại tiếp tục ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi đánh giá đầu vào đại học Thái Nguyên vào tháng 7. Đăng Khoa bộc bạch: “Em cũng chỉ biết cố gắng ôn tập tiếp, tăng cơ hội vào đại học của mình. Em cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc lên kế hoạch ôn tập vì có quá nhiều kiến thức cần ghi nhớ”.

anh-3.png
Đăng khoa cố gắng ôn cho kỳ thi riêng sau khi tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT (Ảnh: Phương Linh) 

Hành trình đi tìm kiếm con chữ vốn đã không dễ dàng, đối với các sĩ tử 2k6 còn thêm nhiều khó khăn hơn khi phải cân bằng việc ôn thi tốt nghiệp THPT với các kỳ thi riêng của các trường đại học. Các em phải đứng trước nhiều nguy cơ của sự đổi mới phương thức thi kể từ năm 2025, chính vì vậy cũng không có quá nhiều sự lựa chọn cho bản thân. Những kỳ thi riêng vừa mang tới cơ hội nhưng cũng mang tới nhiều “bài toán” về cách ôn tập hiệu quả dành cho các học sinh.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN