Sinh viên y khoa có cần giỏi… Văn?

(Sóng trẻ) - Trong những ngày qua, đề xuất đưa môn Văn vào để xét tuyển thí sinh dự thi các trường ngành y, dược tạo ra không ít những luồng ý kiến trái chiều trong dư luận. Bài toán tuyển chọn và đào tạo thế hệ y sĩ tương lai vẫn còn cần nhiều tranh cãi để tìm ra lời giải tối ưu. 

Trong hội nghị Hội đồng Hiệu trưởng các trường Y Dược Việt Nam ngày 10/10, khi bàn luận về phương án tuyển sinh khối ngành y, dược năm 2015, có ý kiến đề xuất nên sử dụng thêm môn Văn; bên cạnh các môn Toán, Hóa, Sinh để xét tuyển thí sinh dự thi vào các trường ngành y, dược. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng tỏ ra tâm đắc với đề xuất trên, bà cho biết: “Tôi phải nói thật là môn Văn rất cần. Trong quá trình làm việc, nhiều người viết báo cáo mà ngữ pháp sai rất nhiều, chưa nói đến lỗi chính tả. Viết sai thì tư duy cũng sai, nói cũng không tốt được... Không nói đâu xa, nhiều đồng chí chuyên viên ở bộ làm công văn vẫn sai ngữ pháp. Có lúc tôi nói vui: rất dễ đứt mạch máu não khi đọc nguyên bản những văn bản này”.

15689cd25_oqvnkayz_2jn88tf6lt4o5.jpg
Bộ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến rất tâm đắc với đề xuất đổi mới táo bạo này (Ảnh: Tuổi trẻ)

Từ trước đến nay ngành y vẫn được “cộp mác” là một ngành khoa học, thiên về kiến thức tự nhiên hơn là kiến thức xã hội; hơn nữa các trường ngành y, dược vẫn luôn tuyển sinh theo khối B gồm 3 môn: Toán, Hóa, Sinh. Vì vậy đề xuất đưa môn Văn vào để xét tuyển thí sinh dự thi vào các trường ngành y, dược không khỏi khiến nhiều người cảm thấy sốc.

Tuy nhiên, đề xuất trên không phải là không có cơ sở, và có không ít ý kiến trong dư luận bày tỏ sự đồng tình với sự đổi mới trên. Các ý kiến đều chủ yếu cho rằng việc xét tuyển môn Văn sẽ giúp tăng cường ý thức đạo đức, phẩm chất nhân văn của những thế hệ bác sĩ tương lai; nhất là khi liên tục xuất hiện những biểu hiện ngày càng xuống cấp về đạo đức, y đức của một bộ phận không nhỏ những y sĩ ngày nay.

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục – Đào tạo bày tỏ: “Tôi tán thành quan điểm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khi môn văn có thể cung cấp công cụ giúp người học tư duy, nói năng giao tiếp mạch lạc, viết lách đúng quy cách. Đây là kĩ năng không chỉ ngành y mà mọi ngành nghề đều cần. Bác sĩ nài chuyên môn tốt cần có tâm hồn nhân văn nhân hậu. Lòng thương người, nhân từ lại bắt nguồn rất nhiều từ môn văn”. 

Việc xét tuyển môn Văn đối với những thí sinh thi ngành y, dược cũng sẽ giúp xóa bỏ tình trạng học lệch, chỉ tập trung vào các môn tuyển sinh Đại học – thực trạng đã tồn tại ở ngành giáo dục từ hàng chục năm nay. Thêm nữa, tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, các trường y khoa từ lâu cũng đã sử dụng các môn xã hội làm điều kiện xét tuyển đầu vào. 

Thế nhưng, đa phần những ý kiến trái chiều trong dư luận những ngày qua là bảy tỏ sự phản đối với đề xuất “dùng môn Văn xét tuyển ngành Y”. Theo kết quả thăm dò ý kiến trên trang Tuổi trẻ, chỉ có 31,6% độc giả đồng tình với việc “bổ sung môn văn vào xét tuyển ngành y”, và có tới 65,5% độc giả trả lời không đồng ý.

Các ý kiến phản đối chủ yếu đều công nhận vai trò quan trọng của các môn khoa học xã hội – nhân văn đối với ngành y cũng như bất cứ ngành nghề nào khác, nhưng việc đưa môn Văn vào xét tuyển là chưa cần thiết. Nhiều bác sĩ trong nghề cho biết kiến thức môn Văn hầu như không có ý nghĩa đối với việc thực hành nghề sau này. Trao đổi trên VnExpress, PGS Nguyễn Xuân Hùng, trưởng khoa Khám bệnh, bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) phân tích: "Ngành Y mang tính chất thực hành, cần căn cơ, tư duy logic, khoa học ứng dụng, khoa học kỹ thuật. Ngữ văn không có các giá trị đó".

Quan điểm “học Văn nhiều hơn sẽ trở nên nhân văn hơn” cũng được đánh giá là chưa thuyết phục. Một sinh viên khoa y trường Đại học Y dược TP.HCM chia sẻ: “Trong quá trình học, sinh viên y khoa cũng được học môn y đức, nhưng vấn đề đạo đức hay nhân cách của một người được hình thành từ cả một quá trình chứ không phải việc tuyển sinh đầu vào môn văn sẽ quyết định được nhân cách, đạo đức của họ.” 

Hơn nữa, việc dạy và học môn Ngữ văn ở bậc học phổ thông vẫn chưa được coi trọng và có hiệu quả, vì vậy việc xét tuyển môn Văn vào thời điểm này khó có thể đạt được mục đích như kỳ vọng. Nhiều ý kiến đề xuất thay vì xét tuyển môn Văn, có thể tổ chức thêm vòng phỏng vấn với các thí sinh để nhận biết được những người có đủ năng lực cũng như phẩm chất đạo đức. 

Hôm nay (15/10) là hạn chót để các trường Đại học gửi đề án tuyển sinh năm 2015 về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo phương án cuối cùng, các trường đại học Y dược trên cả nước sẽ không xét tuyển môn Văn mà vẫn sẽ xét tuyển theo khối B (Toán - Hóa - Sinh) như mọi năm, tuy nhiên vẫn để ngỏ khả năng đưa môn Văn vào xét tuyển trong các mùa thi sau.

Vậy có nên dùng môn Văn để xét tuyển thí sinh dự thi vào các trường ngành y, dược? Sinh viên y khoa liệu có cần phải giỏi Văn mới có đủ y đức, nhân cách tốt? Phương án nào là tối ưu để có thể tuyển chọn và đào tạo được những thế hệ bác sĩ tương lai vừa giỏi năng lực chuyên môn, vừa có phẩm chất đạo đức tốt? 

Xin mời độc giả gửi ý kiến về vấn đề này bằng cách bình luận phía dưới bài viết hoặc gửi ý kiến về hòm thư: [email protected]

Hoàng Minh
Nhóm 1
Báo mạng điện tử 31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN