Steve Jobs và 7 quy tắc vàng cho sự thành công
(Sóng trẻ) Như một huấn luyện viên truyền thông, Steve Jobs đã thực sự truyền cảm hứng cho công việc của chúng ta từ những bài thuyết trình của mình. Đối với các doanh nhân, tài sản lớn nhất của Jobs để lại chính là những bài học về những nguyên tắc để thành công của ông.
Đây là các quy tắc và các giá trị tạo nền tảng cho sự thành công của chúng ta. Ai trong chúng ta có thể áp dụng chúng để mở ra những thứ "bên trong Steve Jobs"?
Steven Job- ảnh internet
Làm những gì bạn đam mê (Do what You Love): Jobs đã từng nói: "Những người có niềm đam mê có thể thay đổi thế giới tốt đẹp hơn". Khi được hỏi về những lời khuyên mà ông chia sẻ cho các doanh nhân, ông nói: "Tôi làm công việc như là một người tạp vụ cho đến khi tôi tìm ra được những gì tôi thực sự đam mê”. Điều đó thật sự có ý nghĩa với ông. Niềm đam mê là tất cả mọi thứ.
Ghi dấu ấn trong vũ trụ (Put a Dent in the Universe): Jobs tin vào sức mạnh của tầm nhìn. Một lần ông hỏi Chủ tịch tập đoàn Pepsi- John Sculley rằng: “Ông có muốn dành cả cuộc đời để bán nước đường hay muốn thay đổi thế giới?” . Bài học rút ra là đừng đánh mất tầm nhìn lớn.
Hãy biết kết nối (Make connections): Jobs đã từng nói sáng tạo là sự kết nối mọi thứ lại với nhau. Có nghĩa là những người có một tập hợp các kinh nghiệm sống thường có thể nhìn thấy những điều mà người khác bỏ lỡ. Ông đã học thư pháp mà không có bất kỳ một sự ứng dụng thực tế nào trong cuộc sống của mình - cho đến khi ông xây dựng máy tính Macintosh. Từ việc đi du lịch đến Ấn Độ và châu Á, ông đã học về quản trị và thiết kế khách sạn. Điều ông làm được là không sống khép kín trong bong bón và kết nối ý tưởng từ các lĩnh vực khác nhau.
Nói không với 1000 thứ (Say No to 1,000 Things): Jobs rất tự hào với những gì Apple đã quyết định và ông không làm như những gì Apple đã làm. Khi ông trở lại Apple vào năm 1997, ông biến một công ty với 350 sản phẩm còn 10 sản phẩm chỉ trong vòng 2 năm. Tại sao? Vì ông có thể đặt “A-Team” (những người giỏi nhất) vào từng sản phẩm.
Tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời (Create Insanely Great Experiences): Jobs cũng tìm cách đổi mới trong kinh nghiệm phục vụ khách hàng. Khi ông lần đầu tiên đã đưa ra khái niệm của cửa hàng Apple, ông nói rằng họ sẽ khác nhau bởi thay vì chỉ cần di chuyển các box (các biểu tượng trên iphone), các cửa hàng sẽ làm cho khách hàng trải nghiệm cuộc sống phong phú. Tất cả mọi thứ thiết kế về trải nghiệm của bạn khi bạn bước chân vào một cửa hàng Apple là để làm giàu cho cuộc sống của bạn và tạo ra một kết nối tình cảm giữa bạn và thương hiệu Apple. Bạn đang làm những gì để làm phong phú thêm cuộc sống của khách hàng của bạn?
Làm chủ thông điệp (Master the Message): Bạn có thể có ý tưởng vĩ đại nhất trên thế giới, nhưng nếu bạn không thể truyền đạt ý tưởng của bạn thì nó không quan trọng. Jobs là người kể chuyện doanh nghiệp thành công nhất trên thế giới. Thay vì chỉ đơn giản là cung cấp một bài thuyết trình như hầu hết mọi người, ông đã thông báo, đào tạo, ông truyền cảm hứng và ông làm cho bạn vui, tất cả chỉ trong một bài thuyết trình.
Bán ước mơ, không phải sản phẩm (Sell Dreams, Not Products): Jobs nắm bắt được trí tưởng tượng của chúng ta vì ông hiểu rõ khách hàng của mình. Ông biết được máy tính bảng sẽ không thu hút nếu chúng quá phức tạp. Kết quả? Một nút nhấn duy nhất ở phía trước của Ipad. Thật đơn giản, một đứa bé 2 tuổi cũng có thể sử dụng. Khách hàng của bạn không quan tâm đến sản phẩm của bạn. Họ quan tâm đến bản thân họ, những hy vọng và mơ ước của họ. Jobs dạy chúng ta rằng nếu chúng ta có thể chạm đến ước mơ của khách hàng, chúng ta sẽ chinh phục được họ.
Có một câu chuyện có thể tổng kết cho bài viết về sự nghiệp của Jobs tại Apple. Một người Giám đốc phụ trách cải tiến lại hệ thống cửa hàng Disney gọi cho Jobs để hỏi ông lời khuyên. Ông tư vấn gì? Hãy ước mơ lớn hơn. Tôi nghĩ đó là lời khuyên tốt nhất ông để lại cho chúng ta. Tìm thấy tài năng trong sự điên rồ, tin tưởng vào bản thân, tin tưởng vào tầm nhìn và không ngừng sẵn sàng để bảo vệ những ý tưởng đó.
Võ Thị Lý
Phát Thanh k31
Theo entrepreneur.com
Cùng chuyên mục
Bình luận