Sự trở lại của Cosplay Nhật Bản tại lễ hội Genki
(Sóng trẻ) - Sau gần 1 năm “mất tích”, sự trở lại của Cosplay Nhật Bản tại Lễ hội Hoa Anh Đào khiến giới trẻ Hà Nội hào hứng hơn bao giờ hết.
Cosplay là một thuật ngữ có nguồn gốc từ Nhật Bản viết tắt từ “Costume Play”. Đó là các hoạt động, các trò chơi phỏng lại theo các nhân vật của truyện tranh, phim giả tưởng, game (manga, anime, tokusatsu, video game, visual game...). Cosplay khá phổ biến trong giới teen tại Nhật Bản và đã du nhập vào Việt Nam, thu hút sự chú ý của giới trẻ.
Trang phục phải được thiết kế theo đúng tính cách đó và Cosplayer (người Cos) được trang điểm cẩn thận, kỹ lưỡng, thể hiện khuôn mặt, mũi, miệng, tóc của nhân vật được Cos. Các hành động, dáng đứng, dáng đi, style cũng là một đặc điểm đáng chú ý cho người Cos. Thậm chí, ngay cả lời nói, tính nết, lẫn cách xử sự phải được trau chuốt cẩn thận, tinh vi. Càng giống nại hình nhân vật, cosplayer càng thể hiện tính cách xuất sắc và trình độ chuyên nghiệp của mình.
Xuất hiện trong lễ hội hoa anh đào năm nay, các cosplayer được đông đảo bạn trẻ đón nhận và tỏ ra thích thú. Bạn Mai Anh (ĐH Kinh Tế Quốc Dân) hào hứng: “Các cosplayer năm nay xuất hiện rất hoàn hảo và đa dạng hơn rất nhiều, mình có cảm giác như được gặp các nhân vật bước ra từ truyện tranh…” Có lẽ vì vậy mà các cosplayer luôn “bận rộn” với công việc chụp ảnh cùng các bạn trẻ.
Bạn Phương Linh - một cosplayer trong vai cô nàng tóc đỏ, diện trang phục lolita đỏ chót với bông hoa xinh xắn trên đầu cho biết: “Để hóa trang thành một nhân vật truyện tranh Nhật Bản theo phong cách Cos như thế này mình đã phải tự thiết kế trang phục và đặt may từ mấy tháng trước. Nài ra mình còn chú ý trang điểm và chuẩn bị các phụ kiện đi kèm như túi sách, giầy, tất legging… sao cho thật giống”.
Như vậy, việc đầu tư để thành một Cosplayer hoàn hảo không chỉ tốn thời gian, tiền bạc mà còn cả công sức và tâm huyết của người thực hiện. Đó là tình yêu, niềm đam mê với nhân vật và mong muốn được thể hiện một con người khác của giới trẻ.
Cosplay là một thuật ngữ có nguồn gốc từ Nhật Bản viết tắt từ “Costume Play”. Đó là các hoạt động, các trò chơi phỏng lại theo các nhân vật của truyện tranh, phim giả tưởng, game (manga, anime, tokusatsu, video game, visual game...). Cosplay khá phổ biến trong giới teen tại Nhật Bản và đã du nhập vào Việt Nam, thu hút sự chú ý của giới trẻ.
Trang phục phải được thiết kế theo đúng tính cách đó và Cosplayer (người Cos) được trang điểm cẩn thận, kỹ lưỡng, thể hiện khuôn mặt, mũi, miệng, tóc của nhân vật được Cos. Các hành động, dáng đứng, dáng đi, style cũng là một đặc điểm đáng chú ý cho người Cos. Thậm chí, ngay cả lời nói, tính nết, lẫn cách xử sự phải được trau chuốt cẩn thận, tinh vi. Càng giống nại hình nhân vật, cosplayer càng thể hiện tính cách xuất sắc và trình độ chuyên nghiệp của mình.
Sự trở lại hoàn hảo của cosplayer tại lễ hội hoa anh đào
Xuất hiện trong lễ hội hoa anh đào năm nay, các cosplayer được đông đảo bạn trẻ đón nhận và tỏ ra thích thú. Bạn Mai Anh (ĐH Kinh Tế Quốc Dân) hào hứng: “Các cosplayer năm nay xuất hiện rất hoàn hảo và đa dạng hơn rất nhiều, mình có cảm giác như được gặp các nhân vật bước ra từ truyện tranh…” Có lẽ vì vậy mà các cosplayer luôn “bận rộn” với công việc chụp ảnh cùng các bạn trẻ.
Bạn Phương Linh - một cosplayer trong vai cô nàng tóc đỏ, diện trang phục lolita đỏ chót với bông hoa xinh xắn trên đầu cho biết: “Để hóa trang thành một nhân vật truyện tranh Nhật Bản theo phong cách Cos như thế này mình đã phải tự thiết kế trang phục và đặt may từ mấy tháng trước. Nài ra mình còn chú ý trang điểm và chuẩn bị các phụ kiện đi kèm như túi sách, giầy, tất legging… sao cho thật giống”.
Như vậy, việc đầu tư để thành một Cosplayer hoàn hảo không chỉ tốn thời gian, tiền bạc mà còn cả công sức và tâm huyết của người thực hiện. Đó là tình yêu, niềm đam mê với nhân vật và mong muốn được thể hiện một con người khác của giới trẻ.
Lan Nga
Lớp Báo mạng điện tử K.28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo mạng điện tử K.28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận