Tái hiện lại những góc phố cổ Hà Nội qua tranh sơn mài

(Sóng trẻ) - 15 năm gắn bó với nghề, miệt mài và lặng lẽ, họa sĩ Nguyễn Hồng Giang vẫn giữ cho mình tình yêu với Hà Nội, để rồi từng góc phố, từng con đường, từng nét đẹp của một “Hà Nội bao cấp” được tái hiện trên chất liệu sơn mài.

“Tôi thích những con phố, đặc biệt là những con phố thời bao cấp”

Là một người yêu hội họa từ bé, họa sĩ Nguyễn Hồng Giang (sinh năm 1980) đã lựa chọn chất liệu sơn mài để theo đuổi suốt 15 năm làm nghề. “Cá nhân tôi, đơn giản tôi thấy chất liệu này gây sự hứng thú, nó khác những chất liệu như lụa hay sơn dầu ở một chi tiết rất quan trọng, đó là tạo nên sự ngẫu nhiên của tác phẩm. Khi vẽ là một chuyện nhưng khi mài ra thì đem lại hiệu quả rất bất ngờ, nó gây cho người họa sĩ một cảm giác bí ẩn” - họa sĩ chia sẻ.

1.jpg
Họa sĩ Nguyễn Hồng Giang. (Ảnh: Huyền Trân) 

Xuất phát từ niềm yêu thích của bản thân, họa sĩ Nguyễn Hồng Giang tập trung khai thác đề tài phố cổ Hà Nội ở góc độ những con phố thời bao cấp thuộc vào những thập niên 70 - 80 của thế kỷ trước. “Chủ đề Hà Nội có một cái gì đấy hấp dẫn khó tả, tôi không thể giải thích bằng câu chữ nó là gì. Chỉ biết rằng, tôi thích những con phố, đặc biệt là những con phố thời bao cấp. Không phải là bây giờ Hà Nội không đẹp, mà tôi cảm thấy rằng những con phố thời kì đấy nó thuần túy, nó đúng cái chất của phố cổ Hà Nội hơn, không quá xô bồ như bây giờ” - anh chia sẻ. 

2.JPG
Tác phẩm “Phố xưa”. (Ảnh: Huyền Trân) 

Một trong những điểm độc đáo và là nguồn cảm hứng cho những bức tranh sơn mài phố cổ của họa sĩ Nguyễn Hồng Giang, phải kể đến đó là kiến trúc Hà Nội. Kiến trúc Hà Nội là sự giao thoa giữa thời kỳ phong kiến và thời kỳ Pháp thuộc. Những căn nhà truyền thống của miền Bắc, những mái đình, mái chùa và những căn biệt thự Pháp cổ, sự trộn lẫn của hai yếu tố Tây và Ta này tạo nên phố cổ Hà Nội. 

3.JPG
Kiến trúc phố cổ Hà Nội - sự kêt hợp hài hòa giữa yếu tố Tây và Ta. (Ảnh: Huyền Trân) 

Trong quá trình theo đuổi dòng tranh Sơn mài phố cổ, họa sĩ Nguyễn Hồng Giang cũng gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt là trong ý tưởng. “Khi một chủ đề khai thác quá nhiều, sẽ sinh ra những tác phẩm gây sự nhàm chán, nhàm chán với chính mình. Thời gian đầu khi va chạm với những cảm xúc ấy, nó gây ra cho tôi sự bức xúc, sự khó chịu, sự ức chế, nặng nề trong những gì mình làm ra. Tuy nhiên sau khi trải qua đủ các cung bậc như thế, bây giờ tôi rộng lượng hơn với cảm xúc của mình hơn. Không phải tôi bỏ qua nó mà tôi chấp nhận nó, đây là điều tất yếu khi khai thác một chủ đề” - anh chia sẻ.

Phố cổ Hà Nội - vẻ đẹp trường tồn

Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, Những bức tranh sơn mài phố cổ Hà Nội vẫn gây hấp dẫn không chỉ cho họa sĩ mà còn cho cả một cộng đồng những người thưởng thức, những nhà sưu tầm hay đơn thuần chỉ là những người yêu vẻ đẹp của Hà Nội. “Vẻ đẹp của phố cổ Hà Nội rất sâu, dù không ngừng khai thác những vẫn không thể khai thác hết được những nét đẹp, nét tinh tế, sự hấp dẫn của nó. Chỉ có những con phố, những người sinh hoạt, những làng nghề hay những trò chơi của đám trẻ con,... đơn giản nhưng đa dạng. Một vẻ đẹp vô cùng phong phú và đặc biệt, một vẻ đẹp không bao giờ dừng lại. Tôi nghĩ rằng chủ đề phố cổ Hà Nội sẽ không thể mai một được”, họa sĩ chia sẻ

4.JPG
Một “Chiều phố” giản dị nhưng đầy sức hút. (Ảnh: Huyền Trân) 

Tranh sơn mài phố cổ là một trong những nhánh hội họa có giá trị cao, là biểu tượng cho một trong những nét đẹp truyền thống của Hà Nội. Không chỉ họa sĩ Nguyễn Hồng Giang, biết bao họa sĩ sơn mài khác vẫn đang miệt mài từng ngày, giữ gìn và phát triển dòng tranh này, miệt mài khai thác vẻ đẹp của những con phố cổ kính nơi thủ đô để những góc phố, những con đường, những nét văn hóa của Hà Nội được nhiều người biết tới và đón nhận. 

 

 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN