Thản nhiên đùa giỡn với “tử thần” trên cầu Long Biê
(Sóng Trẻ) - Cầu Long Biên (Hà Nội) từ lâu đã trở thành địa điểm chụp ảnh thu hút nhiều người, từ giới trẻ đến người cao tuổi, trong đó có cả du khách nước nài. Tuy nhiên, việc nhiều người trèo qua lan can cầu, rón rén bước qua khe gỗ của đường ray...lại tiềm ẩn những nguy hiểm thường trực.
Cầu Long Biên là cây cầu thép bắc qua sông Hồng. Nó được xây dựng từ năm 1898 đến năm 1902.
Theo quan sát, vào khoảng chiều tối, từ 15 giờ đến 17 giờ, không khó để bắt gặp cảnh tượng chen chúc trong khoảng không gian rộng chừng 2 mét trên đoạn đường tàu chạy.
Vũ Văn Hoàng (25 tuổi, trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) kể về lần đầu chụp ảnh tại đây: “Tôi thấy trên mấy hội đam mê nhiếp ảnh có đăng bức ảnh giao lưu, chụp tại cầu Long Biên. Ngứa nghề, bèn một mình ra bắt khoảnh khắc. Thú thật tôi có trèo qua lan can để vào trong đường ray nhưng vì niềm đam mê mà.”
Hoàng chia sẻ thêm, một phần vì không thấy có biển cảnh báo, biển cấm hay có người đứng đó hướng dẫn ngăn cản nên cứ tự nhiên vào.
Mới đây, Hoàng một lần nữa đến đây cùng bạn bè. “Thấy nhiều người chụp quá, mà chẳng có vấn đề gì xảy ra. Nếu có đường tàu chạy qua thì làm gì mình chẳng biết để mà tránh.” - Hoàng nói thêm.
Cùng quan điểm với Hoàng, Phạm Thu Phượng (Sinh viên năm 3 Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết: “Vừa đi vừa phải nhìn xuống chân để khỏi bị trượt ngã, mình biết rõ là nguy hiểm. Lúc hơn 3 giờ chiều, chứng kiến cảnh tàu đi qua mà đến giờ mình vẫn thấy sợ. Nhưng thấy cảnh ở đây đẹp quá, gắn bó với Hà Nội được 3 năm rồi mà mình mới biết đến chỗ này. Cẩn thận chút chắc không sao.”
Ở giữa cầu là một đường sắt. Nơi đây là địa điểm để nhiều người lui tới chụp ảnh.
Một số hạng mục trên cầu đã xuống cấp.
Dây điện chằng chịt bao quanh.
Tàu chuẩn bị xuất phát từ ga, mọi người tạm dừng việc chụp ảnh. Khi tàu chạy qua, việc lại “đâu vào đấy”.
Việc “sáng tác” ảnh diễn ra bất chấp chỗ ngồi như thế nào.
Trèo từ trong đường tàu ra nài, hoặc từ nài vào trong mặc những nguy hiểm rình rập
Sơ ý là có thể ngã ngay xuống đường, nơi có các phương tiện giao thông liên tục chạy qua.
Luật Đường sắt 2017 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01.07.2018) quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt. Theo đó, khoản 10, điều 9 chỉ ra các hành vi gồm: “ Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.”
|
Nguyễn Hằng
Cùng chuyên mục
Bình luận