Tiếng khóc ai oán trong nghĩa trang “ảo”
(Sóng Trẻ) - Những dòng tâm sự như rứt từng khúc ruột với tâm trạng dằn vặt, ân hận, mặc cảm chẳng biết tỏ cùng ai… là những cảm xúc rất thật của những cô bé ở lứa tuổi vị thành niên dành cho những đứa con thơ chưa kịp cất tiếng khóc chào đời của mình trên diễn đàn nghĩa trang online (http://www.nhomai.vn).
Nghĩa trang “ảo” - Cảm xúc thật
Ba tiếng “Nghĩa trang online” có thể gây cho bất cứ ai cảm giác lành lạnh nơi sống lưng khi bước chân vào nghĩa trang tình yêu, nghĩa trang dành cho người nước nài, người theo đạo Thiên chúa… nhưng có lẽ, đó là những nơi để lại ấn tượng mạnh nhất đối với thế giới ảo này. Nghĩa trang được chia ra thành rất nhiều “không gian” như nghĩa trang chung, nghĩa trang lịch sử, nghĩa trang thiếu nhi.
Đây là nơi “yên nghỉ” của những linh hồn bé bỏng chưa một lần được nhìn thấy thế giới bên nài. Phần lớn người lập mộ là những “bà mẹ trẻ con” – những em nữ sinh đang tuổi cắp sách đến trường. Vì chính lối sống buông thả, dễ dãi của mình mà các em phải tìm tới đây để mong tìm được nơi trút bỏ những mặc cảm, đau đớn, dằn vặt cả về thể xác lẫn tinh thần sau những lần “trót dại”.
Không khó để tìm được những lời tâm sự kiểu như thế này tại đây: “Mẹ lập mộ cho con tại đây với mong muốn hàng ngày được vào thắp hương cho con, và cả những người bạn trên trang web mà mẹ không biết mặt biết tên, họ sẽ cùng bố mẹ thắp cho con những nén hương, mong con bình yên!” (Một bạn gái với nick name “xinloiconyeu_1080” tâm sự với đứa con mới được bốn tuần tuổi của mình).
Nếu quan sát kỹ hơn có thể dễ dàng nhận thấy, nhiều bà mẹ trẻ tại đây không chỉ mắc sai lầm một, hai lần. Số ngôi mộ mà họ lập cho những đứa con của mình có khi lên đến con số bốn, năm.
Bốn ngôi mộ - bốn sinh linh mới chỉ được vài tuần tuổi
Bạn nữ với nick name “Acer” lập bốn bia mộ cạnh nhau dành cho những đứa con mới chỉ được vài tuần tuổi của mình. Để làm vơi bớt phần nào nỗi đau, ngày nào em cũng vào thắp nhang và lấp đầy trang cá nhân trên nghĩa trang của mình bằng những dòng tâm sự đầy ai oán và day dứt.
“Các con à, mẹ biết mẹ không xứng đáng được các con gọi là mẹ vì mẹ đã không cho các con cuộc sống. Giờ đây mẹ ân hân và mẹ đang phải trả giá cho những gì đã làm với các con. Mẹ xin lỗi, ngàn lần xin lỗi các con. Các con hãy yêu thương nhau nhé. Mẹ yêu Nguyên – Bảo – Ngọc – Trang của mẹ”.
Hay: “Mẹ xin lỗi… Mẹ đã mắc sai lầm quá lớn đối với cuộc đời mẹ là để các con ra đi khi còn quá sớm… Mẹ đã ham mê những cuộc vui với lối sống buông thả để rồi người chịu hậu quả lại là các con… Mẹ trách sự bồng bột của bản thân và sự mu muội vào tình yêu mà ba các con đã hứa hẹn… Nhưng mẹ có thể làm gì hơn khi đó mẹ chỉ mới 13 tuổi? Những ánh đèn lấp lóe và làn khói mờ ảo đã che mắt mẹ và mẹ đã đánh mất bản thân. Lúc đó mẹ chưa nhận biết được sự hiện diện của các con như lúc này… Các con có hiểu và tha thứ cho mẹ?”. Thật khó tin khi biết rằng đó là lời “thú tội” của cô bé 13 tuổi sau ba lần vào khoa sản giải quyết hậu quả.
Tuy nhiên cũng có những lời kể khác hồn nhiên và dửng dưng hơn rất nhiều so với những dòng tâm sự trên kia: “Nếu bọn em không kiềm chế vượt rào thì con số ấy còn tăng lên rất nhiều đấy”.
Ở thời điểm truy cập, nghĩa trang thiếu nhi có số lượng người truy cập là gần 100 lượt, nhiều gấp hai, ba lần so với các khu vực khác. Và sẽ không có gì là lạ khi số mộ “ảo” ở đây cũng lớn hơn rất nhiều so với các khu vực nghĩa trang khác.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Đằng sau những lời “thú tội”, các cô gái trẻ trên đây liên tiếp nhận được những lời chỉ trích cho rằng những lời nói, hành động trên đã quá muộn màng, thực chất chỉ là ngụy biện cho ham muốn của bản thân. Nhiều người có thái độ giận dữ với những hành động của các em nhưng cũng có nhiều người tỏ ra đồng cảm.
Họ cho rằng các em đều không ý thức được những việc mình đã làm và hơn thế là chưa được chuẩn bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản cũng như những tác hại khôn lường mà việc phá thai gây ra.
Xu 29/3/2010 và Xuri 07/2010 là tên hai trong số rất nhiều ngôi mộ tại nghĩa trang thiếu nhi
Bác Trần Thái Phan (53 tuổi, trú tại ngõ 394, Cầu Giấy, Hà Nội) – một phụ huynh học sinh cho biết: “Khi được tận mắt chứng kiến những ngôi mộ “ảo” cùng những lời tâm sự xót xa của các bạn trẻ đang độ tuổi ăn học giống như con của mình, tôi thật sự choáng váng và hoang mang. Tôi cũng có con và tôi nghĩ trong chuyện này, không thể chỉ đổ lỗi cho các em được. Người lớn như chúng ta cũng có trách nhiệm. Những người làm cha làm mẹ nên nhìn lại cách nuôi dạy con cũng như trách nhiệm của mình. Chúng ta đã thực sự quan tâm đến chúng đúng cách chưa?”
Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, chuyên gia tư vấn tâm lý – TS.Trịnh Thị Bích Liên – Giảng viên khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: “Chúng ta không nên quy hết trách nhiệm cho các em, bởi ngay sau mỗi lần phạm sai lầm, các em không thể tự mình chuyển từ thái cực xấu đến thái cực tốt ngay được. Bản thân các em cũng muốn mình có đủ bản lĩnh cũng như được trang bị vững vàng để vượt qua những cám dỗ của cuộc sống. Ngay bản thân những người lớn như chúng ta cũng không tránh được những sai lầm, vậy tại sao trước khi trách móc các em chúng ta không nhìn lại bản thân, mình đã thực sự có trách nhiệm với các em hay chưa? Mình đã giúp gì để con em mình được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết nhất để tự tin bước qua những cám dỗ của cuộc đời.”
Cũng theo chuyên gia tư vấn tâm lý Bích Liên, chúng ta không nên trách mắng mà hãy dang tay đón nhận các em, hãy là chỗ dựa vững chắc để các em vực dậy sau những vấp ngã đầu đời.
Không thể phủ nhận rằng, những nghĩa trang online như thế này đã phần nào giúp các “bà mẹ tuổi teen” giải tỏa được tâm lý và giảm bớt nỗi đau tinh thần sau những vấp ngã. Tuy nhiên, nhìn sâu vào đó còngiúp chúng ta nhận ra một thực tế: nơi đây còn ẩn lấp những “góc khuất” của lối sống buông thả vẫn diễn ra trong một bộ phận thanh thiếu niên, để rồi giờ đây chính họ đang phải gánh chịu những hậu quả, những mất mát về cả tinh thần lẫn thể xác.
1. Hương Trà ([email protected])
Nghĩa trang “ảo” nên hay không nên?
Trong cuộc sống thực tế, mọi người ai cũng quen với người thật, việc thật và …nghĩa trang thật. Nhưng nay lại rộ lên chuyện nghĩa trang ảo của các em chưa đến tuổi vị thành niên vì những lần “trót dại” tạo nên cho những đứa con chưa ra đời của mình, điều này không phải ai cũng biết nhưng liệu có nên hay không nên?
Bài báo trên viết với một số lý lẽ và lập luận bênh vực hay là tỏ thái độ cảm thông đối với các em. Nhưng quá khứ đã là quá khứ, các em đã 1 lần trót dại, đã biết được hậu quả như vậy thì nên tự ý thức để không có lần tiếp theo. Các em không thể cứ gây ra hậu quả rồi lại lập mộ cho những sinh linh bé nhỏ còn chưa ra đời những ngôi mộ ảo trên một nghĩa trang ảo như thế và coi vậy là xong. Các em vào nghĩa trang online, lập mộ ảo để nói lên những suy nghĩ những tâm sự của mình với mục đích để được sự cảm thông của người khác hay là để theo phong trào giống như bao người cùng cảnh ngộ?
Tất nhiên nói đi cũng phải nói lại, trách nhiệm không hoàn toàn thuộc về các em. Một số trường hợp thuộc về trách nhiệm của các bậc làm cha làm mẹ. Đoạn kết của bài báo viết rất đúng: “Nơi đây đã trở thành ngôi nhà chung cho rất nhiều người và cùng với đó là những “góc khuất” của rất nhiều bạn trẻ. Ân hận rồi lại tái diễn rồi lại ân hận, vòng quay cứ lẩn quẩn. Và những người quản lý diễn đàn cũng như gia đình và toàn xã hội sẽ phải làm gì đây để giúp đỡ các em nhận thức rõ tác hại của những “cú trượt dài” ấy?
2. Yến Hoa ([email protected])
Nghĩa trang ảo – Mồ chôn cho người sống?
Diễn đàn nhomai.vn được lập ra với mục đích là cầu nối giữa những tâm hồn đã từng bị rạn vỡ, là nơi cảm thông, chia sẻ với những mất mát của… Nhưng đến nay, liệu trang web còn đi đúng với định hướng ban đầu?
Không thể phủ nhận những mục đích tốt đẹp của trang web mang lại, cũng không thể đánh đồng tất cả hơn 19 nghìn thành viên tham gia diễn đàn đều là những người sa ngã. Nhưng nếu vào box nghĩa trang thiếu nhi, nhiều người sẽ phải giật mình vì lối sống của một bộ phận không ít các bạn trẻ hiện nay.
13 tuổi, nạo thai phá thai 3 lần. Liệu điều đó có thể tha thứ và cảm thông được? Em không học được bài học gì, phải trả giá những gì sau lần mắc lỗi đầu tiên ư? Hay em tin lời hứa hẹn của bạn trai đến mức quên đi đau đớn về thể xác, tổn thương về tinh thần để rồi cuối cùng phải lập mộ “ảo” cho 3 đứa con chỉ được vài tuần tuổi của mình. Vậy phải chăng việc lập mộ online thế này chỉ như một cách “xưng tội” cho có, rồi sau “đâu lại vào đó”. Việc lên diễn đàn để tìm kiếm sự cảm thông cũng chỉ là một cách bao biện cho sai lầm của mình.
Các em lập mộ cho những đứa con chưa từng cất tiếng khóc chào đời làm gì khi dửng dưng nói rằng: “Nếu bọn em không kiềm chế vượt rào thì con số ấy còn tăng lên rất nhiều đấy”.
Một bộ phận các bạn trẻ đang thu mình trong cái thế giới ảo ấy mà không biết rằng mình đang chệch hướng trong cuộc sống thực. Phải chăng chính việc gặp được những người có hoàn cảnh giống mình nên các em cho rằng chuyện đó là chuyện “bình thường” để rồi mãi đắm mình trong vũng bùn đen?
Trách nhiệm thuộc về ai? Về những bậc làm cha làm mẹ không dành thời gian cho con cái hay nền giáo dục không thể định hướng tốt – xấu, đúng – sai cho các em. Đổ lỗi cho thời đại các em sinh ra với quá nhiều tệ nạn khiến các em dễ dàng sa ngã khi tuổi đời còn rất trẻ. Hay trách chính bản thân các em suy nghĩ quá nông cạn…
Mỗi người đều có quyền lựa chọn cách tự chữa lành vết thương tâm hồn cho mình. Nghĩa trang online ra đời với số lượng thành viên lớn đã chứng tỏ nó , một phần nào đó, đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại. Nhưng những người sử dụng, đừng để những nghĩa trang ảo biến thành mồ chôn cho chính người sống!
3. Đình Khang ([email protected])
Mặt tích cực của nghĩa trang “ảo”
Có thể những con người lập nên những ngôi mộ trên nghĩa trang “ảo” đều đã mắc phải những sai lầm. Có thể họ vẫn chưa thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn trong sự sai lầm mà mình gây ra. Nhưng rõ ràng, những tâm sự trên những bia mộ không có thật này đều là những lời nói từ đáy lòng của mỗi cá nhân đó.
Có thể bạn trách móc vì có những người đã 4 lần giết đi 4 đứa con của mình, có thể bạn bức xúc vì 1 cô gái 13 tuổi đã 3 lần nạo phá thai. Nhưng nếu bạn rơi vào tình cảnh đó, bạn cũng khó có thể tâm sự những chuyện này với mọi người, dù cho đó là những người thân yêu nhất của bạn. Còn với những người cùng cảnh ngộ, bạn lại có thể dễ dàng nói ra những suy nghĩ của mình để mọi người hiểu bạn, chia sẻ cùng bạn.
Xã hội đã tạo ra những trại cai nghiện, để những người đã từng chìm đắm trong ma túy có một nơi họ cảm thấy không mặc cảm về bản thân. Là nơi có người lắng nghe họ dù cho những con người đấy cũng không hề tốt hơn họ. Khi họ có thêm những người bạn, họ sẽ cảm thấy được cuốc sống có ý nghĩa và vui vẻ hướng về những điều tốt đẹp hơn.
Vậy tại sao chúng ta lại cấm những nghĩa trang “ảo” khi ở đó sẽ có những điều tích cực. Những bậc phụ huynh chắc chắn sẽ phải suy nghĩ hơn khi nuôi dậy con cái. Xã hội sẽ tốt đẹp hơn khi những con người tưởng chừng như đã tuyệt vọng đứng lên để tiếp tục cố gắng. Và mỗi con người sẽ cảm thấy bình yên hơn khi bên cạnh mình có những người bạn để chia sẻ.
4. Hồng Lê ([email protected])
Lời cảnh báo cho những bậc phụ huynh
“Nghĩa trang ảo” đã trở thành ngôi nhà chung cho rất nhiều người và cùng với đó là những “góc khuất” của rất nhiều bạn trẻ. Ân hận rồi lại tái diễn, rồi lại ân hận, vòng quay ấy cứ luẩn quẩn. Và những người quản lý diễn đàn cũng như gia đình và toàn xã hội hội sẽ phải làm gì đây để giúp đỡ các em nhận thức rõ tác hại của những cú trượt dài ấy? Có lẽ đây mới là câu hỏi mà tất cả chúng ta cần quan tâm.
Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên (từ 15-19 tuổi) cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới. Theo thống kê mới nhất của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam.
Trước thực trạng này, có lẽ lỗi thuộc về những người lớn nhiều hơn và trẻ em dường như chỉ là nạn nhân. Không ít cha mẹ cho rằng giáo GDGT là vẽ đường cho hươu chạy, còn các nhà giáo dục thì cho rằng đó là vấn đề tế nhị, riêng tư, không nghiêm túc, rất khó trình bày trên bục giảng, ngành y tế thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn, tức là khắc phục hậu quả đưa ra được giải pháp, cách phòng tránh… Vì những lẽ đó, cho đến nay, chúng ta vẫn gặp nhiều khó khăn hay nói đúng hơn là còn giữ ý đối với vấn đề mặc nhiên được coi là tế nhị này.
Ở nước nài, trong quan niệm giáo dục về tình dục, khái niệm an toàn đối với họ nài vấn đề bệnh tật còn bao gồm cả việc không có thai nài ý muốn. Còn chúng ta hiện nay, an toàn là không quan hệ. Dẫn đến việc phong tỏa, bưng bít thông tin, cấm đoán, trừng phạt: cài mật điện thoại, Internet, cấm thư từ liên lạc, kiểm soát gắt gao giờ giấc, đưa đón đi học, thậm chí chuyển trường. Đây liệu có còn là một quan niệm đúng đắn và hợp thời nữa chăng?
Khi không được dạy các em buộc phải tự tìm hiểu, và tìm hiểu sai, đi sai đường cũng là điều dễ hiểu. Vậy thì lý do gì để các bậc phụ huynh không thay đổi suy nghĩ của mình? Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhiều vấn đề phức. Các bậc phụ huynh cần hiểu rằng nài các vấn đề về tình dục, GDGT còn giúp trẻ hoàn thiện nhân cách sống, có ứng xử đúng và phù hợp trong quan hệ với người khác giới, với cộng đồng, cha mẹ, thầy cô, bạn bè và có ứng xử hành vi đúng đắn.
Hiểu biết về sức khỏe tình dục giống như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu và triệt để.
5. Nguyễn Mai ([email protected])
Nghĩa trang ảo: Lối thoát hay sự ngụy biện?
Được lập ra như là nơi để các “bà mẹ trẻ” đã từng “trót dại” giãi bày tâm sự và xoa dịu lương tâm. Đó phải chăng là lối thoát hay cuối cùng cũng chỉ là sự ngụy biện của những con người vẫn “ngựa quen đường cũ”?
Những nghĩa trang ảo được lập ra trên mạng và hàng trăm nấm mộ mọc lên. Người xem không cảm thấy rùng rợn như khi đứng trong một nghĩa địa thật. Nhưng họ bàng hoàng bởi có quá nhiều những “bà mẹ” mới lớn đã phá thai “một vài” lần!
Tuổi trẻ và vấp ngã là điều khó tránh khỏi. Cảm thấy ăn năn, hối hận và muốn được giải tỏa cũng là điều mà các bạn có quyền. Thế nhưng liệu những ai ghé thăm nghĩa trang ảo này có còn thông cảm khi không phải một mà rất nhiều lần các “bà mẹ” này “trót dại”?
Hai, ba thậm chí bốn, năm nấm mộ được lập nên bởi một bạn gái đương ở độ tuổi mới lớn, kèm theo đó là những lời xin lỗi, day dứt, hối hận với “các con” mình. Người đọc thương cảm với những sinh linh chưa kịp chào đời đã bị tước đi quyền sống và đồng cảm với những người mẹ trẻ bồng bột.
Thế nhưng, cái người ta băn khoăn, tại sao biết hối lỗi, biết cắn rứt mà các cô các cậu vẫn phạm phải nhiều lần? Như thế những nghĩa trang ảo này còn đúng với ý nghĩa của nó là nơi siêu thoát cho những tâm hồn đã từng vấp ngã hay đúng hơn chính là nơi để các bạn trẻ “xóa tội” để rồi “phạm tội” tiếp!
6. Thành Công ([email protected])
Cuộc sống “ảo” hóa, cơ quan chức năng thờ ơ
Nghĩa trang online một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống “ảo” của một bộ phận giới trẻ. Dù nó cổ súy cho một lối sống không mấy tốt đẹp, nhưng vẫn đang có cơ hội bành trướng mạnh mẽ do sự thờ ơ của cơ quan chức năng.
Giới trẻ… “ảo” hóa cuộc sống thực
Dạo qua Website nhomai.vn, không ít người giật mình và bàng hoàng. Bởi, rất nhiều nấm mộ ảo, trên đó có ghi tên những hài nhi đã phài lìa xa cuộc sống khi chua kịp chào đời và thời gian sống chỉ tính bằng tuần.
Những “bà mẹ trẻ” lẫm lỡ đã chấp nhận phá thai, rồi lại lên Internet lập mộ với những xin lỗi đầy ăn năn, liệu điều đó có giúp gột sạch những tội lỗi mà họ gây ra?. Hay những nấm mộ dù được trải đầy hoa ảo, sữa ảo, quần áo ảo và khói hương nghi ngút ảo kia, càng làm dấy lên những lo ngại với lối sống của một bộ phận giới trẻ.
Tình yêu ảo, kết hôn ảo, bạn bè ảo… và bây giờ là nghĩa trang online. Điều đó cho thấy, Internet đã biến nhiều bạn trẻ quay lưng với hiện thực, để vùi đầu vào thế giới ảo đầy mê hoặc. Ở đó, họ sống thật với lòng mình, trút bỏ những tâm tư tình cảm và bộc bạch những sự thật mà chắc hẳn mấy ai đã biết được khi sống ở thế giới thực.
Khi thế giới ảo càng ăn sâu vào tiềm thức của giới trẻ, thì cuộc sống thực sẽ trở thành nơi xa lạ, để rồi họ quên đi những nhiệm vụ mà xã hội đang đặt trên vai. Chúng ta không thể không lo ngại, khi Internet càng len lỏi vào cuộc sống hơn nữa, khiến con người đến một lúc nào đó, chỉ sống bằng vẻ bên nài mà thiếu đi những suy nghĩ thực tâm bên trong.
Cơ quan chức năng thờ ơ
Website nhomai.vn được lập nên với mục đích tốt, nhưng dần dần nó đang bị biến thành nơi in hằn những nhức nhối không đẹp của giới trẻ. Cơ quan quản lý mà trực tiếp ở đây là Bộ Thông tin – Truyền thông có trong tay chế tài và cả trách nhiệm để quản lý, song không hiểu vì lý do gì những website này vẫn có cơ hội bành trướng ?.
Một webiste được lập nên với mục đích tốt, chắc chắn không còn vấn đề gì phải bàn cãi. Nhưng, nếu những hình ảnh mộ hài nhi ảo, tưởng nhớ những đứa con đã chết vì nạo phá thai … càng hiện diện đầy rẫy, sẽ trở thành nơi cổ súy cho một lối sống trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa đạo lý truyền thống dân tộc.
Nếu không có biện pháp kịp thời, để chấn chỉnh nội dung hoạt động của nhiều website trong đó có nhomai.vn, thì chắc chắn cuộc sống thực sẽ còn bị ảo hóa nghiêm trọng hơn nữa.
7. Lan Nga ([email protected])
Mặt trái của những “nghĩa trang ảo”
Cuộc sống thực tế đã có nhiều áp lực, nghĩa trang ảo liệu có giải tỏa đi phần nào tâm lý cho những người còn sống hay chỉ thêm dằn vặt, đau khổ. Nếu con người chỉ mải mê trong thế giới ảo đó, liệu bao giờ mới có thể thoát ra?
Nghĩa trang online làm được những điều mà một nghĩa trang đời thực khó có thể làm được. Mỗi ngày có đến hàng nghìn lượt người vào để thăm viếng, hương khói không chỉ cho những người thân của mình mà còn cho cả những người xa lạ, không quen biết. Đó là nơi người ta có thể thể hiện tình cảm, sự biết ơn với người đã khuất, là nơi trút bầu tâm sự về những dồn nén, những sai lầm, vấp ngã của bản thân, nơi người ta có thể nói lời xin lỗi với các sinh linh trót bị vứt bỏ… Và trên nghĩa trang ảo, tâm sự của người lập mộ luôn nhận được sự đồng cảm, chia sẻ của những người cùng cảnh ngộ. Dường như người ta thấy người với người gần gũi nhau hơn. Nhưng chính nó cũng là con dao hai lưỡi dễ đẩy con người ta chìm vào bi lụy, tổn thương.
Tại nghĩa trang online, rất nhiều thành viên lập mộ cho…những người còn sống. Nhiều ca sĩ, diễn viên bất ngờ khi thấy tên mình trên một tấm mộ. Hóa ra đó chỉ là trò đùa của những antifan. Rồi không ít những người bị ghét, người yêu mới chia tay…cũng có tên trên những mộ phần. Nhiều người thậm chí còn “tự chôn sống mình”. Như vậy, tính nhân văn mà diễn đàn hướng tới đã không còn.
Nhiều thành viên trong diễn đàn ngày nào cũng vào nghĩa trang ảo để “trò chuyện” cùng những linh hồn người đã khuất. Nhiều bạn trẻ còn mua sữa, mua quần áo, đồ chơi…cho những đứa con chưa kịp lọt lòng của mình. “Mẹ xin lỗi vì đã không để con được sống như những đứa trẻ khác, nhưng mẹ hứa mẹ sẽ vào thăm con thường xuyên, sẽ chăm sóc con như một đứa trẻ thực sự…”. Đọc những lời người mẹ trẻ nói trên mộ phần đứa con, người ta thấy ở đó là sự dằn vặt, day dứt. Và điều kinh khủng hơn là nỗi đau, sự day dứt đó cứ ám ảnh và dai dẳng bám theo họ mỗi ngày. Liệu có nên giữ chúng lại để mỗi ngày đem ra “gặm nhấm” hay cất thật sâu để tiếp tục sống tốt?
8. Dương Miền ([email protected])
Nghĩa trang ảo – lối thoát hay địa ngục?
Không thể phủ nhận được vai trò cầu nối, chia sẻ tình cảm của nghia trang online. Tuy nhiên, liệu đó có phải là lối thoát cho các bạn trẻ đã đôi ba lần trót dại hay chỉ là nơi làm nỗi đau thêm dài?
Một bộ phận giới trẻ ngày nay sống lệch lạch và phải chịu những mất mát lớn cả về thể xác và tinh thần. Họ tìm đến nghĩa trang ảo mong tìm được người chia sẻ những nỗi đau ấy. Họ lập bia mộ cho những đứa con không thể chào đời của mình. Nhưng liệu đó có phải là lối thoát?
Có những bạn trẻ dù chưa qua tuổi đôi mươi nhưng đã có đến 3 phần mộ trong nghĩa trang thiếu nhi. Tôi không biết độ chính xác của các trang web ảo là bao nhiêu, nhưng tôi vẫn không thể chấp nhận được khi họ lạc lối đến 3 lần. Sau những mất mát, những đau đớn cả về thể xác và tâm hồn, họ vẫn “ngựa quen đường cũ”? Rồi sau mỗi lần trót dại ấy, họ lại vào nghĩa trang ảo như một liều thuốc an thần.
Có thể họ sẽ tìm được người đồng cảnh ngộ, cùng chia sẻ nỗi đau, mất mát. Nhưng nếu cứ coi đó là nơi có thể giải quyết mọi hậu quả sau những sai lầm thì nghĩa trang thiếu nhi sẽ lại là địa ngục cho chính họ.
9. Hà Linh ([email protected])
"Rùng mình” khi vào nghĩa trang ảo
Ân hận, day dứt, đau khổ, sợ hãi, lo lắng là cảm xúc dễ bắt gặp nhiều nhất khi bước vào nghĩa trang ảo, box thiếu nhi. Không ít người “rùng mình” vì những câu chuyện ở đây nhưng cũng đồng thời cũng đặt ra câu hỏi về lối sống thế hệ trẻ hiện nay.
Sau 30 phút lướt qua, tôi có thể tìm thấy vô vàn lý do được đưa ra để lý giải cho việc từ bỏ quyền làm mẹ: Sai lầm tuổi trẻ, chưa có công ăn việc ổn định, mẹ vẫn đang đi học, mẹ không thể sinh con ra lúc này… Sau khi vứt bỏ đi giọt máu của mình, họ vào đây lập mộ dựng bia than khóc và xin lỗi những sinh linh bất hạnh ấy.
Người mẹ trẻ có đến 4 đứa con trên nghĩa trang ảo nêu trong bài viết với những lời tâm sự đầy day dứt làm tôi không khỏi băn khoăn, tại sao sau lần sai lầm đầu tiên, cô gái này không tự giữ mình, suy nghĩ để rồi lại liên tiếp phạm những sai lầm tiếp theo ? Những dòng viết ai oán, đau khổ thật đấy, nhưng liệu cô gái này có thực sự hối hận sau những lần vấp ngã đó ?
Nghĩa trang ảo được lập lên với ý nghĩa tốt đẹp, nhân văn và cũng có những giá trị tích cực khi bạn muốn vào chia sẻ những chuyện không thể tâm sự với ai. Tuy nhiên mặt trái của nó chính là vì những ngôi mộ này cứ tồn tại trên mạng mãi, mà đã vào mạng là lại vào đấy, vô hình chung sẽ gây ra ám ảnh, nhất là đối với tuổi trẻ, rất dễ bị trầm cảm hoặc lãnh cảm.
10. Đỗ Bài ([email protected])
Phải làm gì để những giọt nước mắt ngừng rơi?
Thực sự khi nhắc đến mấy từ “Nghĩa trang online” chắc không mấy ai là không cảm thấy rùng rợn. Ở đó có những giọt nước mắt lăn dài của những bạn trẻ khiến người ta phải trăn trở, day dứt. Thế nhưng, chúng ta cần làm gì để những giọt nước mắt ấy ngừng rơi.
Người ta sẽ không tránh khỏi giật mình khi biết rằng đa phần trong số các ngôi mộ trong nghĩa trang online lại là phần mộ của những thai nhi – những người chưa một lần được nhìn thấy mặt trời. Thì ra thế giới của nghĩa trang online đã không… ảo như cái tên của nó, mà đó chính là tấm gương phản chiếu một phần nào đó của cuộc sống thực, nơi mà ở đó người ta sống vội vàng, sai lầm để rồi ân hận muộn màng.
Phải chăng, giới trẻ bây giờ sống “thoáng” hơn? Phải chăng sự phát triển của những công nghệ ngày càng tiên tiến ngày càng tiên tiến cho phép việc phá thai trở nên “dễ dàng” hơn? Hay là do các văn hóa phẩm thiếu lành mạnh đang ngày một tràn lan đã ảnh hưởng không nhỏ tới một bộ phận thế hệ trẻ? Hay là họ có thiếu đi những hiểu biết cần thiết về sức khỏe giới tính?
Đừng đổ lỗi cho khoa học công nghệ bởi khoa học không có tội mà lỗi là ở những người sử dụng nó. Cũng không nên quá trách móc những người đã lầm lạc mà hãy dang tay đón nhận họ, bởi dù sao dọ cũng là những con người nên đâu tránh khỏi những lúc mắc sai lầm. Thay vì oán trách họ, hãy giúp họ hòa nhập với cuộc sống một cách tốt hơn.
Chúng ta cần lắm những bàn tay sẻ chia. Bố mẹ hãy chia sẻ với con cái về những vấn đề mà họ đang gặp phải trong cuộc sống. Thầy cô, nhà trường hãy trang bị cho họ những kiến thức về giáo dục, giới tính cũng như lối sống lành mạnh. Cả xã hội ta cần lắm sự chung tay góp sức để những giọt nước mắt nuối tiếc ngừng rơi.
Nghĩa trang “ảo” - Cảm xúc thật
Ba tiếng “Nghĩa trang online” có thể gây cho bất cứ ai cảm giác lành lạnh nơi sống lưng khi bước chân vào nghĩa trang tình yêu, nghĩa trang dành cho người nước nài, người theo đạo Thiên chúa… nhưng có lẽ, đó là những nơi để lại ấn tượng mạnh nhất đối với thế giới ảo này. Nghĩa trang được chia ra thành rất nhiều “không gian” như nghĩa trang chung, nghĩa trang lịch sử, nghĩa trang thiếu nhi.
Đây là nơi “yên nghỉ” của những linh hồn bé bỏng chưa một lần được nhìn thấy thế giới bên nài. Phần lớn người lập mộ là những “bà mẹ trẻ con” – những em nữ sinh đang tuổi cắp sách đến trường. Vì chính lối sống buông thả, dễ dãi của mình mà các em phải tìm tới đây để mong tìm được nơi trút bỏ những mặc cảm, đau đớn, dằn vặt cả về thể xác lẫn tinh thần sau những lần “trót dại”.
Không khó để tìm được những lời tâm sự kiểu như thế này tại đây: “Mẹ lập mộ cho con tại đây với mong muốn hàng ngày được vào thắp hương cho con, và cả những người bạn trên trang web mà mẹ không biết mặt biết tên, họ sẽ cùng bố mẹ thắp cho con những nén hương, mong con bình yên!” (Một bạn gái với nick name “xinloiconyeu_1080” tâm sự với đứa con mới được bốn tuần tuổi của mình).
Nếu quan sát kỹ hơn có thể dễ dàng nhận thấy, nhiều bà mẹ trẻ tại đây không chỉ mắc sai lầm một, hai lần. Số ngôi mộ mà họ lập cho những đứa con của mình có khi lên đến con số bốn, năm.
Bốn ngôi mộ - bốn sinh linh mới chỉ được vài tuần tuổi
Bạn nữ với nick name “Acer” lập bốn bia mộ cạnh nhau dành cho những đứa con mới chỉ được vài tuần tuổi của mình. Để làm vơi bớt phần nào nỗi đau, ngày nào em cũng vào thắp nhang và lấp đầy trang cá nhân trên nghĩa trang của mình bằng những dòng tâm sự đầy ai oán và day dứt.
“Các con à, mẹ biết mẹ không xứng đáng được các con gọi là mẹ vì mẹ đã không cho các con cuộc sống. Giờ đây mẹ ân hân và mẹ đang phải trả giá cho những gì đã làm với các con. Mẹ xin lỗi, ngàn lần xin lỗi các con. Các con hãy yêu thương nhau nhé. Mẹ yêu Nguyên – Bảo – Ngọc – Trang của mẹ”.
Hay: “Mẹ xin lỗi… Mẹ đã mắc sai lầm quá lớn đối với cuộc đời mẹ là để các con ra đi khi còn quá sớm… Mẹ đã ham mê những cuộc vui với lối sống buông thả để rồi người chịu hậu quả lại là các con… Mẹ trách sự bồng bột của bản thân và sự mu muội vào tình yêu mà ba các con đã hứa hẹn… Nhưng mẹ có thể làm gì hơn khi đó mẹ chỉ mới 13 tuổi? Những ánh đèn lấp lóe và làn khói mờ ảo đã che mắt mẹ và mẹ đã đánh mất bản thân. Lúc đó mẹ chưa nhận biết được sự hiện diện của các con như lúc này… Các con có hiểu và tha thứ cho mẹ?”. Thật khó tin khi biết rằng đó là lời “thú tội” của cô bé 13 tuổi sau ba lần vào khoa sản giải quyết hậu quả.
Tuy nhiên cũng có những lời kể khác hồn nhiên và dửng dưng hơn rất nhiều so với những dòng tâm sự trên kia: “Nếu bọn em không kiềm chế vượt rào thì con số ấy còn tăng lên rất nhiều đấy”.
Ở thời điểm truy cập, nghĩa trang thiếu nhi có số lượng người truy cập là gần 100 lượt, nhiều gấp hai, ba lần so với các khu vực khác. Và sẽ không có gì là lạ khi số mộ “ảo” ở đây cũng lớn hơn rất nhiều so với các khu vực nghĩa trang khác.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Đằng sau những lời “thú tội”, các cô gái trẻ trên đây liên tiếp nhận được những lời chỉ trích cho rằng những lời nói, hành động trên đã quá muộn màng, thực chất chỉ là ngụy biện cho ham muốn của bản thân. Nhiều người có thái độ giận dữ với những hành động của các em nhưng cũng có nhiều người tỏ ra đồng cảm.
Họ cho rằng các em đều không ý thức được những việc mình đã làm và hơn thế là chưa được chuẩn bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản cũng như những tác hại khôn lường mà việc phá thai gây ra.
Xu 29/3/2010 và Xuri 07/2010 là tên hai trong số rất nhiều ngôi mộ tại nghĩa trang thiếu nhi
Bác Trần Thái Phan (53 tuổi, trú tại ngõ 394, Cầu Giấy, Hà Nội) – một phụ huynh học sinh cho biết: “Khi được tận mắt chứng kiến những ngôi mộ “ảo” cùng những lời tâm sự xót xa của các bạn trẻ đang độ tuổi ăn học giống như con của mình, tôi thật sự choáng váng và hoang mang. Tôi cũng có con và tôi nghĩ trong chuyện này, không thể chỉ đổ lỗi cho các em được. Người lớn như chúng ta cũng có trách nhiệm. Những người làm cha làm mẹ nên nhìn lại cách nuôi dạy con cũng như trách nhiệm của mình. Chúng ta đã thực sự quan tâm đến chúng đúng cách chưa?”
Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, chuyên gia tư vấn tâm lý – TS.Trịnh Thị Bích Liên – Giảng viên khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: “Chúng ta không nên quy hết trách nhiệm cho các em, bởi ngay sau mỗi lần phạm sai lầm, các em không thể tự mình chuyển từ thái cực xấu đến thái cực tốt ngay được. Bản thân các em cũng muốn mình có đủ bản lĩnh cũng như được trang bị vững vàng để vượt qua những cám dỗ của cuộc sống. Ngay bản thân những người lớn như chúng ta cũng không tránh được những sai lầm, vậy tại sao trước khi trách móc các em chúng ta không nhìn lại bản thân, mình đã thực sự có trách nhiệm với các em hay chưa? Mình đã giúp gì để con em mình được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết nhất để tự tin bước qua những cám dỗ của cuộc đời.”
Cũng theo chuyên gia tư vấn tâm lý Bích Liên, chúng ta không nên trách mắng mà hãy dang tay đón nhận các em, hãy là chỗ dựa vững chắc để các em vực dậy sau những vấp ngã đầu đời.
Không thể phủ nhận rằng, những nghĩa trang online như thế này đã phần nào giúp các “bà mẹ tuổi teen” giải tỏa được tâm lý và giảm bớt nỗi đau tinh thần sau những vấp ngã. Tuy nhiên, nhìn sâu vào đó còngiúp chúng ta nhận ra một thực tế: nơi đây còn ẩn lấp những “góc khuất” của lối sống buông thả vẫn diễn ra trong một bộ phận thanh thiếu niên, để rồi giờ đây chính họ đang phải gánh chịu những hậu quả, những mất mát về cả tinh thần lẫn thể xác.
Tuấn Anh, Ánh Nguyệt, Nguyễn Nga, Phạm Lài, Hương Trang
Báo mạng điện tử K.28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo mạng điện tử K.28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Ý KIẾN BÌNH LUẬN:
1. Hương Trà ([email protected])
Nghĩa trang “ảo” nên hay không nên?
Trong cuộc sống thực tế, mọi người ai cũng quen với người thật, việc thật và …nghĩa trang thật. Nhưng nay lại rộ lên chuyện nghĩa trang ảo của các em chưa đến tuổi vị thành niên vì những lần “trót dại” tạo nên cho những đứa con chưa ra đời của mình, điều này không phải ai cũng biết nhưng liệu có nên hay không nên?
Bài báo trên viết với một số lý lẽ và lập luận bênh vực hay là tỏ thái độ cảm thông đối với các em. Nhưng quá khứ đã là quá khứ, các em đã 1 lần trót dại, đã biết được hậu quả như vậy thì nên tự ý thức để không có lần tiếp theo. Các em không thể cứ gây ra hậu quả rồi lại lập mộ cho những sinh linh bé nhỏ còn chưa ra đời những ngôi mộ ảo trên một nghĩa trang ảo như thế và coi vậy là xong. Các em vào nghĩa trang online, lập mộ ảo để nói lên những suy nghĩ những tâm sự của mình với mục đích để được sự cảm thông của người khác hay là để theo phong trào giống như bao người cùng cảnh ngộ?
Tất nhiên nói đi cũng phải nói lại, trách nhiệm không hoàn toàn thuộc về các em. Một số trường hợp thuộc về trách nhiệm của các bậc làm cha làm mẹ. Đoạn kết của bài báo viết rất đúng: “Nơi đây đã trở thành ngôi nhà chung cho rất nhiều người và cùng với đó là những “góc khuất” của rất nhiều bạn trẻ. Ân hận rồi lại tái diễn rồi lại ân hận, vòng quay cứ lẩn quẩn. Và những người quản lý diễn đàn cũng như gia đình và toàn xã hội sẽ phải làm gì đây để giúp đỡ các em nhận thức rõ tác hại của những “cú trượt dài” ấy?
2. Yến Hoa ([email protected])
Nghĩa trang ảo – Mồ chôn cho người sống?
Diễn đàn nhomai.vn được lập ra với mục đích là cầu nối giữa những tâm hồn đã từng bị rạn vỡ, là nơi cảm thông, chia sẻ với những mất mát của… Nhưng đến nay, liệu trang web còn đi đúng với định hướng ban đầu?
Không thể phủ nhận những mục đích tốt đẹp của trang web mang lại, cũng không thể đánh đồng tất cả hơn 19 nghìn thành viên tham gia diễn đàn đều là những người sa ngã. Nhưng nếu vào box nghĩa trang thiếu nhi, nhiều người sẽ phải giật mình vì lối sống của một bộ phận không ít các bạn trẻ hiện nay.
13 tuổi, nạo thai phá thai 3 lần. Liệu điều đó có thể tha thứ và cảm thông được? Em không học được bài học gì, phải trả giá những gì sau lần mắc lỗi đầu tiên ư? Hay em tin lời hứa hẹn của bạn trai đến mức quên đi đau đớn về thể xác, tổn thương về tinh thần để rồi cuối cùng phải lập mộ “ảo” cho 3 đứa con chỉ được vài tuần tuổi của mình. Vậy phải chăng việc lập mộ online thế này chỉ như một cách “xưng tội” cho có, rồi sau “đâu lại vào đó”. Việc lên diễn đàn để tìm kiếm sự cảm thông cũng chỉ là một cách bao biện cho sai lầm của mình.
Các em lập mộ cho những đứa con chưa từng cất tiếng khóc chào đời làm gì khi dửng dưng nói rằng: “Nếu bọn em không kiềm chế vượt rào thì con số ấy còn tăng lên rất nhiều đấy”.
Một bộ phận các bạn trẻ đang thu mình trong cái thế giới ảo ấy mà không biết rằng mình đang chệch hướng trong cuộc sống thực. Phải chăng chính việc gặp được những người có hoàn cảnh giống mình nên các em cho rằng chuyện đó là chuyện “bình thường” để rồi mãi đắm mình trong vũng bùn đen?
Trách nhiệm thuộc về ai? Về những bậc làm cha làm mẹ không dành thời gian cho con cái hay nền giáo dục không thể định hướng tốt – xấu, đúng – sai cho các em. Đổ lỗi cho thời đại các em sinh ra với quá nhiều tệ nạn khiến các em dễ dàng sa ngã khi tuổi đời còn rất trẻ. Hay trách chính bản thân các em suy nghĩ quá nông cạn…
Mỗi người đều có quyền lựa chọn cách tự chữa lành vết thương tâm hồn cho mình. Nghĩa trang online ra đời với số lượng thành viên lớn đã chứng tỏ nó , một phần nào đó, đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại. Nhưng những người sử dụng, đừng để những nghĩa trang ảo biến thành mồ chôn cho chính người sống!
3. Đình Khang ([email protected])
Mặt tích cực của nghĩa trang “ảo”
Có thể những con người lập nên những ngôi mộ trên nghĩa trang “ảo” đều đã mắc phải những sai lầm. Có thể họ vẫn chưa thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn trong sự sai lầm mà mình gây ra. Nhưng rõ ràng, những tâm sự trên những bia mộ không có thật này đều là những lời nói từ đáy lòng của mỗi cá nhân đó.
Có thể bạn trách móc vì có những người đã 4 lần giết đi 4 đứa con của mình, có thể bạn bức xúc vì 1 cô gái 13 tuổi đã 3 lần nạo phá thai. Nhưng nếu bạn rơi vào tình cảnh đó, bạn cũng khó có thể tâm sự những chuyện này với mọi người, dù cho đó là những người thân yêu nhất của bạn. Còn với những người cùng cảnh ngộ, bạn lại có thể dễ dàng nói ra những suy nghĩ của mình để mọi người hiểu bạn, chia sẻ cùng bạn.
Xã hội đã tạo ra những trại cai nghiện, để những người đã từng chìm đắm trong ma túy có một nơi họ cảm thấy không mặc cảm về bản thân. Là nơi có người lắng nghe họ dù cho những con người đấy cũng không hề tốt hơn họ. Khi họ có thêm những người bạn, họ sẽ cảm thấy được cuốc sống có ý nghĩa và vui vẻ hướng về những điều tốt đẹp hơn.
Vậy tại sao chúng ta lại cấm những nghĩa trang “ảo” khi ở đó sẽ có những điều tích cực. Những bậc phụ huynh chắc chắn sẽ phải suy nghĩ hơn khi nuôi dậy con cái. Xã hội sẽ tốt đẹp hơn khi những con người tưởng chừng như đã tuyệt vọng đứng lên để tiếp tục cố gắng. Và mỗi con người sẽ cảm thấy bình yên hơn khi bên cạnh mình có những người bạn để chia sẻ.
4. Hồng Lê ([email protected])
Lời cảnh báo cho những bậc phụ huynh
“Nghĩa trang ảo” đã trở thành ngôi nhà chung cho rất nhiều người và cùng với đó là những “góc khuất” của rất nhiều bạn trẻ. Ân hận rồi lại tái diễn, rồi lại ân hận, vòng quay ấy cứ luẩn quẩn. Và những người quản lý diễn đàn cũng như gia đình và toàn xã hội hội sẽ phải làm gì đây để giúp đỡ các em nhận thức rõ tác hại của những cú trượt dài ấy? Có lẽ đây mới là câu hỏi mà tất cả chúng ta cần quan tâm.
Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên (từ 15-19 tuổi) cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới. Theo thống kê mới nhất của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam.
Trước thực trạng này, có lẽ lỗi thuộc về những người lớn nhiều hơn và trẻ em dường như chỉ là nạn nhân. Không ít cha mẹ cho rằng giáo GDGT là vẽ đường cho hươu chạy, còn các nhà giáo dục thì cho rằng đó là vấn đề tế nhị, riêng tư, không nghiêm túc, rất khó trình bày trên bục giảng, ngành y tế thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn, tức là khắc phục hậu quả đưa ra được giải pháp, cách phòng tránh… Vì những lẽ đó, cho đến nay, chúng ta vẫn gặp nhiều khó khăn hay nói đúng hơn là còn giữ ý đối với vấn đề mặc nhiên được coi là tế nhị này.
Ở nước nài, trong quan niệm giáo dục về tình dục, khái niệm an toàn đối với họ nài vấn đề bệnh tật còn bao gồm cả việc không có thai nài ý muốn. Còn chúng ta hiện nay, an toàn là không quan hệ. Dẫn đến việc phong tỏa, bưng bít thông tin, cấm đoán, trừng phạt: cài mật điện thoại, Internet, cấm thư từ liên lạc, kiểm soát gắt gao giờ giấc, đưa đón đi học, thậm chí chuyển trường. Đây liệu có còn là một quan niệm đúng đắn và hợp thời nữa chăng?
Khi không được dạy các em buộc phải tự tìm hiểu, và tìm hiểu sai, đi sai đường cũng là điều dễ hiểu. Vậy thì lý do gì để các bậc phụ huynh không thay đổi suy nghĩ của mình? Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhiều vấn đề phức. Các bậc phụ huynh cần hiểu rằng nài các vấn đề về tình dục, GDGT còn giúp trẻ hoàn thiện nhân cách sống, có ứng xử đúng và phù hợp trong quan hệ với người khác giới, với cộng đồng, cha mẹ, thầy cô, bạn bè và có ứng xử hành vi đúng đắn.
Hiểu biết về sức khỏe tình dục giống như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu và triệt để.
5. Nguyễn Mai ([email protected])
Nghĩa trang ảo: Lối thoát hay sự ngụy biện?
Được lập ra như là nơi để các “bà mẹ trẻ” đã từng “trót dại” giãi bày tâm sự và xoa dịu lương tâm. Đó phải chăng là lối thoát hay cuối cùng cũng chỉ là sự ngụy biện của những con người vẫn “ngựa quen đường cũ”?
Những nghĩa trang ảo được lập ra trên mạng và hàng trăm nấm mộ mọc lên. Người xem không cảm thấy rùng rợn như khi đứng trong một nghĩa địa thật. Nhưng họ bàng hoàng bởi có quá nhiều những “bà mẹ” mới lớn đã phá thai “một vài” lần!
Tuổi trẻ và vấp ngã là điều khó tránh khỏi. Cảm thấy ăn năn, hối hận và muốn được giải tỏa cũng là điều mà các bạn có quyền. Thế nhưng liệu những ai ghé thăm nghĩa trang ảo này có còn thông cảm khi không phải một mà rất nhiều lần các “bà mẹ” này “trót dại”?
Hai, ba thậm chí bốn, năm nấm mộ được lập nên bởi một bạn gái đương ở độ tuổi mới lớn, kèm theo đó là những lời xin lỗi, day dứt, hối hận với “các con” mình. Người đọc thương cảm với những sinh linh chưa kịp chào đời đã bị tước đi quyền sống và đồng cảm với những người mẹ trẻ bồng bột.
Thế nhưng, cái người ta băn khoăn, tại sao biết hối lỗi, biết cắn rứt mà các cô các cậu vẫn phạm phải nhiều lần? Như thế những nghĩa trang ảo này còn đúng với ý nghĩa của nó là nơi siêu thoát cho những tâm hồn đã từng vấp ngã hay đúng hơn chính là nơi để các bạn trẻ “xóa tội” để rồi “phạm tội” tiếp!
6. Thành Công ([email protected])
Cuộc sống “ảo” hóa, cơ quan chức năng thờ ơ
Nghĩa trang online một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống “ảo” của một bộ phận giới trẻ. Dù nó cổ súy cho một lối sống không mấy tốt đẹp, nhưng vẫn đang có cơ hội bành trướng mạnh mẽ do sự thờ ơ của cơ quan chức năng.
Giới trẻ… “ảo” hóa cuộc sống thực
Dạo qua Website nhomai.vn, không ít người giật mình và bàng hoàng. Bởi, rất nhiều nấm mộ ảo, trên đó có ghi tên những hài nhi đã phài lìa xa cuộc sống khi chua kịp chào đời và thời gian sống chỉ tính bằng tuần.
Những “bà mẹ trẻ” lẫm lỡ đã chấp nhận phá thai, rồi lại lên Internet lập mộ với những xin lỗi đầy ăn năn, liệu điều đó có giúp gột sạch những tội lỗi mà họ gây ra?. Hay những nấm mộ dù được trải đầy hoa ảo, sữa ảo, quần áo ảo và khói hương nghi ngút ảo kia, càng làm dấy lên những lo ngại với lối sống của một bộ phận giới trẻ.
Tình yêu ảo, kết hôn ảo, bạn bè ảo… và bây giờ là nghĩa trang online. Điều đó cho thấy, Internet đã biến nhiều bạn trẻ quay lưng với hiện thực, để vùi đầu vào thế giới ảo đầy mê hoặc. Ở đó, họ sống thật với lòng mình, trút bỏ những tâm tư tình cảm và bộc bạch những sự thật mà chắc hẳn mấy ai đã biết được khi sống ở thế giới thực.
Khi thế giới ảo càng ăn sâu vào tiềm thức của giới trẻ, thì cuộc sống thực sẽ trở thành nơi xa lạ, để rồi họ quên đi những nhiệm vụ mà xã hội đang đặt trên vai. Chúng ta không thể không lo ngại, khi Internet càng len lỏi vào cuộc sống hơn nữa, khiến con người đến một lúc nào đó, chỉ sống bằng vẻ bên nài mà thiếu đi những suy nghĩ thực tâm bên trong.
Cơ quan chức năng thờ ơ
Website nhomai.vn được lập nên với mục đích tốt, nhưng dần dần nó đang bị biến thành nơi in hằn những nhức nhối không đẹp của giới trẻ. Cơ quan quản lý mà trực tiếp ở đây là Bộ Thông tin – Truyền thông có trong tay chế tài và cả trách nhiệm để quản lý, song không hiểu vì lý do gì những website này vẫn có cơ hội bành trướng ?.
Một webiste được lập nên với mục đích tốt, chắc chắn không còn vấn đề gì phải bàn cãi. Nhưng, nếu những hình ảnh mộ hài nhi ảo, tưởng nhớ những đứa con đã chết vì nạo phá thai … càng hiện diện đầy rẫy, sẽ trở thành nơi cổ súy cho một lối sống trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa đạo lý truyền thống dân tộc.
Nếu không có biện pháp kịp thời, để chấn chỉnh nội dung hoạt động của nhiều website trong đó có nhomai.vn, thì chắc chắn cuộc sống thực sẽ còn bị ảo hóa nghiêm trọng hơn nữa.
7. Lan Nga ([email protected])
Mặt trái của những “nghĩa trang ảo”
Cuộc sống thực tế đã có nhiều áp lực, nghĩa trang ảo liệu có giải tỏa đi phần nào tâm lý cho những người còn sống hay chỉ thêm dằn vặt, đau khổ. Nếu con người chỉ mải mê trong thế giới ảo đó, liệu bao giờ mới có thể thoát ra?
Nghĩa trang online làm được những điều mà một nghĩa trang đời thực khó có thể làm được. Mỗi ngày có đến hàng nghìn lượt người vào để thăm viếng, hương khói không chỉ cho những người thân của mình mà còn cho cả những người xa lạ, không quen biết. Đó là nơi người ta có thể thể hiện tình cảm, sự biết ơn với người đã khuất, là nơi trút bầu tâm sự về những dồn nén, những sai lầm, vấp ngã của bản thân, nơi người ta có thể nói lời xin lỗi với các sinh linh trót bị vứt bỏ… Và trên nghĩa trang ảo, tâm sự của người lập mộ luôn nhận được sự đồng cảm, chia sẻ của những người cùng cảnh ngộ. Dường như người ta thấy người với người gần gũi nhau hơn. Nhưng chính nó cũng là con dao hai lưỡi dễ đẩy con người ta chìm vào bi lụy, tổn thương.
Tại nghĩa trang online, rất nhiều thành viên lập mộ cho…những người còn sống. Nhiều ca sĩ, diễn viên bất ngờ khi thấy tên mình trên một tấm mộ. Hóa ra đó chỉ là trò đùa của những antifan. Rồi không ít những người bị ghét, người yêu mới chia tay…cũng có tên trên những mộ phần. Nhiều người thậm chí còn “tự chôn sống mình”. Như vậy, tính nhân văn mà diễn đàn hướng tới đã không còn.
Nhiều thành viên trong diễn đàn ngày nào cũng vào nghĩa trang ảo để “trò chuyện” cùng những linh hồn người đã khuất. Nhiều bạn trẻ còn mua sữa, mua quần áo, đồ chơi…cho những đứa con chưa kịp lọt lòng của mình. “Mẹ xin lỗi vì đã không để con được sống như những đứa trẻ khác, nhưng mẹ hứa mẹ sẽ vào thăm con thường xuyên, sẽ chăm sóc con như một đứa trẻ thực sự…”. Đọc những lời người mẹ trẻ nói trên mộ phần đứa con, người ta thấy ở đó là sự dằn vặt, day dứt. Và điều kinh khủng hơn là nỗi đau, sự day dứt đó cứ ám ảnh và dai dẳng bám theo họ mỗi ngày. Liệu có nên giữ chúng lại để mỗi ngày đem ra “gặm nhấm” hay cất thật sâu để tiếp tục sống tốt?
8. Dương Miền ([email protected])
Nghĩa trang ảo – lối thoát hay địa ngục?
Không thể phủ nhận được vai trò cầu nối, chia sẻ tình cảm của nghia trang online. Tuy nhiên, liệu đó có phải là lối thoát cho các bạn trẻ đã đôi ba lần trót dại hay chỉ là nơi làm nỗi đau thêm dài?
Một bộ phận giới trẻ ngày nay sống lệch lạch và phải chịu những mất mát lớn cả về thể xác và tinh thần. Họ tìm đến nghĩa trang ảo mong tìm được người chia sẻ những nỗi đau ấy. Họ lập bia mộ cho những đứa con không thể chào đời của mình. Nhưng liệu đó có phải là lối thoát?
Có những bạn trẻ dù chưa qua tuổi đôi mươi nhưng đã có đến 3 phần mộ trong nghĩa trang thiếu nhi. Tôi không biết độ chính xác của các trang web ảo là bao nhiêu, nhưng tôi vẫn không thể chấp nhận được khi họ lạc lối đến 3 lần. Sau những mất mát, những đau đớn cả về thể xác và tâm hồn, họ vẫn “ngựa quen đường cũ”? Rồi sau mỗi lần trót dại ấy, họ lại vào nghĩa trang ảo như một liều thuốc an thần.
Có thể họ sẽ tìm được người đồng cảnh ngộ, cùng chia sẻ nỗi đau, mất mát. Nhưng nếu cứ coi đó là nơi có thể giải quyết mọi hậu quả sau những sai lầm thì nghĩa trang thiếu nhi sẽ lại là địa ngục cho chính họ.
9. Hà Linh ([email protected])
"Rùng mình” khi vào nghĩa trang ảo
Ân hận, day dứt, đau khổ, sợ hãi, lo lắng là cảm xúc dễ bắt gặp nhiều nhất khi bước vào nghĩa trang ảo, box thiếu nhi. Không ít người “rùng mình” vì những câu chuyện ở đây nhưng cũng đồng thời cũng đặt ra câu hỏi về lối sống thế hệ trẻ hiện nay.
Sau 30 phút lướt qua, tôi có thể tìm thấy vô vàn lý do được đưa ra để lý giải cho việc từ bỏ quyền làm mẹ: Sai lầm tuổi trẻ, chưa có công ăn việc ổn định, mẹ vẫn đang đi học, mẹ không thể sinh con ra lúc này… Sau khi vứt bỏ đi giọt máu của mình, họ vào đây lập mộ dựng bia than khóc và xin lỗi những sinh linh bất hạnh ấy.
Người mẹ trẻ có đến 4 đứa con trên nghĩa trang ảo nêu trong bài viết với những lời tâm sự đầy day dứt làm tôi không khỏi băn khoăn, tại sao sau lần sai lầm đầu tiên, cô gái này không tự giữ mình, suy nghĩ để rồi lại liên tiếp phạm những sai lầm tiếp theo ? Những dòng viết ai oán, đau khổ thật đấy, nhưng liệu cô gái này có thực sự hối hận sau những lần vấp ngã đó ?
Nghĩa trang ảo được lập lên với ý nghĩa tốt đẹp, nhân văn và cũng có những giá trị tích cực khi bạn muốn vào chia sẻ những chuyện không thể tâm sự với ai. Tuy nhiên mặt trái của nó chính là vì những ngôi mộ này cứ tồn tại trên mạng mãi, mà đã vào mạng là lại vào đấy, vô hình chung sẽ gây ra ám ảnh, nhất là đối với tuổi trẻ, rất dễ bị trầm cảm hoặc lãnh cảm.
10. Đỗ Bài ([email protected])
Phải làm gì để những giọt nước mắt ngừng rơi?
Thực sự khi nhắc đến mấy từ “Nghĩa trang online” chắc không mấy ai là không cảm thấy rùng rợn. Ở đó có những giọt nước mắt lăn dài của những bạn trẻ khiến người ta phải trăn trở, day dứt. Thế nhưng, chúng ta cần làm gì để những giọt nước mắt ấy ngừng rơi.
Người ta sẽ không tránh khỏi giật mình khi biết rằng đa phần trong số các ngôi mộ trong nghĩa trang online lại là phần mộ của những thai nhi – những người chưa một lần được nhìn thấy mặt trời. Thì ra thế giới của nghĩa trang online đã không… ảo như cái tên của nó, mà đó chính là tấm gương phản chiếu một phần nào đó của cuộc sống thực, nơi mà ở đó người ta sống vội vàng, sai lầm để rồi ân hận muộn màng.
Phải chăng, giới trẻ bây giờ sống “thoáng” hơn? Phải chăng sự phát triển của những công nghệ ngày càng tiên tiến ngày càng tiên tiến cho phép việc phá thai trở nên “dễ dàng” hơn? Hay là do các văn hóa phẩm thiếu lành mạnh đang ngày một tràn lan đã ảnh hưởng không nhỏ tới một bộ phận thế hệ trẻ? Hay là họ có thiếu đi những hiểu biết cần thiết về sức khỏe giới tính?
Đừng đổ lỗi cho khoa học công nghệ bởi khoa học không có tội mà lỗi là ở những người sử dụng nó. Cũng không nên quá trách móc những người đã lầm lạc mà hãy dang tay đón nhận họ, bởi dù sao dọ cũng là những con người nên đâu tránh khỏi những lúc mắc sai lầm. Thay vì oán trách họ, hãy giúp họ hòa nhập với cuộc sống một cách tốt hơn.
Chúng ta cần lắm những bàn tay sẻ chia. Bố mẹ hãy chia sẻ với con cái về những vấn đề mà họ đang gặp phải trong cuộc sống. Thầy cô, nhà trường hãy trang bị cho họ những kiến thức về giáo dục, giới tính cũng như lối sống lành mạnh. Cả xã hội ta cần lắm sự chung tay góp sức để những giọt nước mắt nuối tiếc ngừng rơi.
Cùng chuyên mục
Bình luận