Tọa đàm “Vai trò của báo chí trong thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị”

(Sóng trẻ) - Ngày 28/11, Viện Báo chí - Truyền thông phối hợp với Friedrich Ebert Stiftung (FES) tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề "Vai trò của báo chí trong thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị". Tọa đàm tập trung phân tích vai trò, trách nhiệm của báo chí trong thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, bình đẳng giới trong chính trị là mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế, thể hiện qua các cam kết của Việt Nam trong các thỏa thuận quốc tế về phát triển bền vững. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy những rào cản về văn hóa, định kiến giới và nhận thức xã hội vẫn còn hạn chế sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị. Với vai trò định hình diễn ngôn xã hội, báo chí có tiềm năng to lớn trong việc thúc đẩy nhận thức cộng đồng và hành động hướng tới bình đẳng giới trong chính trị.

Ông Timo Rinke (Trưởng đại diện Việt FES Hà Nội) phát biểu khai mạc Tọa đàm. (Ảnh: BTC)
Ông Timo Rinke (Trưởng đại diện Việt FES Hà Nội) phát biểu khai mạc Tọa đàm. (Ảnh: BTC)

Mặc dù báo chí Việt Nam đã có những bước tiến nhất định trong việc phản ánh các vấn đề về bình đẳng giới, song mức độ và chất lượng thông tin vẫn còn hạn chế. Số lượng tin, bài chuyên sâu còn ít, trong khi cách thức thể hiện và nội dung bài viết đôi khi vẫn còn chứa đựng định kiến giới. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và mạng xã hội vừa tạo ra cơ hội, vừa đặt ra những thách thức mới cho báo chí trong việc truyền tải thông điệp về bình đẳng giới và bình đẳng giới trong chính trị.

PGS. TS. Đinh Thị Thu Hằng (Phó Viện trưởng Viện Báo chí – Truyền thông) trình bày Báo cáo đề dẫn của Tọa đàm. (Ảnh: BTC)
PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng (Phó Viện trưởng Viện Báo chí – Truyền thông) trình bày Báo cáo đề dẫn của Tọa đàm. (Ảnh: BTC)

Thêm vào đó, tỷ lệ phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo chính trị còn thấp và sự thiếu vắng tiếng nói của phụ nữ trong lĩnh vực truyền thông chính trị cho thấy sự cần thiết của một diễn đàn chuyên sâu nhằm phân tích vai trò của báo chí trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. Tọa đàm này không chỉ đánh giá thực trạng và những thách thức hiện nay mà còn đề xuất các định hướng và giải pháp để nâng cao vai trò của báo chí. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực của giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên báo chí truyền thông tại Viện Báo chí – Truyền thông trong giảng dạy, nghiên cứu, học tập và thực tiễn báo chí thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị.

TS. Lê Thu Hà (Phó Viện trưởng Viện Báo chí - Truyền thông) trình bày tham luận 1. (Ảnh: BTC)
TS. Lê Thu Hà (Phó Viện trưởng Viện Báo chí - Truyền thông) trình bày tham luận. (Ảnh: BTC)

Tọa đàm đánh dấu sự khởi đầu cho hợp tác giữa Viện Báo chí - Truyền thông và Viện FES trong nỗ lực chung thúc đẩy truyền thông bình đẳng giới và bình đẳng giới trong chính trị trên báo chí, truyền thông. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, năng lực nghiên cứu và giảng dạy về bình đẳng giới và nhạy cảm giới trong truyền thông, đặc biệt là vai trò của báo chí trong thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Tọa đàm là cơ hội quý báu cho cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên và sinh viên của Viện trau dồi kiến thức và kỹ năng, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.

Phóng viên Trần Hoàng Hoàng (Báo Quân đội Nhân dân) trình bày tham luận số 2. (Ảnh: BTC)
Phóng viên Trần Hoàng Hoàng (Báo Quân đội Nhân dân) trình bày tham luận tại tọa đàm. (Ảnh: BTC)

Tọa đàm với 3 nhóm nội dung thảo luận chính: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của báo chí trong thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị; Vai trò của báo chí trong thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị: Thực trạng và những vấn đề đặt ra; Định hướng, giải pháp và khuyến nghị thúc đẩy vai trò của báo chí thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị ở Việt Nam thời gian tới.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN