Tổng kết diễn đàn:Tiếng Anh có nên là yêu cầu bắt buộc khi tuyển dụng phóng viên?
(Sóng trẻ) – Phần đông độc giả của Sóng Trẻ cho rằng Tiếng Anh nên là yêu cầu bắt buộc khi tuyển dụng phóng viên bởi tính cấp thiết của ngôn ngữ trong tác nghiệp báo chí.
Sau khi đăng tải trên trang tin điện tử Sóng Trẻ, diễn đàn “Tiếng Anh có nên là yêu cầu bắt buộc khi tuyển dụng phóng viên?” đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi, những đóng góp tích cực từ độc giả.
Tiếng Anh là công cụ tác nghiệp tất yếu
Báo chí Việt Nam đang ngày càng phát triển và tiệm cận với nền báo chí thế giới. Chính điều đó đã đặt ra yêu cầu về ngôn ngữ với đội ngũ làm báo hiện đại. Không như trước đây, khi tuyển dụng phóng viên, tiếng Anh chỉ là yếu tố ưu tiên thì giờ ngôn ngữ này trở thành yếu tố bắt buộc phải có của nhiều tờ báo lớn trong yêu cầu tuyển dụng.
Bạn Đoàn Sang có địa chỉ email [email protected] nêu ý kiến: “Tiếng Anh đóng một phần vô cùng quan trọng trong quá trình tác nghiệp của nhà báo. Đặc biệt là trong môi trường báo chí hiện đại như ngày nay, nhà báo cần và nên có tiếng Anh để phục vụ quá trình làm báo của mình được tốt hơn. Bởi lẽ xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu thông tin của con người cũng ngày càng tăng. Không chỉ là những thông tin xảy ra xung quanh mình mà con người còn muốn biết những thông tin đang xảy ra trên thế giới. Nài ra tiếng Anh cũng là công cụ giúp nhà báo tìm được một công việc ưng ý tại một cơ quan báo chí.”
Đa số độc giả cho rằng yêu cầu tiếng Anh bắt buộc trong tuyển dụng phóng viên hiện tại là đúng đắn với nhu cầu báo chí hiện đại
Một số độc giả cho rằng việc việc học và sử dụng tiếng Anh trong báo chí là vô cùng cần thiết đối với các nhà báo. Bởi nhu cầu của độc giả Việt Nam hiện tại không chỉ là các thông tin trong nước mà họ còn muốn biết nhiều hơn về các sự kiện vấn đề diễn ra trên khắp thế giới. Do đó, việc các tòa soạn báo đưa ra yêu cầu bắt buộc về tiếng Anh với các phóng viên đều được đa số độc giả đồng tình.
Độc giả [email protected] đưa ra bình luận: “Trong cuộc sống hiện đại, không thể phủ nhận tiếng Anh ngày càng ảnh hưởng đến công việc hay kể cả các mối quan hệ xã hội. Việc các báo yêu cầu tiếng Anh là hoàn toàn hợp lý. Báo chí không phải chỉ đưa tin trong nước mà phải nắm bắt nhịp sống trên toàn thế giới, nếu không có nại ngữ, làm sao có thể chọn lọc thông tin. Hơn nữa, nhiều các bài báo nước nài hay, nhiều chủ đề tốt, nhà báo cần nghiên cứu tài liệu nước nài để viết bài, khi ấy, nại ngữ không thể thiếu. Kể cả những người làm báo từ lâu đến nay, nếu như trước chưa yêu cầu đầu vào tuyển dụng nại ngữ thì họ cũng phải tự mình trau dồi sự thiếu xót này. Hơn ai hết, họ hiểu được sự cần thiết của nại ngữ với báo chí. Chính vì vậy, sinh viên cần suy nghĩ nghiêm chỉnh về vấn đề này và rèn luyện khả năng nại ngữ của bản thân. Tới đây không chỉ cần thông thạo một mà phải nhiều ngôn ngữ khác. Bài báo đẫ phản ánh đúng thực trạng và cũng là lời cảnh tỉnh trước sự lơ là của nhiều sinh viên trong việc học nại ngữ.”
Đồng tình với quan điểm trên, độc giả [email protected]: “Theo mình, tiếng Anh không chỉ là yêu cầu khi tuyển dụng mà nó còn là hành trang cần có của mỗi phóng viên. Trong thời đại hội nhập, cách mạng 4.0 như hiện nay thì việc nói tiếng Anh tốt, sử dụng tiếng Anh thành thạo là một yêu cầu cần thiết. Riêng đối với các phóng viên, có vốn tiếng Anh tốt vừa để kết nối với mọi người, vừa để học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm làm báo của các nền báo chí trên thế giới. Các nhà báo, phóng viên phải không ngừng học hỏi, trau dồi vốn tiếng Anh của bản thân để có thể mở ra nhiều cơ hội trong nghề nghiệp.”
Có một thực tế cho thấy rằng đối với những nhà báo có trình độ tốt về tiếng Anh hay một nại ngữ bất kỳ, họ sẽ dễ dàng hơn trong việc cập nhật nhiều thông tin thời sự mang tính quốc tế. Không thể phủ nhận rằng, nại ngữ đang chính là một lợi thế giúp cho phóng viên, nhà báo sở hữu được nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn thông tin trên thế giới. Bởi vậy, chẳng có gì khó hiểu khi rất nhiều cơ quan báo chí yêu cầu ứng viên phải biết thêm một loại nại ngữ khi ứng tuyển làm phóng viên, biên tập viên.
Độc giả tranmai.35ajc@gmail cho rằng: “ Trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, việc nhà báo, phóng việc biết thêm một nại ngữ khác (chẳng hạn như Tiếng Anh) sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc. Nhiều lúc bạn muốn tiếp cận với một thông tin từ nước nài nhưng lại không biết gì về nại ngữ, lúc đó lại "cong vó" đi nhờ bạn bè dịch hộ. Điều này vừa mất thời gian, vừa khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội thăng tiến. Bây giờ, tiếng Anh dường như nó đã được phổ biến, nài Tiếng Anh bạn có thể học thêm nhiều ngôn ngữ khác. Việc biết nhiều ngôn ngữ khác nhau sẽ giúp cho đầu óc bạn tư duy hơn, giúp cho những bài báo được logic và có chiều sâu hơn.”
Yêu cầu tiếng Anh bắt buộc có thể dẫn đến bỏ xót nhân tài?
Bên cạnh những độc giả cho rằng việc các tòa soạn báo có yêu cầu tiếng Anh bắt buộc là phù hợp với xu thế phát triển của báo chí hiện đại thì cũng có những độc giả cho rằng không phải loại hình báo chí và thể loại báo chí nào cũng cần phải có ngôn ngữ Anh. Việc các phóng viên có tài năng và kĩ năng đi sâu vào các mảng xã hội, đời sống hay phóng sự điều tra thì việc có tiếng Anh hay không không quá quan trọng như các mảng quốc tế hay thời sự. Việc yêu cầu bắt buộc tiếng Anh có thể dẫn đến việc những phóng viên giỏi tại các mảng này không đủ điều kiện tuyển dụng dù có đủ kinh nghiệm và kĩ năng.
Một số độc giả có ý kiến trái ngược số đông cho rằng việc yêu cầu tiếng Anh bắt buộc có thể khiến các nhà báo giỏi bị bỏ xót khi tuyển dụng vì yếu tiếng Anh
Độc giả [email protected] bày tỏ ý kiến rằng: “Yêu cầu bắt buộc tiếng Anh chỉ nên áp dụng cho một số mảng, lĩnh vực thực sự cần như tin nài nước, công nghệ, kinh tế,... Nếu áp dụng cho mọi phóng viên ở mọi mảng thì nhiều khả năng sẽ bỏ sót người có tài.”
Đồng tình với quan điểm đó độc giả [email protected] cho rằng: “Ngày nay, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Một trong những công cụ để giúp Việt Nam bắt kịp với xu thế hội nhập, đó là nại ngữ. Hầu hết trong các lĩnh vĩnh, nại ngữ đóng vai trò tương đối quan trọng. Với báo chí, mỗi phóng viên, nhà báo hiện nay cần trang bị cho mình một thứ nại ngữ, tùy theo mức độ công việc và lĩnh vực. Đối với phóng viên, nhà báo làm trong chuyên mục tin tức thế giới, trình độ tiếng anh đòi hỏi phải ở mức độ chuyên nghiệp, đạt chuẩn 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Còn với những phóng viên, nhà báo viết về những mảng liên quan đến tình hình, đời sống xã hội trong nước thì tiếng anh chỉ cần đạt ở mức cơ bản, có thể nghe, nói, đọc hiểu.”
Có thể thấy rằng, thực tế, không phải chuyên ban, thể loại nào cũng cần phóng viên bắt buộc có vốn nại ngữ tốt nhưng không thể phủ nhận rằng không có nại ngữ thì phóng viên không thể tiếp cận nguồn tin và xử lý thông tin một cách nhanh chóng và tốt nhất. Có tiếng Anh sẽ mở ra các cơ hội mới cho nhà báo và thu hẹp hơn khoảng cách giữa nhà báo với thông tin thế giới hằng ngày, kể từ đó sáng tạo ra nhiều tác phẩm đa chiều cả về chất lượng lẫn thông tin đề tài cho độc giả.
Độc giả [email protected] cũng đưa ra ý kiến: “Tiếng Anh hoặc nại ngữ bắt buộc là yêu cầu chung của các cơ quan báo chí hiện nay. Sử dụng thành thạo tiếng Anh là cách tốt để nhà báo có thể tiếp cận với các nguồn tin quốc tế, tự kiểm chứng được thông tin thông qua phỏng vấn trực tiếp mà không phụ thuộc và bị ảnh hưởng quá nhiều bởi phiên dịch viên và cách dịch của họ. Hiện nay là thời đại hội nhập, không phải chỉ có các ban Thời sự, Quốc tế... mới cần nại ngữ, các ban khác cũng cần nhà báo thành thạo ngôn ngữ khác bên cạnh tiếng mẹ đẻ để mở rộng được thông tin phục vụ cho bài viết, mở rộng vốn hiểu biết để hiểu hơn về lĩnh vực mình đang làm. Nếu chỉ có 1 ngôn ngữ thì nhà báo sẽ mãi chỉ nằm trong một khu vực, cộng đồng”.
Tuy nhiên cũng có những độc giả phản bác ý kiến trái chiều trên mà cho rằng không có chuyên ban hay đề tài báo chí nào lại không cần tiếng Anh.
Khi mà thế giới đang ngày càng hội nhập sâu và rộng như hiện nay, không có thêm một nại ngữ khác nài tiếng mẹ thì phải chăng nhà báo đã tự đặt mình vào thế bất lợi? Thực tế đã chứng minh rằng có tiếng Anh hay bất kỳ một nại ngữ nào khác cũng đồng nghĩa với việc bạn tạo thêm cho mình nhiều cơ hội để tiếp cận với nguồn thông tin quốc tế, để tiến xa ra khỏi biên giới nước nhà và cũng đồng thời thu hút được nhiều độc giả đến với đứa con tinh thần của mình.
BBT Sóng Trẻ
Cùng chuyên mục
Bình luận