Trăn trở của bà giáo 21 năm gắn bó với lớp học tình thương

(Sóng trẻ) - Xuất phát từ tình thương và trách nhiệm, bà Hồ Hương Nam ở Tây Hồ, Hà Nội đã mở lớp học miễn phí cho những trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. 21 năm gắn bó với “Lớp học tình thương”, bà Nam luôn trăn trở với câu hỏi về tương lai của lớp học.

01e92d043_i20181112090220.jpg

Bà Hồ Nam Hương trong một giờ lên lớp với các trẻ em khuyết tật

Tất cả vì bốn chữ "tình thương" và "trách nhiệm"

21 năm kể từ ngày đầu tiên gắn bó với “Lớp học tình thương”, bà Hồ Hương Nam không khỏi bồi hồi khi nhắc lại câu chuyện mở lớp học cho trẻ em khuyết tật miễn phí.

01e92d043_lhtt_1.jpg

Bà Hồ Hương Nam (hàng đầu, thứ nhất từ trái sang) và các học sinh trong lớp học tình thương.


“Đến bây giờ ngồi nhìn lại, vẫn không hiểu tại sao mình giỏi thế” - bà Nam chia sẻ về những ngày đầu tiên mở lớp. 

Xuất phát điểm của bà là từ một nhà giáo nghỉ hưu về làm công tác kế hoạch hóa gia đình từ năm 1997. Trong quá trình đó, bà Nam gặp nhiều hoàn cảnh của những gia đình có con khuyết tật mà không được đi học. Bà giáo già quyết định vận động từng nhà cho các cháu được đến trường. Những ngày đầu tiên, bản thân bà đã gặp rất nhiều sự phản ứng của những gia đình ấy. 

Bà tâm sự: “Mình thật sự phải thông cảm với nỗi đau của những gia đình có đứa con như thế. Họ nói với mình rằng bà ơi bà đừng đến đây để gợi lên cái đau khổ của gia đình. Họ nói như thế là mình hiểu ngay.”

Thế nhưng, không chịu bỏ cuộc, hàng ngày bà đến từng nhà để vận động. Bà tiếp cận các gia đình bằng công việc kế hoạch hóa, làm thân và giúp đỡ họ trong công việc gia đình. Dần dần, họ hiểu và gửi gắm bà Nam con cái của họ. Đến giữa năm 1998, lớp học đầu tiên với 2 học sinh được mở ra. 

Lúc bắt tay vào làm, bà Nam gặp rất nhiều khó khăn, từ những sự nghi ngờ của những người xung quanh, họ nói rằng bà hâm, bà lẩm cẩm. Đến những người gần gũi với bà Nam ở khu dân cư, họ lời ra tiếng vào cho rằng việc làm của bà là vô ích. Bà Nam cho biết, bản thân bà đã phớt lờ hết những lời của những người xung quanh, chung quy là vì bà luôn tâm niệm bốn chữ "tình thương và "trách nhiệm"

“Tình thương ở đây được hiểu là mình thương chúng nó. Trách nhiệm mình là nhà giáo, mình là người bà, người mẹ, người phụ nữ. Thành ra bốn chữ đó nó cứ lôi cuốn mình làm”, bà Nam nói thêm.

Nỗi lòng bà giáo 86 tuổi

Trong 21 năm gắn bó với công việc giảng dạy trẻ khuyết tật, bà Nam đã nhận và gắn bó với 64 học sinh. Có học sinh gắn bó với bà 19 năm kể từ ngày đầu tiên bà bắt đầu lớp. 64 học sinh là 64 hoàn cảnh khác nhau, 64 học sinh có khuyết tật khá nhau bao gồm bệnh đao, thiểu năng, tự kỉ, khuyết tật vận động, liệt…

Các học sinh bà Nam dạy đã có những người thành tài, được đi học với những học sinh khác cùng trang lứa. Có những học sinh đã đi làm, lấy vợ lấy chồng, có con. Có học sinh giờ làm việc ở bệnh viện C, đi làm phiên dịch...

d3ba756e9_anh_2.jpg

Bà giáo già trăn trở lớp học tình thương chưa có giáo viên kế nhiệm.

Khi chia sẻ về tương lai của lớp học, bà Nam cho biết bà đã 86 tuổi, gắn bó hơn 20 năm với “Lớp học tình thương”, bà vẫn chưa thể tìm được giáo viên phù hợp cho lớp học. Ngày 20/11 cận kề, bà Nam trầm ngâm: “Nhắc đến ngày này bà luôn thấy buồn. Bà buồn vì tuổi tác mỗi ngày một cao. Bà lại mắc bệnh liên quan đến huyết áp nên bản thân không biết trước được lớp học sẽ ra sao nếu có chuyện không hay.” 

Với bà, tương lai của lớp vẫn là một dấu hỏi lớn mà bà luôn trăn trở. Bà tâm niệm làm được ngày nào thì sẽ hết sức với ngày đó để không hối hận và hối tiếc vì những gì đã qua. 
 
Hiện nay, theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc 90% trẻ em khuyết tật ở các nước đang phát triển không được đưa đến trường. Ở Việt Nam có 7 triệu người khuyết tật, trong đó có 2 triệu trẻ em khuyết tật. Chưa đầy 10% trẻ em khuyết tật được tiếp cận với giáo dục, tương đương chưa đến 200.000 trẻ được đến trường. 

Thêm vào đó, ở Việt Nam, trên cả nước, chỉ có 5 cơ sở giáo dục đào tạo giáo viên dạy trẻ đặc biệt. Và mỗi năm cho ra lò chưa đến 2000 cử nhân dạy trẻ đặc biệt. Nài ra, cơ chế còn thấp nên không mấy giáo viên theo nghề và gắn bó với nghề…

Khánh Linh


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Tin nổi bật9 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN