Triển lãm “Sắc Dó & Gốm Hương Canh” - chào đón năm mới Kỷ Hợi

(Sóng trẻ) - Từ ngày 26/1 – 24/2, nhóm hoạ sĩ G39 phối hợp với Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ 50 Đào Duy Từ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tổ chức triển lãm "Sắc Dó và Gốm Hương Canh" nhằm tôn vinh hai làng nghề làm giấy Dó (Dương Ổ - Bắc Ninh) và gốm sành Hương Canh (Vĩnh Phúc).

5f32598f5_anh_1_1.jpg

 Một số tác phẩm trong triển lãm

“Sắc Dó & Gốm Hương  Canh” là sự nối liền của triển lãm các tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ hình tượng con giáp “Hợi Dome” vừa khai mạc ngày 20/01/2019 tại Trung tâm thương mại Hàng Da. Nhưng so với triển lãm “Hợi Dome”, “Sắc Dó & Gốm Hương Canh” mang bảng màu nhiều chất âm hơn. Các tác phẩm đơn sắc (mực nho vẽ trên giấy dó màu ngà hay tác phẩm điêu khắc, đi nét trên bình gốm, lọ gốm sành Hương Canh với màu chủ đạo đỏ nâu) mang vẻ đẹp giản dị, tinh tế, đem đến cho người xem cảm giác về sự thâm trầm, lắng đọng, suy tư trước thời khắc chuyển giao.

Giấy Dó là một chất liệu khó vẽ, không dễ vẽ như trên sơn dầu hay acrylic, phải có một độ chín nhất định trong nghề mới có thể thuần phục trên chất liệu dễ nhòe như vậy. 

5f32598f5_anh_2.jpg

Tác phẩm của Võ Lương Nhi

5f32598f5_anh3.jpg

Tác phẩm của Nguyễn Minh Hiếu

5f32598f5_anh4.jpg

Tác phẩm của Lâm Đức Mạnh

Đồ gốm Hương Canh chính là bức chân dung của đời sống làng quê, của văn minh nông nghiệp, của tâm tính làng Việt và văn hóa. Tâm hồn Việt chính là ở đấy chứ ở đâu xa. 

5f32598f5_anh_5.jpg

Tác phẩm của Nguyễn Hồng Quang

9e7ed16ed_anh6.jpg

Tác phẩm của Ngô Thị

9e7ed16ed_anh7.jpg

Tác phẩm của Xuân Đệm

Sự trưng bày kết hợp giữa hai dòng sản phẩm thủ công: Một dòng “thử nước” là giấy dó (từ vỏ cây dó ngâm, giã, seo, phơi…) và một dòng “thử lửa” từ đất sét nung thành gốm trong một diện mạo mới mang chất thi họa,  “Sắc Dó & Gốm Hương Canh” thể hiện ý nghĩa về sự giao hòa, tôn vinh làng nghề truyền thống và nghệ thuật, vẻ đẹp của sự khác biệt trong tổng thể (giấy- gốm, tranh- tượng), mỹ cảm dân gian và tinh thần nghệ sĩ.

Triển lãm cũng mang thông điệp về ứng xử với vẻ đẹp truyền thống trong đời sống hiện đại. Truyền thống là một giá trị và cần được tôn trọng, nhưng nhìn lại truyền thống, học hỏi truyền thống để làm mới truyền thống mới là cách tôn vinh truyền thống có ý nghĩa nhất.

Đắc Quang

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN