Tuổi xế chiều lay lắt giữa cô đơ
(Sóng Trẻ) - Đến với Trung tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Thụy An (Xã Thụy An, Thị xã Sơn Tây) không khỏi thương xót khi bắt gặp những phận già sống quanh năm cô quạnh. Những người tuổi đã cao, sức đã yếu mang trong mình bệnh tật sống cô đơn, lay lắt cho đến khi lìa đời.
Nằm cách Trung tâm Hà Nộihơn 50 km,Trung tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Thụy An được biết là nơi khám bệnh, điều trị, phục hồi chức năng cho người già bệnh tật, không nơi nương tựa. Hiện nay, trung tâm có hơn 100 người cao tuổi đang sinh sống.
Đến với nơi này, mỗi số phận là mỗi hoàn cảnh khác nhau. Thế nhưng, tựu chung lại họ đều là những người không có con cái, không có người thân, không của cải tiền bạc. Khi thần trí không còn minh mẫn, khi khả năng vận động đã suy giảm họ được đưa về đây, dựa vào quan tâm của nhà nước, sự chia sẻ của cộng đồng để sống tiếp những tháng ngày còn lại. Dù còn tỉnh táo hay không, họ lànhững cái bóng, sống lầm lũi trong nỗi cô đơn, buồn tủi của bệnh tật và tuổi già chật vật sống cho qua ngày đoạn tháng…
Chẳng nơi đâu “thèm người” bằng nơi đây, sự cô đơn đã dày vò những số phận già quá lâu,vì vậy khi có bất kì người khách nào tới thăm ghé qua ô cửa sổ, những đôi mắt lại ánh lên sự vui mừng, đôi môi không ngừng nở nụ cười cho đến khi bóng người dần khuất.
Trong căn phòng rộng chừng hơn 10 mét vuông, 4 số phận - những mảnh đời đã bước qua tuổi xế chiều trò chuyện với nhau bằng những câu chuyện không đầu không cuối, thi thoảng quanh quẩn đâu đó có tiếng cười nói ngô nghê thốt lên trong vô thức. Câu chuyện nói ra chưa chắc đã có người hiểu, bởi trong số họ có người không có khả năng nhận thức.
Cụ ông Nguyễn Văn Vịnh, nài 80 tuổi, là trường hợp nặng ở trung tâm. Quê cụ ở đâu không còn ai nhớ rõ, người thân của cụ là ai không ai biết. Chỉ biết rằng cụ Vịnh đã sống ở đây đã mấy chục năm có lẻ. Cụ không có gia đình, không có con cái, không có thú vui tuổi già.Mấy năm gần đây, do tai biến nặng, cụ Vịnh chỉ nằm im một chỗ. Tất thảy sinh hoạt cá nhân hằng ngày phải cậy nhờ sự chăm sóc của mọi người xung quanh.
Chị Ngô Thị Phương làm công việc hộ lý chia sẻ: “Tôi làm việc ở trung tâm đã đươc mấy năm. Những người đến đều có những hoàn cảnh rất thương tâm. Họ chủ yếu sống cô độc, không người quen thân thích. Rất ít cụ hoàn toàn lành lặn tỉnh táo, chủ yếu là đã lẫn và không nhớ gì. Bản thân lại mang những căn bệnh của tuổi già luôn cần người chăm sóc. Thế nhưng, các cụ vẫn phải tự chăm sóc bản thân dù có bị bệnh về thần kinh hay mất khả năng vận động trừ những trường hợp quá nặng”.
Ông Duyên, 55 tuổi, là trường họp hiếm hoi ở trung tâm. Bởi ông còn đủ minh mẫn để nhớ quê mình ở Đông Sơn ( Chương Mỹ - Hà Nội). Niềm vui đến với ông và những người ở đây chẳng quá đỗi lớn lao, chỉ đơn giản là khi ông được những thanh niên trẻ trong các đội tình nguyện đến cắt tóc miễn phí hằng tháng.
Vật dụng thấy ở trước cửa bất kì phòng nào là những xô chậu chứa đầy nước. Những xô nước được xách về đây để nước sinh hoạt cho mỗi cá nhân nài bể nước chung. Bệnh tật đã khiến họ “mắt đã mờ, chân đã chậm” chẳng thể đi lại được nhiều. Có những chậu đã cáu bẩn, nước để mấy ngày không dùng tới, thế nhưng chúng lại là thứ để duy trì cuộc sống hằng ngày của những người quanh năm lẻ bóng.
Hằng ngày, các cụ có khả năng vận động vẫn phải tự chăm sóc bản thân mình mặc dù sức khỏe bị suy giảm nhiều.
Khi đã bước qua dốc bên kia của cuộc đời, hơn ai hết họ cần một gia đình, một cuộc sống vui vầy với con cháu trong những tháng năm tuổi già. Hoàn cảnh thực tại chỉ mang đến nỗi đau của bệnh tật và sự cô đơn theo đến cuối đời.
Chăm sóc các người già là công việc không hề đơn giản, nhất là với những người mắc bệnh tâm thần. Lúc tỉnh táo thì không bàn đến, nhưng hễ lên cơn là các cụ lại la hét, đập phá, bỏ chạy rồi chửi bới, đánh nhau, chuyện đó xảy ra như cơm bữa nhưng chẳng ai để bụng. Có nhiều hôm, những người hộ lý chính là nạn nhân của các cụ bị bệnh tâm thần. Nài ra, người già hầu hết ai cũng mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh lây nhiễm. Vì thế những số phận nơi đây luôn cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng và xã hội.
Phương Ngân
Báo mạng điện tử K34
Cùng chuyên mục
Bình luận