Ý nghĩa linh thiêng của việc thả cá chép trong ngày Tết ông Công ông Táo

(Sóng trẻ) - Ngày 23 âm tháng Chạp hàng năm, sau khi thực hiện các nghi lễ cúng cơm, đốt quần áo mới cho ông Công, ông Táo thì công việc thả cá chép để đưa các “vị thần giữ lửa nhà bếp” lên báo cáo thiên đình là một công việc không thể thiếu của mỗi gia đình. Thế nhưng ý nghĩa tục lệ này không phải ai cũng nắm rõ.

Truyền thống nghìn năm và ý nghĩa thực sự của việc thả cá chép

Theo tín ngưỡng dân gian, ngày ông Công, ông Táo là một ngày Tết riêng lẻ, mở đầu cho Tết Nguyên Đán. Truyền thuyết người Việt xưa cho rằng, mỗi gia đình đều có một ông Công, ông Táo, đến ngày 23 tháng Chạp, ông lại về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc mà gia đình đó làm được trong năm qua. Nơi ở của ông Công, ông Táo lại thường ở trong bếp, nơi mà cả gia đình quây quần bên nhau.  Có thể nói rằng gia đình đó tốt xấu thế nào, hòa thuận hay không hòa thuận, ông Công, ông Táo đều biết cả. Những chú cá chép có màu sắc đỏ sẽ là chiếc xe giúp những vị thần này yết kiến thiên đình.

f5c61aa87_anh_1_3.jpg

Lễ vật cúng ông Công ông Táo

f5c61aa87_anh_2_2.jpg

Mâm cỗ cúng của gia đình Việt trong ngày Tết ông Công ông Táo

Bên mâm cơm cỗ cúng Táo quân, 2 đến 3 con cá chép đỏ sẽ được thả vào chậu nước nhỏ. Chờ cho đến khi hết hương, việc khấn cầu cũng đã xong. Những con cá sẽ được người dân mang ra ao, hồ để thả. Ông Công, ông Táo sẽ lên thiên đình báo cáo những việc làm tốt và xấu của con người trong một năm vừa rồi, để Thiên đình định đoạt công - tội cho con người hạ giới. Đêm giao thừa, ông Công, ông Táo sẽ về lại căn bếp để tiếp tục cai quản bếp núc của các gia đình.

f5c61aa87_anh_3_1.jpg

Cá chép sau khi cúng được thả xuống sông ngòi, ao, hồ

Tục lệ thả cá chép ngày Tết ông Công, ông Táo mang nét đẹp truyền thống giáo dục văn hóa, tín ngưỡng dân gian. Mọi người sống tốt với nhau để khi Tết đến, xuân về, lúc ông Công ông Táo về chầu trời, sẽ nói những điều tốt đẹp về gia đình đó. Năm mới tới, vị thần linh thổ địa sẽ phù hộ, độ trì cho gia đình thêm êm ấm, hạnh phúc. 

Nài ra, ý nghĩa của việc thả cá chép còn mang ý nghĩa phóng sinh trong Phật giáo. Thể hiện sự lương thiện, từ bi của con người, khi mà chúng ta thả những con vật bị giam cầm, nuôi nhốt, cứu sống mạng chúng, thả về tự nhiên sinh sống.

Sở dĩ ngày ông Công, ông Táo lại chọn cá chép, bởi người Việt có tâm niệm “cá chép hóa rồng, vượt vũ môn trùng khơi”. Cá chép mang ý nghĩa cho sự trường thọ,  viên mãn, thăng hoa, vượt khó, không ngại khổ, chinh phục đi đến thành công.

Cô Nguyễn Thị Thu Hà, Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng chia sẻ: “Ngày ông Công ông Táo giúp các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau và mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến ở năm mới”.

f5c61aa87_anh_4_1.jpg

Cô Nguyễn Thị Thu Hà nói về ý nghĩa của ngày ông Công ông Táo

Thả cá đúng cách

Khi bắt đầu thả cá, dùng tay từ từ nghiêng miệng túi nilon hoặc đồ đựng cá xuống nước, để cá tự bơi ra. Hoặc chúng ta đặt cá vào lòng bàn tay, thả nhẹ nhàng xuống nước. Thao tác nhẹ nhàng nhưng nhanh gọn, đứng một chút chờ cá lặn xuống sâu.

f5c61aa87_anh_5_1.jpg

Thả cá đúng cách. (Ảnh. 24h)

Thả cá phải phải cẩn trọng, nên tránh nơi thả nền đất ẩm, dễ sụt lún, nguy hiểm. Chúng ta nên chọn những nơi nước sạch môi trường ít bị ô nhiễm, dể cho cá sẽ cơ hội để sống sót. Đặc biệt khi thả nên tránh nơi nhiều người câu cá, giăng lưới để tránh những cá đã được phóng sinh bị bắt lại. Sau khi thả cá, bạn nhớ thu dọn túi ni lông để đảm bảo sông, hồ luôn sạch sau mỗi dịp tết ông Công ông Táo.

Thùy Dương – Thu Duyên

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Tin nổi bật4 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN