“Bàn tay khéo léo”: Hành trình đem ánh sáng cho trẻ em khiếm thị  

(Sóng trẻ) - Thư viện Bàn tay khéo léo ra mắt vào tháng 9/2022, hoạt động phi lợi nhuận nhằm mang đến cơ hội được tiếp xúc với sách xúc giác cho trẻ em khiếm thị.

Lần đầu xuất hiện tại Việt Nam

Trung tâm khiếm thị Bàn tay khéo léo là một trung tâm hỗ trợ trẻ em khiếm thị, địa chỉ tại ngõ 230 Lạc Trung (Thanh Lương, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Khi mới thành lập có tên là Doanh nghiệp xã hội "Chia sẻ câu chuyện, Chia sẻ cuộc sống”, hay còn được gọi thân thương là Thư viện “Bàn tay khéo léo”. Bà Trịnh Thị Thu Thanh - người đồng sáng lập Thư viện bàn tay khéo léo chia sẻ: “Năm 2017 tôi cùng những người bạn thuộc nhóm nghiên cứu viên của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã triển khai dự án “Sách xúc giác, sách để sẻ chia”. Đây là một hoạt động nghiên cứu thử nghiệm sách xúc giác cho trẻ em khiếm thị tại Hà Nội. 

Sau 5 năm triển khai Dự án “Sách xúc giác, sách để sẻ chia”, tháng 9/2022, chúng tôi tiến hành mở và vận hành Thư viện Bàn tay khéo léo, thư viện sách xúc giác đầu tiên tại Việt Nam”.  

1.png
Bà Trịnh Thị Thu Thanh (thứ 2 từ trái sang) cùng một số tình nguyện viên trong dự án “Chia sẻ câu chuyện, Chia sẻ cuộc sống” (Ảnh: Fanpage Trung tâm khiếm thị Bàn tay khéo léo)

 

Hiện nay thư viện có khoảng 100 đầu sách xúc giác, được dùng cho trẻ em khiếm thị và đồng thời kèm theo dạng tật khác như: Tự kỉ, khuyết tật trí tuệ, điếc.... Bà Trịnh Thị Thu Thanh chia sẻ rằng sách được phân chia thành bốn trình độ từ dễ đến khó: Trình độ A sử dụng đồ vật thật gắn trực tiếp lên trang sách, dành cho những em nhỏ từ 0 - 2 tuổi. Trình độ B là những bài thơ, truyện sử dụng mô hình, tranh ảnh xúc giác đơn giản. Trình độ C là những câu chuyện đơn giản sử dụng tranh ảnh xúc giác phức tạp, với nhiều biểu tượng trừu tượng. Trình độ D là những câu chuyện về thế giới bên ngoài trải nghiệm của trẻ, sử dụng tranh ảnh xúc giác phức tạp, nhiều chi tiết.

2.jpg
Những đầu sách tại phòng đọc sách của thư viện (Ảnh: Hà Vy)

 

Chia sẻ về cách làm những cuốn sách xúc giác, Bà Trịnh Thị Thu thanh cho biết: “Làm một cuốn sách xúc giác rất khó vì ngoài câu chuyện, còn thiết kế các hình ảnh để may lên trang sách. Trẻ khiếm thị sẽ đọc sách bằng cách sờ. Kỹ năng đọc bằng xúc giác của trẻ càng phát triển thì khả năng hình dung để hiểu câu chuyện, hiểu những thông điệp từ cuộc sống qua trang sách càng lớn”. Có nhiều nguyên liệu và cách thức khác nhau, trong đó làm sách bằng bìa và vải là hai chất liệu thường được sử dụng bởi sự tiện dụng và hiệu quả. 

3.png
Hình ảnh một cuốn sách xúc giác tại thư viện (Ảnh: NVCC)

 

“Quan trọng nhất là đảm bảo độ chắc chắn; hình ảnh xúc giác gắn lên trang sách; kích cỡ sách, kích cỡ đồ vật, hình ảnh phải phù hợp, vừa vặn với đôi bàn tay trẻ; và cần đảm bảo an toàn khi trẻ sờ, tránh vật sắc nhọn gây tổn thương cho đôi bàn tay” - bà Trịnh Thị Thu Thanh chia sẻ thêm.

Đem tri thức đến gần hơn với trẻ khiếm thị

Chia sẻ về lý do thành lập thư viện, bà Trịnh Thị Thu Thanh cho biết: “Sách dành cho trẻ em khiếm thị rất ít, và không có bán sẵn trên thị trường. Vì vậy cơ hội để trẻ được đọc sách gần như không có. Trẻ chủ yếu được nghe thông qua sách nói hoặc cha mẹ đọc lại cho trẻ. Điều này làm cho trẻ thiếu hụt cơ hội được làm quen với chữ nổi trước khi đi học. Nếu có những cuốn sách xúc giác, trẻ khiếm thị sẽ được làm quen với chữ nổi từ rất sớm, giống như trẻ sáng mắt được nhìn thấy chữ ở mọi nơi”.

4.png
Một buổi đọc sách tại Thư viện “Bàn tay khéo léo”(Ảnh: NVCC)

 

Sứ mệnh mà Trung tâm khiếm thị “Bàn tay khéo léo” mong muốn mang đến cho cộng đồng người khiếm thị là sự kết nối và hỗ trợ toàn diện. Trung tâm hướng đến trẻ khiếm thị và gia đình của các em thông qua nhiều hoạt động như: đánh giá thị giác chức năng, đánh giá sự phát triển, can thiệp sớm, hỗ trợ hòa nhập và phát triển thư viện sách xúc giác. Thư viện sẽ tổ chức các buổi đọc sách cho nhóm trẻ khiếm thị, từ 2 - 4 buổi mỗi tháng, tùy vào lịch tổ chức các sự kiện cộng đồng của Thư viện. Tại đây, trẻ khiếm thị quây quần lại, nghe nhiều câu chuyện và tự tay khám phá cuốn sách. 

Ngoài ra, thư viện triển khai làm sách vào thứ Ba hằng tuần. Tình nguyện viên sáng mắt sẽ làm hình ảnh xúc giác, may vá đồ vật lên sách, may thành cuốn sách. Người khiếm thị thực hiện viết chữ nổi cho phần lời các câu chuyện. Thư viện cũng kết hợp chia sẻ sách và phương pháp đọc trên Facebook cho phụ huynh có con khiếm thị.

“Trong quá trình thành lập thư viện cũng gặp một số khó khăn. Trước hết, đây là hoạt động nghiên cứu, làm sách xúc giác đầu tiên ở Việt Nam, thiếu những tài liệu liên quan, nên phải tìm kiếm, nghiên cứu, học tập các tài liệu bằng tiếng Anh, chuyển dịch sang tiếng Việt. Khó khăn nữa là liên quan đến kinh phí, nhóm hoàn toàn làm bằng tay với vải, bìa và nhiều chất liệu làm thủ công nên khá tốn kém và mất thời gian”, bà Trịnh Thị Thu Thanh cho biết. 

Chia sẻ về dự định sắp tới, chị Trịnh Thị Thu Thanh chia sẻ “Thư viện vẫn mong muốn tiếp tục làm nên những cuốn sách phục vụ mọi người, và cố gắng làm thế nào để cho các bạn học sinh nhỏ tuổi ở những tỉnh thành xa Hà Nội có thể tiếp cận sớm được với sách xúc giác. Chúng tôi tự hào về những gì mình đã làm và sẽ cố gắng hết sức trong hành trình hỗ trợ trẻ khiếm thị”.

Thư viện Bàn tay khéo léo đang ngày càng phát triển, thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng và xã hội. Mẹ của bé Tài - trẻ khiếm thị đang tham gia sinh hoạt tại Thư viện Bàn tay khéo léo tâm sự: “Tôi đưa con trai từ Nghệ An ra đây học. Kỹ năng đọc của đôi tay con còn hạn chế nhưng bé rất thích học ở đây. Thông qua các hoạt động của thư viện, khả năng xúc giác của con đã được cải thiện rất nhiều. Cảm ơn các cô ở Thư viện Bàn tay khéo léo đã luôn đồng hành cùng con”.

Thư viện Bàn tay khéo léo chính là tấm lòng, tâm huyết của những thầy cô sáng lập. Họ mong muốn đem đến ánh sáng và sự ấm áp cho các em nhỏ chịu thiệt thòi trong cuộc sống, giúp các em ngày một tự tin và hòa nhập với thế giới đang diễn ra xung quanh mình. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN